Trang chủ » Tư vấn »Để có một website hiệu quả» 3 hiệu ứng tâm lý học trong thiết kế website

Ngày tạo: 19/06/2024

3 hiệu ứng tâm lý học trong thiết kế website



Để khai thác tối đa hiệu quả quảng bá thương hiệu và bán hàng của website thì trong quá trình thiết kế, việc đặt mình vào tâm lý của khách hàng là điều quan trọng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách sử dụng 3 hiệu ứng tâm lý hiệu quả nhất trong thiết kế website, giúp bạn tạo nên một giao diện thấu hiểu về khách hàng.

1. Hiệu ứng Serial Position Effect

Hiệu ứng này dựa trên xu hướng tâm lý của khách hàng là ghi nhớ những thông tin đầu tiên và cuối cùng trong danh sách được nhìn thấy, thay vì là những mục xuất hiện ở giữa. Hiệu ứng này bao gồm 2 loại hiệu ứng nhỏ là đầu tiên và gần đây.

+ Hiệu ứng ưu tiên:

Khách hàng luôn có xu hướng ghi nhớ và coi trọng các mục ở đầu danh sách hơn là thông tin ở các vị trí khác. Thông thường, các thông tin đầu tiên được tiếp cận cũng sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn của con người dễ dàng hơn bởi não cần ít năng lượng hơn để xử lý và ghi nhớ các mục đơn lẻ. Khi tiếp cận các mục tiếp theo, bộ nhớ sẽ cần phải xử lý các nhóm mục, từ đó việc ghi nhớ sẽ trở nên khó khăn hơn.

+ Hiệu ứng gần đây: 

Ngược lại với hiệu ứng đầu tiên, hiệu ứng gần đây dựa trên xu hướng ghi nhớ các mục ở cuối danh sách thông tin. Nghĩa là người dùng sẽ ghi nhớ các mục gần đây nhất. Thông tin xuất hiện ở mục này sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ ngắn hạn, tồn tại với khoảng thời gian tối đa 30 giây.

Ví dụ, bạn nhận được danh sách yêu cầu các thực phẩm cần mua, gồm: gồm mì gói, gạo, sữa, dầu ăn, trứng, cà rốt, cà tím, bông cải, cam, quýt… thì thường là khi vào siêu thị, bạn sẽ không nhớ chi tiết danh sách, nhưng thường là sẽ chỉ nhớ có mì, gạo và trái cây là cam, quýt. Điều này có nghĩa là bạn đang bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng vị trí nối tiếp.

Sau khi đã hiểu rõ về hiệu ứng này, chúng ta có thể ứng dụng vào việc thiết kế website bằng cách:

- Ưu tiên thông tin, sản phẩm quan trọng lên đầu website để thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo ấn tượng mạnh ngay từ đầu.

- Xây dựng cấu trúc menu điều hướng: Sắp xếp các tùy chọn mà bạn muốn thu hút click của khách hàng nhiều nhất vào thông tin mong muốn lên đầu (ví dụ: mục “Về chúng tôi”, “sản phẩm và dịch vụ”. Dưới đây là cách bố trí website của Trần Lê theo hiệu ứng này để bạn tham khảo:



– Tối ưu hóa nội dung trang bằng cách xếp nôi dung dựa trên vị trí nối tiếp. Dành phần đầu tiên trên trang website cho ý tưởng chính – sản phẩm/dịch vụ mà website kinh doanh, sau đó kết thúc bằng nút CTA.

 2. Hiệu ứng Von Restorff

Von Restorff là hiệu ứng cô lập, dựa trên xu hướng người dùng sẽ ghi nhớ những điểm nổi bật. Với hiệu ứng này thì khi thiết kế website, sau khi đã trình bày các phần nội dung đồng nhất, chúng ta cần tạo nội dung khác biệt để thu hút được sự chú ý của khách hàng, tạo điểm nhấn cho giao diện. Để áp dụng hiệu ứng này hiệu quả, chúng ta có thể tạo sức hút bởi kích thước chữ, hình ảnh, màu sắc… nổi bật hơn so với các thành phần khác trên trang.



Ví dụ:

- Nhấn mạnh nút CTA: mục tiêu của doanh nghiệp khi thiết kế website là kích thích khách hàng thực hiện hàng động mong muốn. Bằng cách tạo CTA ấn tượng, chúng ta sẽ làm tốt điều này. Bạn có thể kết hợp một hình ảnh phù hợp, câu dẫn, đồng thời tạo sự tương phản nhấp nháy để người dùng click vào.

– Nhấn mạnh các mặt hàng bạn mong muốn bán trước: hãy đặt các sản phẩm mà bạn muốn bán nhất với các điểm sáng nổi bật hơn so với các mặt hàng còn lại, đính kèm nội dung như “Mới nhất”, “bán chạy nhất”, “phổ biến nhất”, “Ưu đãi sốc”,…

3. Hiệu ứng Paradox of Choice

Paradox of Choice là hiệu ứng “nghịch lý lựa chọn”, được phát triển bởi nhà tâm lý học Barry Schwartz. Theo “nghịch lý lựa chọn” thì: “Quá nhiều sự lựa chọn thường dẫn đến do dự và kết quả là giảm doanh số bán hàng”.

Chính vì vậy, để không làm cho người mua đắn đo, mất thời gian và thậm chí là thoát trang thì khi thiết kế website, chúng ta cần ghi nhớ các khuyến nghị sau đây:

- Không lạm dụng việc tạo CTA, đồng nghĩa không tạo quá nhiều nút kêu gọi hàng động. Sự lạm dụng này khiến khách hàng dễ bị tụt cảm xúc và càng trở nên phân vân hơn. 

- Luôn phân trang các hạng mục, bài viết hoặc là dùng nút “tải thêm”, “xem chi tiết” cho các nội dung quá dài hoặc có quá nhiều thành phần.

Trên đây chúng ta vừa cùng tìm hiểu về 3 hiệu ứng tâm lý khách hàng khi thiết kế website. Để được tư vấn thêm, hỗ trợ thiết kế website chuyên nghiệp, thấu hiểu khách hàng nhất… hãy liên hệ với Trần Lê ngay hôm nay.

ĐT