Trang chủ » Tư vấn »Để có một website hiệu quả» Top 10 sai lầm trong thiết kế website du lịch (P2)

Ngày tạo: 06/03/2017

Top 10 sai lầm trong thiết kế website du lịch (P2)



(... Tiếp theo) Để có thể tối ưu hóa website, mang đến hiệu quả hoạt động cao nhất cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch của mình, quá trình thiết kế website du lịch cần tránh 10 sai lầm cơ bản dưới đây. 

6. Thiếu chức năng OPT - IN Emarketing

Mặc dù đã áp dụng nhiều chiến lược Marketing Online nhưng hiệu quả vẫn không như mong đợi thì rất có thể do bạn đã bỏ qua chức năng OPT - IN Emarketing. Thực tế, một khi người dùng muốn cung cấp thông tin cá nhân của họ cho bạn thì cho thấy, họ thực sự quan tâm đến dịch vụ du lịch mà bạn cung cấp. Nhưng làm thế nào để lấy được thông tin mà họ cung cấp? Đó chính là thông qua tính năng Email Marketing, bạn có thể dễ dàng lấy được thông tin khách hàng mà không hề khiến họ khó chịu hay cảm thấy phiền phức. 



7. Không tích hợp blog vào website

Blog là nơi truyền “cảm hứng bất tận” cho mỗi người dùng bởi ở đó, họ có thể thỏa mãn nhu cầu thông tin nhất. Chẳng hạn, chi phí du lịch bao nhiêu, chuẩn bị gì khi đi du lịch, làm sao để có chuyến du lịch ý nghĩa,… Chính vì vậy, không tích hợp blog vào thiết kế website du lịch là một sai lầm lớn, nhất là khi các website đối thủ không ngừng chia sẻ các câu chuyện, kinh nghiệm đầy thú vị và bổ ích để thu hút và kích thích người dùng. 

Với website du lịch, blog phải thỏa mãn các yếu tố sau:

- Blog được lưu trữ trên website.
- Những bài đăng trên blog hay thôi chưa đủ mà phải có tác dụng truyền cảm hứng cho người đọc để vừa gia tăng thứ hạng website trên kết quả tìm kiếm, vừa kích thích người đọc đặt tour du lịch.
- Tạo mục chia sẻ ý kiến, phản hồi của người dùng để rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng. 



8. Không hiển thị về những đánh giá từ khách hàng

67% người dùng bị ảnh hưởng bởi nhận xét, đánh giá của các khách hàng đi trước, điều này cho thấy phản hồi của khách hàng là rất quan trọng. Mỗi bình luận của khách hàng về dịch vụ mà bạn cung cấp sẽ là một điểm cộng hoặc điểm trừ trong mắt những khách  sau, và nếu họ không tìm thấy những phản hồi này thì dễ nảy sinh tâm lý e ngại, cho rằng dịch vụ của bạn không tốt nên thiếu đi những phản hồi khách quan. Do đó, đừng ngại ngần hiển thị tất cả đánh giá, phản hồi từ khách hàng để củng cố niềm tin cũng như xây dựng và khẳng định thương hiệu.

9. Không có tính năng đặt tour trực tuyến

Xu hướng hiện nay của người dùng là đặt mua sản phẩm, dịch vụ trực tuyến một cách nhanh chóng, gọn lẹ. Ngay cả khi ăn uống, xem phim, họ cũng đặt bàn/đặt món ăn hay đặt vé trực tuyến thì khi sử dụng dịch vụ du lịch cũng không ngoại trừ thói quen này. Nếu thiếu tính năng đặt tour trực tuyến thì dù dịch vụ du lịch của bạn có chất lượng, hấp dẫn đến đâu thì cũng khó thuyết phục họ, nhất là với những người “thời gian là vàng bạc”. 

10. Thiếu hình ảnh minh họa

Song song với nội dung, hình ảnh là minh chứng rõ ràng nhất cho chất lượng dịch vụ mà bạn cung cấp. Nội dung hay mà thiếu đi hình ảnh minh họa thì cũng khó lòng thuyết phục người dùng. Nhưng quan trọng là hình ảnh như thế nào? Các chuyên gia khuyên rằng nên sử dụng hình ảnh chất lượng, do chính đơn vị mình thực hiện thay vì sử dụng các hình ảnh có sẵn trên mạng để tạo sự khác biệt cho website cũng như gia tăng độ tin cậy nơi người dùng. 

Lê Trinh