Trang web doanh nghiệp chính là nền tảng cho hầu hết mọi chương trình quảng cáo trực tuyến từ đó bạn có thể phát triển và tiếp cận được với những khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên để khiên khách hàng truy cập trang web thành khách hàng của bạn thì điều đó không phải dễ dàng, nhưng cũng không quá khó khăn nếu bạn biết cách thực hiện. Và nếu muốn thực hiện được điều này chúng tôi mời các bạn tham khảo 15 bước thiết kế website để biến người truy cập thành khách hàng của Alex Blyth trong Tiếp Thị Trực Tuyến Thông Minh với những quan điểm và chỉ dẫn thiết thực nhất
Cách đây không lâu, doanh nghiệp kinh doanh không nhất thiết phải có trang web riêng. Đến cuối thập niên 1990 nhiều doanh nghiệp vẫn còn nghĩ trang web giống như trò chơi máy tính vậy, nó hoàn toàn không phải là một sự đầu tư nghiêm túc cho hoạt động tiếp thị.
Nhưng vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp đã nhanh chóng thay đổi quan điểm này và đến giờ thật khó để tìm thấy những công ty nào lại không có trang web riêng, nhưng khi nhận thức được điều này thì họ lại ứng dụng nó một cách chậm chạm
Có thể thấy những trang web hiện nay tiến xa hơn một bước, không còn những trang web đơn giản bao gồm những nội dung chữ dài ngoằn, không gây được sự thu hút. Hệ thống những quy định hiện nay đã khuyến khích các doanh nghiệp thiết lập những trang web dễ đọc hơn. Thậm chí một số doanh nghiệp còn nhận thấy phải đưa số điện thoại vào tất cả những trang nội dung – một việc mà lâu nay họ chưa từng làm
Đến năm 2005 một số công ty lại nghĩ rằng họ làm như vậy là quá đủ và không làm gì thêm nữa. Có lẽ vì những ưu tiên khác nên họ đã bắt đầu rút ra khỏi lĩnh vực này, cũng có thể do họ không nhận được những phàn nàn của khách hàng nữa nên họ cho rằng mọi việc đã ổn. Và vì bất kỳ một lý do gì chăng nữa thì những công ty không làm gì cho trang web của mình nên họ đã để tuột mất rất nhiều những cơ hội
Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao phải xây dựng một trang web phù hợp? Trước hết, đó có thể là mặt tiền của doanh nghiệp. Đối với các trang web, tỷ lệ chuyển đổi từ người truy cập trở thành người mua hàng dao động trong khoảng 5%. Nếu bạn quản lý một cửa hàng với tỷ lệ chuyển đổi là 5% như vậy bạn có thể bạn sẽ vô cùng lo lắng, với những cửa hàng truyền thống thì tỉ lệ chuyển đổi này là 90%
Trong thế giới trực tuyến, hầu hết những doanh nghiệp có xu hướng phản ứng lại hiện tượng này bằng cách dành thêm tiền để quảng cáo google trang web của họ, và để thu hút thêm người truy cập thấp hơn chi phí để giải quyết vấn đề này. Nhưng bản thân khách hàng đang ngày càng phớt lờ đi các phương pháp tiếp thị trực tuyến và vì thế mà việc thu hút khách hàng truy cập trang lại trở nên khiêm tốn hơn bao giờ hết.. Do đó trong rất nhiều những trường hợp, việc lựa chọn giải pháp đánh bóng lại cửa hàng sẽ là khôn ngoan hơn rất nhiều để làm cho trang web của bạn có thể trở nên hiệu quả nhất
Thậm chí nếu không chủ động bán hàng qua mạng, bạn nên cân nhắc vai trò của trang web đối với việc nghiên cứu hành vi mua hàng của khách. Như kết quả của một cuộc thăm dò ý kiến trực tuyến tại Mỹ thì có hơn 36% sử dụng trang web để có thể thu thập thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty mà họ sắp giao dịch.
