Kiến trúc mà bạn chọn để bố trí hệ mạng là quyết định cực kỳ quan trọng khi thiết lập một mạng cục bộ. Kiến trúc này xác định tốc độ mạng, cơ thể kiểm soát truy cập môi trường mà nó sử dụng, loại cáp, loại giao diện mạng bạn phải mua và trình điều khiển của nó bạn cài đặt trong phần mềm máy con mạng.
Viện kỹ thuật diện và điện tử (IEEE: Institute of Electrical and Electronic Engineers) đã định nghĩa và cho ra văn bản bộ tiêu chuẩn các đặc tính vật lý của mạng dò xung đột lẫn truyền mã thông báo. Những tiêu chuẩn này được biệt như IEEE 802.3 (Ethernet) và IEEE 802.5 (Token – Ring), IEEE 902.11 (Wi-Fi) xác định là phiên bản không dây của Ethernet.
Ghi chú:
Tuy nhiên cần nhận biết là tên gọi Ethernet và Token-Ring thực sự nói đến các phiên bản trước đó, những kiến trúc này dựa vào các tiêu chuẩn IEEE. Sự khác biệt nhỏ tồn tại giữa các định nghĩa khung cho Ethernet và IEEE 802.3. Trong thuật ngũ tiêu chuẩn, sản phẩm Token-Ring 16Mbps của IBM là một sự phát triển của tiêu chuẩn IEEE 802.5. Những cài đặt Token-Ring mới rất hiếm ngày nay và không được đề cặp ở đây.
Lựa chọn phổ biến nhất hiện nay cho hệ mạng là Ethernet (cả có dây lẫn không dây). Hiếm hoi, có thể thấy Token – Ring hay ARCnet trong một số lắp đặt cũ. Kiến trúc liên kết dữ liệu mạng mà bạn có thể gặp được tóm tắt trong bảng 17.2. Chữ viết tắt được sử dụng cho các loại cáp được giải thích trong phần sau.
Bảng 17.2. Tóm tắt kiến trúc LAN
Ethernet có dâyVới hàng chục triệu máy được kết nối nhờ card Ethernet và cáp, Ethernet là giao thức lớp kết nối dữ liệu được dùng rộng rãi nhất trên thế giới. Bạn có thể mua card Ethernet từ hàng tá nhà sản xuất cạnh tranh và phần lớn hệ thống bán ra trong thập kỷ qua đều kết hợp một hay nhiều cổng Ethernet. Card cũ hỗ trợ một, hay hai ba loại cáp được xác định trong tiêu chuẩn cáp đồng trục đường kính 0.2 inch (Thinnet), cáp đồng trục đường kính 0.4inch (Thicknet), cáp xoắn đôi không bọc (UTP: unshielded twisted pair). Các card hiện nay chỉ hỗ trợ UTP Ethernet thông thường hoạt động ở tốc độ 10Mbps, nhưng nhiều tiêu chuẩn gần đây đẩy tốc độ này lên tới 100Mbps (Fas Ethernet) hay 1.000Mbps (Gigabit Ethernet). Hầu hết máy tính để bàn và máy tính xách tay đều kết hợp Gigabit Ethernet. Trong thương lai chúng ta có thể sẽ thấy 10 Gigabit Ethernet (cũng được biết như 10G Ethernet) trên các máy tính. Ethernet 10G chạy ở tốc độ 10.000Mbps, được dùng chủ yếu cho các trung tâm dữ liệu lớn và các máy chủ.
Ghi chú:Trong suốt phần còn lại của chương này, cần biết là phần đề cặp các phương thức Ethernet cũ hơn (như những cái dùng với Thicknet hay Thinnet) cũng như các mạng khác (như Token-Ring) chỉ mang tính tham khảo. Bạn thường gặp những công nghệ này chỉ khi làm việc với mạng cũ còn tồn tại. Mạng mới ngày nay dùng Gigabit, Fasst hay Wireless Ethernet.
Fast EthernetFast Ethernet yêu cầu thiết bị điều hợp mạng, hub, switch, cáp UTP hay cáp quang hỗ trợ tốc độ cao. Một số sản phẩm Fast Ethernet đầu tiên chỉ hỗ trợ 100Mbps, nhưng hầu như tất cả sản phẩm Fast Ethernet hiện thời là những thiết bị kết hợp chạy cả tốc độ 10Mbps lẫn 100Mbps, tương thích được với phần cứng Ethernet 10Mbps cũ.
Ghi chú:Một số đặc điểm kỹ thuật cho biết Fast Ethernet hỗ trợ 200Mbps. Điều này là do nó thông thường chạy ở chế độ song công (gửi/ nhận dữ liệu đồng thời), co nó tốc độ hiệu quả 200Mbps với hai hướng được kết hợp. Cũng vậy, băng thông ở bất kỳ hướng nào vẫn giữ nguyên 100Mbps. Hoạt động song công yêu cầu tất cả phần cứng trong kết nối này, bao gồm thiết bị điều hợp và các switch, có khả năng chạy song công và được cấu hình để chạy song công (hay tự động phát hiện các tín hiệu song công).
Cả hai hình thức Fast Ethernet (100BASE-TX) và Ethernet 10BASE-T phổ biến nhất dùng hai trong bốn cặp dây trong cáp UTP Category 5. (Những cặp dây này có trong cáp CAT 5e, CAT6 và CAT 7.) Một tiêu chuẩn Fast Ethernet khác gọi là 1000BASE-T4 sử dụng hết bốn cặp trong cáp UTP Category 5, nhưng tiêu chuẩn Fast Ethernet này không bao giờ thông dụng và hiếm thấy ngày nay.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller