Trang chủ » Tư vấn »Thiết Kế Website» 8 cách tăng tốc độ tải trang khi thiết kế Website

Ngày tạo: 31/12/2021

8 cách tăng tốc độ tải trang khi thiết kế Website



Người dùng không đủ kiên nhẫn để ở lại trang Web khi nó mất quá nhiều thời gian để tải nội dung và sẽ rời đi để đến trang Web đối thủ của bạn. Do vậy, đừng để vụt mất khách hàng trong khi bản thân bạn có thể cải thiện được điều đó ngay từ khi thiết kế Website. 

1. Giảm kích cỡ của trang



Kích thước của trang Web được đo bằng kilobyte và nó bao gồm đầy đủ các yếu tố chính trên trang như: Hình ảnh, JavaScript, CSS. Khi Website có kích thước càng nhỏ thì tốc độ tải trang sẽ càng nhanh và muốn làm được điều đó bạn cần tránh việc sử dụng các hình ảnh quá nặng hoặc cho hiển thị quá nhiều hình ảnh trên một trang. Điều cần nhớ khi thiết kế Website là hãy dành thời gian để đo đạc chúng bằng cách lưu nó vào mục lưu trữ từ trình duyệt về máy tính rồi click chuột phải để xem thông tin chi tiết. 

Bạn hãy đảm bảo giảm thời gian tải trang xuống còn tối đa 3 giây là được. Ngoại trừ trường hợp bạn cần dùng đồ họa phong phú để thu hút khách hàng, tạo ra doanh thu thì thời gian có thể sẽ cao hơn nhưng cũng không được quá lâu. Lúc này bạn cũng nên cố gắng tìm ra giải pháp để cân đối giữa việc khách hàng rời đi vì thời gian tải quá lâu với khách hàng tiềm năng của bạn. 

2. Sử dụng mạng lưới phân phối nội dung

Nếu khách hàng của bạn trên toàn cầu hoặc đa quốc gia thì hãy cân nhắc đến việc dùng mạng lưới phân phối nội dung. Bởi đây chính là nơi lưu trữ nội dung trên các máy chủ đặt ở nhiều nơi khác nhau, giúp giảm thời gian tải trang hiệu quả. Chẳng hạn, khách hàng của bạn ở Thụy Sĩ sẽ tải cùng dữ liệu với khách hàng ở Mỹ dù rằng máy chủ đặt ở hai quốc gia khác nhau. Nền tảng điện toán đám mây hiện đang được coi là giải pháp tốt nhất và được nhiều người kinh doanh lựa chọn. 



3. Sử dụng bộ nhớ đệm và công nghệ in-memory

Để tránh truy cập vào dữ liệu không cần thiết thì bạn có thể dùng bộ nhớ đệm và bộ nhớ tạm thời. Nhờ có công nghệ này mà bạn có thể lưu trữ được tạm thời một danh mục sản phẩm, thông tin khách hàng và một số dữ liệu khác, từ đó hạn chế việc truy cập vào cơ sở dữ liệu thông qua sử dụng bộ nhớ ram có sẵn trên máy. So với ổ đĩa cứng thì tốc độ truy xuất thông tin trên ram sẽ nhanh hơn gấp cả chục lần, nó giúp cải thiện được hiệu suất tối đa. 

4. Nén dữ liệu

Đây cũng là một giải pháp mà bạn nên cân nhắc khi thiết kế Website. Chỉ cần dùng Gzip hay phần mềm nén để giảm kích thước dữ liệu để gửi đến trình duyệt. Các file nén này sẽ được thực hiện ở phía máy chủ rồi mới đưa cơ sở dữ liệu trở về máy khách hàng. Song, để làm được điều đó bạn cần phải thay đổi cấu hình tệp tin máy chủ. Đồng thời, trước khi thực hiện việc nén dữ liệu hãy đảm bảo chắc chắn rằng khách hàng bạn không dùng các trình duyệt cũ vì nó sẽ không đảm bảo tương thích. 

5. Xác định kích thước hình ảnh



Kích thước hình ảnh hiển thị trên Web có thể làm mất nhiều thời gian để tải trang và tải nhiều ảnh cùng lúc, tuy nhiên nhiều người lại không quan tâm đến vấn đề này mà chỉ chú ý đến chất lượng của hình ảnh. Chính bởi vậy sau khi thiết kế Website xong trang Web trở nên nặng nề, buộc trình duyệt phải tải hình ảnh trước khi tải các thông tin quan trọng khác, kết quả làm người dùng phải tăng thời gian chờ đợi lên gấp nhiều lần. Vậy nên, để tránh xảy ra vấn đề này bạn nên xác định kích thước hình ảnh và xử lý nó trước khi đăng tải lên Web.

6. Tối ưu hoá nền tảng cấu hình

Hiện nay, có những nền tảng thương mại điện tử cho phép tùy chỉnh cấu hình có sẵn để cải thiện tốc độ load của trang Web. Phần lớn các nền tảng này đều đưa ra những tinh chỉnh nhỏ nhưng hiệu quả mà nó mang lại chắc chắn sẽ khiến bạn phải bất ngờ. Chẳng hạn như Magento cho phép hỗ trợ nén file và nhiều cải tiến tốc độ khác mà bạn có thể sử dụng. 

7. Sử dụng ít các “lượt đi vòng” (round trips)

Muốn tăng tốc độ tải trang thì khi thiết kế Website bạn có thể giảm thiểu số lượng các “lượt đi vòng” đến máy chủ bằng cách kết hợp các file cùng nhau. Ví dụ, thay vì truy cập vào nhiều file JavaScript riêng biệt thì ở ngay lần đầu bạn có thể kết hợp nó thành chung một tệp tin rồi truy cập vào máy chủ. Với giải pháp này giúp cho trình duyệt chỉ cần gửi yêu cầu một lần thay vì thực hiện nhiều vòng như cũ, qua đó giảm thời gian tải trang khá nhiều. Hiện nay, có nhiều công cụ, kỹ thuật hỗ trợ bạn áp dụng phương pháp này chẳng hạn như CSS Sprites.

8. Sử dụng các hosting nhanh trên máy chủ



Kích thước của máy chủ lưu ý như ram, ổ cứng, tốc độ CPU sẽ quyết định lượng traffic tối đa mà trang Web của bạn có thể đạt được. Vậy nên, hãy hỏi rõ đơn vị cung cấp hosting về kích thước máy chủ để xác định được khả năng tăng trưởng traffic mà trang Web bạn trong tương lai có thể đạt được là bao nhiêu, đông thời cũng xem xét dung lượng bộ nhớ kỹ lưỡng. 

Cải thiện 8 vấn đề trên khi thiết kế Website chắc chắn bạn sẽ đảm bảo trang Web có tốc độ tải trang nhanh chóng, mang đến trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng khi vào Website. Vậy nên, nếu bạn chưa biết cách thực hiện như thế nào thì hãy liên hệ với công ty Trần Lê ngay hôm nay để được tư vấn và hướng dẫn đầy đủ. 

Thùy Duyên