Xét ở một gốc độ hay khía cạnh nào đó thì đây là phương pháp chính để họ tự tìm hiểu trước khi mua hàng còn quan trọng hơn là những hoạt động bán hàng trực tiếp, truyền thông, những lần khách hàng gọi điện đến công ty hay những lời giới thiệu của bạn bè thông qua mạng xã hội
Vì vậy bạn không nên tin vào nghiên cứu thị trường, hãy nghĩ đến những lần gần nhất mà bạn đã mua những món hàng lớn và không phải vì thói quen cho dù với tư cách là tiêu dùng cá nhân hay tổ chức. Đã bao lần bạn tham khảo trang web của công ty trước khi mua hàng? Có thể bạn không còn nhớ nỗi những lần bạn truy cập trang web của công ty đó
Chúng ta đã trở nên quá quen thuộc với việc kiểm tra của doanh nghiệp tới mức đó như một phản xạ bản năng. Bạn chỉ cần nhìn qua là có thể biết được trang web đó có trông tin cậy hay không hay có khi cần đến vài giờ để bạn có thể truy cập trang web đó
Dù với cách nào đi nữa thì bài học rõ ràng nhất là nếu trước tiên bạn không dành thời gian và tiền của để tạo một trang web có chất lượng thì bạn cũng chẳng cần phải đầu tư thời gian và tiền bạc để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp làm gì
Vậy nhà tiếp thị cần phải làm gì để có thể cải thiện được trang web của mình? Điều này còn phụ thuộc vào việc bạn đã làm được những gì và mức độ đòi hỏi của khách hàng đến đâu. Và sau đâylà 15 bước cần thiết thiết lập trang web để biến người truy cập thành khách hàng của Alex Blyth trong Tiếp Thị Trực Tuyến Thông Minh với những kinh nghiệm và chiêu thực tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn website của mình thu hút được lượng khách hàng lớn, biến suy nghĩ của họ thành hành động
1. Xác định mục tiêu
Chẳng có mấy trang web của doanh nghiệp được tính toán một cách hợp lý, doanh nghiệp thường thấy cần trang web để giống như đối thủ và vì những người khác cũng vậy hoặc họ muốn được xem là những người tiên phong biết lo xa trong kỉ nguyên kỹ thuật số. Nhà tiếp thị của những doanh nghiệp này cũng chẳng mấy khi dành thời gian suy nghĩ xem tại sao họ cần trang web và muốn gặt hái được gì với nó. Và kết quả là hầu hết những trang web đều không mang lại cho người truy cập những gì mà họ mong đợi
Hãy luôn bắt đầu bằng một chiến lược cụ thể cho trang web của mình, bất kể bạn đang tạo một trang web mới hay một chỉnh đốn trang web hiện có hoặc dù trang web của bạn chi để quảng cao với vài trang nội dung hay là cả một cơ chế thương mại điện tử đồ sộ, bạn cũng nên xác định rõ mục tiêu của bạn muốn đạt được là gì
Có thể trang web sẽ giúp biến đổi lượng người truy cập mà bạn có được nhờ những hoạt động tiếp thị, nhưng cụ thể điều đó là gì? Bạn có muốn họ mua hàng trên trang web hay không?...Bất kể những biến đổi đó như thế nào thì ngay từ đầu bạn đã xác định được đích rõ ràng bạn sẽ cơ cơ hội thành công hơn khi thiết lập một trang web cho doanh nghiêp
Tuy nhiên bên cạnh đó bạn nên tránh việc tạo ra một trang web chỉ nói về công ty mình, bạn muốn trang web đạt được những mục tiêu nào đó lại đòi hỏi sự tham gia của người khác, vậy nên hãy suy nghĩ về người khác. Họ là ai vì sao lại truy cập trang web của bạn? hoặc hơn thế nữa, trực tiếp đi hỏi họ xem. Hãy cho họ những gì họ cần và rất có thể họ sẽ mang lại những gì mà bạn cần
2. Thiết kế cấu trúc trang web
Một khi bạn đã biết rõ mục tiêu cũng như biết khách hàng cần gì, bạn sẽ có một thiết kế cấu trúc cho trang web của đơn vị mình. Ngay từ khi trang chủ của bạn hãy cho người truy cập vài lựa chọn, và từ trang tiếp theo của tầng thứ hai họ có thể đi sâu tiếp
Nếu khách hàng phải nhìn vào đến trang thứ ba mới có thể thấy thông tin thì họ sẽ mất sự tập trung và nếu cần đến trang thứ tư thì họ có thể rời khỏi rang web của bạn
Để có được một cấu trúc trang web phù hợp có thể rất mất thời gian nhưng điều đó là cần thiết – hãy tạo ra một cấu trúc có logic và cung cấp khách hàng những thông tin họ cần như vậy bạn đã có được mộ trang web hiệu quả
3. Chọn tên miền
Bước tiếp theo mà bạn nên làm đó chính là tạo ra một nội dung cho trang web, khởi đầu bằng tên miền của mình. Nếu đã có một tên miền được nhiều người biết đến, bạn hãy giữ tên miền ấy lại và trừ khi đó là một cái tên rất tệ. Ngược lại nếu bạn chưa có gì thì hãy dành thời gian để suy nghĩ về vài tên miền phù hợp. Bạn cần chắc chắn rằng tên miền của bạn mô tả được ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và dễ nhớ
4. Lập danh mục từ khóa ban đầu
Thiết kế trang web thì bạn nên nghĩ ngay đến công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm điều phụ thuộc vào từ khóa và các cụm từ để xác định được trang web và đường dẫn đến các trang web đó. Chính vì thế bạn hãy lập ra một danh mục những từ khóa va cụm từ quan trọng cho công ty của bạn. Hãy cố sử dụng những từ hay cụm từ đó khi viết nội dung cũng như đặt tên các trang trong. Điều này sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả trang web của công ty
3. Soạn lời lẽ cho nó
Bắt tay vào việc soạn câu chữ, bạn có thể thuê người viết như một số công ty vẫn hay bạn cũng có thể tự thực hiện được và nên nhớ rằng càng ít thì lại càng tốt. Nội dung giới thiệu về công ty hiệu quả là luôn đi thẳng vào vấn đề và điều này đặc biệt đúng với nội dung của trang web. Sử dụng càng ít từ càng tốt. Tránh việc viết những đoạn văn dài dằng dặt và hãy chia nhỏ nó ra. Nên thu hút người đọc bằng những tiêu đề và câu mở đầu hấp dẫn
6. Cân nhắc sử dụng đa truyền thông phương tiện
Bạn nên nhớ rằng nội dung của trang web không nhất thiết là phải sử dụng từ ngữ. Ngày nay đường truyền thông rộng phổ biến tạo thuận lợi cho các trang web biết tận dụng hình ảnh cũng như âm thanh
Phương thức truyền thông đa phương tiện này hấp dẫn người truy cập hơn các định dạng văn bản đơn điệu và cho phép bạn đưa sản phẩm hay con người đến với cuộc sống. Đó là cách trình bày sản phẩm của doanh nghiệp theo cách mà người tiêu dùng có thể hiểu về nó. Hoặc cũng có thể tìm hiểu xem người quản lý quan hệ khách hàng có thể môt tả về công việc của người đó như thế nào
Nếu bạn vận dụng bất cứ thành phần nào của truyền thông đa phương tiện, hãy đảm bảo rằng khách hàng có thể truy cập chúng nhanh chóng và dễ dàng như xem văn bản. Nếu bạn khiến nó phức tạp thì khách hàng sẽ không muốn xem nữa.
Chính vì thế bạn hãy làm thế nào cho đúng và đó có thể là công cụ giá trị khiến cho khách hàng có thể ở lại trên trang của bạn lâu hơn, truy cập thường xuyên hơn và khiến cho người truy cập trở thành khách mua hàng hơn.
Những chuyên gia dự đoán rằng, trong tương lai những trang web sẽ giống như những chiếc tivi hơn là sách báo
7. Cho phép người sử dụng tạo ra nội dung
Công nghệ đã phát triển đến mức người truy cập có thể thay đổi nội dung truyền thông đa phương tiện. Và họ cũng có thể tự tạo ra nội dung ( chẳng hạn như họ có thể nêu lên ý kiến của họ trên trang web của bạn). Nếu biết áp dụng một các phù hợp, nó có thể không chỉ làm cho trang web không chỉ là nơi có thể tìm kiếm thông tin mà nó còn là một ngôi nhà trực tuyến của chính người truy cập, là nơi mà họ thật sự quan tâm đến
8. Thiết lập hệ thống quản lý nội dung
Khi bạn đã tạo được nội dung hay thiết lập hệ thống cho phép người truy cập tạo nội dung trên trang web – bạn cần nghĩ đến cách quản lý nội dung được tạo ra, nếu không trang web của bạn rất nhanh chóng bị lỗi thời và kém chất lượng
Hãy đảm bảo là trước hết bạn có một hệ thống quản trị (back – end) để sử dụng để truy cập trang web và kế đến phải có một nhóm người cập nhật nội dung thường xuyên và thành thạo
9. Xác định lại nội dung trang web
Blog, truyền thông xã hội và quan hệ công chúng trực tuyến để quảng cáo web và doanh nghiệp của bạn…tất cả những nội dung này đòi hỏi lượng lớn những nội dung có chất lượng cao. Vì vậy bạn sẽ tiết kiệm được thời gian trong tương lai nếu biết phát triển những nội dung trang web có thể tái sử dụng lại làm bài viết cho blog hay các bài tham luận…
10. Truyền tải thương hiệu
Khi bạn đã có được nội dung bạn cần xem xét đến giao diện và cảm nhận về trang web của mình. Mọi người đều có thể soạn một nội dung nào đấy, song nội dung của web không chỉ là một lựa chọn. Không ít người có thể thiết kế web hay lập trình web vì vậy chắc chắn bạn cần phải thuê chuyên gia cho việc này
Điều quan trọng là bạn cần phải hiểu được nguyên tắc của một bản thiết kế tốt và đặt ra yêu cầu và làm việc với người thiết kế. Điều đầu tiên bạn cần biết đó chính là trang web phải phản ánh được thương hiệu của bạn. Không chỉ đơn thuần là việc dừng lại ở việc thiết kế logo, chuyên trang cũng như những hình ảnh của bạn phải thật bắt mắt và thiết thực, đặc biệt mang đúng những gì mà thương hiệu của bạn đang thể hiện
Việc lựa chọn người thiết kế và lập trình web cũng ảnh hưởng rất lơn đến thành công của tràn web, chính và thế bạn nên lựa chọn thật cẩn trọng. Bạn cũng có thể tham khảo những sản phẩm mà họ đã thực hiện có phù hợp với thương hiệu cũng như mục đích của mình hay không
Bạn cũng không nên phụ thuộc quá nhiều vào người thiết kế và người lập trình nếu bạn muốn cập nhật trang web của mình sau này. Bạn cũng cần thống nhất với họ về cách thức tối ưu hóa kết quả tìm kiếm đối với trang web, cách trang web được bảo mật và lưu trữ. Đừng ngần ngại yêu cầu họ thay đổi thiết kế ban đầu và cũng nên cẩn thận với những cụm từ kỹ thuật
Điểm quan trọng nhất là bạn nên tìm người thiết kế và lập trình web mà bạn thấy ăn ý nhất và hiểu rõ mục đích kinh doanh của bạn
11. Đơn giản hóa, đơn giản hóa và đơn giản hóa
Người thiết kế lẽ đương nhiên họ thích thiết kế, người viết web họ cũng thích viết web, được làm công việc mà mình yêu thích thì không còn gì tuyệt vời hơn nhưng đôi khi bạn cũng đi quá xa, và thiết kế, viết web cũng không ngoại lệ
Cần tránh những thiết kế có tính cầu kỳ và vô bổ cho các trang web chỉ đơn giản vì họ thích như thế chứ không phải vì bất cứ lý do nào, và lúc này tính năng đó thật sự không cần thiết. Bạn hãy luôn hỏi xem mỗi hình ảnh cũng như tính năng đó có thể giúp ít gì cho bạn, nếu không bạn có thể bỏ đi
Hãy luôn hướng đến việc đơn giản hóa, phải làm cho người truy cập có thể dễ dàng tìm kiếm thong tin, đảm bảo được một cơ chế luân chuyển dễ dàng nhất. Phải đảm bải rằng chỉ cần một cái click chuột là khách hàng có thể truy cập về trang chủ, và các đường link phải được đổi màu khi được chọn
So sánh trang web của bạn với những đối thủ là việc bạn nên làm, người ta thường đánh giá cao những thiết kế tương tự, do vậy bạn cần đảm bảo trang web của bạn không có điểm nào khác biệt đến mức có thể làm giảm giá trị của tính độc đáo và đặc biệt trong thông điệp bạn muốn chuyển tải
12. Giữ cho trang web thật dễ dàng truy cập
Hãy đảm bảo là mọi người (kể cả những người khuyết tật) cũng có thể dễ dàng truy cập trang web của bạn. Điều này không chỉ cần thiết mà còn tạo thêm ý nghĩa của doanh nghiệp. Chỉ cần với một vài điều chỉnh nhỏ bạn có thể tăng đáng kể lượng khách truy cập được trang web của mình
13. Thu thập phản hồi của khách hàng
Trước khi bạn hoàn thành việc chỉnh sửa trang web, bạn nên tiến hành vài thứ nghiệm nghiêm ngặt. Bạn có thể bắt đầu với chính mình cũng như với những đồng nghiệp kiểm tra mội liên kết đều có thể chạy tốt, mọi nội dung đều hoàn chỉnh và cuối cùng bạn mới tham khảo ý kiến của khách hàng
Đừng quá chủ quan khi nghĩ bạn cũng như những đồng nghiệp của bạn có thẻ hiểu được trong tiếp thị trực tuyến khách hàng đang cần gì. Cùng chúng tôi tìm hiểu ví dụ sau đây chắc chắn bạn sẽ thay đổi ý định
Khi hãng Wickey xây dựng trang web mới, họ đã đưa ra 5 yêu cầu khác nhau cho một trang đăng ký và lấy ý kiến của 500 nhà tiếp thị. Tất cả đều được hỏi khách hàng sẽ thích mẫu nào, khi thu được kết quả và so sánh với kết quả thực tế từ khách hàng, chỉ 4,6% các nhà tiếp thị trực tuyến đoán đúng
14. Bắt đầu thử nghiệm với người dùng
Người ta làn gì trên trang web sẽ khác rất nhiều so với những gì họ nói mình sẽ làm, do đó khi hỏi khách hàng nghĩ gì về trang web, bạn cũng nên quan sát họ dùng nó như thế nào.
Bạn cũng có thể bắt đầu với việc sử dụng Google Analyics – một công cụ miễn phí giúp bạn biết được lược truy cập trên trang của mình, hành trình trải nghiệm của họ trên trang web và nhiều thông tin khác nữa.
Tiếp đến bạn hãy sử dụng những công cụ ít tốn kém như Silverbalck cho phép bạn chụp màn hình và cải tiến trang web từ công cụ này. Nếu bạn không ngần ngại chi phí bạn cũng có thể sử dụng những công cụ đắt tiền trên thị trường nó có thể giúp bạn giảm sát mọi hành vi và phân tích tâm lý của người dùng để xem những điểm nào đang thu hút họ.
Hay nó cũng có thể giúp bạn thực hiện hàng loạt những thử nghiệm đa biến để có thể đánh giá được những thay đổi nhỏ nhất về thiết kế trang web có tác động như thế nào đến chuyển đổi tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) (được hiểu là tỷ lệ khách hàng thực hiện một hành vi sau khi xem / nhấp chuột vào mẫu quảng cáo, và hành vi đó có thể là mua hàng / điền vào form qua mạng…)
15. Điều chỉnh trang web cho phù hợp
Dù bạn làm gì thì cũng đừng nên bỏ qua những thứ mà bạn đã gây dựng nên khiến cho nó dần phai nhạt và rơi vào lãng quên. Bạn cần phải làm cho trang web của bạn mới mẻ về nội dung và nên sử dụng những kết quả thí nghiệm và những phân tích về người dùng để có thể liên tục điều chỉnh trang web, đem lại cho người dùng những cái họ cần một cách hiệu quả hơn và từ đó cải thiện tỷ lệ chuyển đổi
YN (theo Alex Blyth - Tiếp Thị Trực Tuyến Thông Minh)
Hãy để chúng tôi tư vấn giúp bạn một giải pháp hiệu quả,
tiết kiệm nhất!
Hãy gọi ngay cho chúng tôi
0917 377 999
Liên hệ qua mail