Khi tiếp cận với việc làm SEO, chắc hẳn bạn sẽ không ít lần nghe qua cụm từ thẻ heading “thần thánh”. Thực tế, đây là thẻ được sử dụng rất phổ biến và được các SEOer sử dụng một cách thường xuyên. Trong nội dung dưới đây, hãy cùng tìm hiểu thẻ heading là gì và đâu là bí quyết giúp tối ưu thẻ này một cách hiệu quả nhất nhé!
1. Tổng quan về thẻ heading
1.1. Khái niệm về thẻ heading
Thẻ heading là thẻ được sử dụng để thể hiện ý chính của một đoạn văn, bài viết hoặc chủ đề nào đó về mặt nội dung. Bên cạnh đó, nó cũng thường được dùng để khái quát về từ khóa mà các SEOer đang hướng đến, từ đó giúp tối ưu website và mang lại hiệu quả cho việc làm SEO.
Khi làm SEO, sẽ có 6 loại thẻ heading mà các SEOer có thể sử dụng và được đánh số từ H1 cho đến H6. Không giống như quy luật toán học thông thường, thẻ heading có số càng nhỏ thì lại càng cho thấy mức độ quan trọng cao hơn. Cũng chính vì vậy, các thẻ H1, H2 và H3 sẽ được sử dụng nhiều nhất trong một trang web.
1.2. Phân biệt thẻ tittle và thẻ heading
Không ít người vẫn còn nhầm lẫn giữa thẻ heading và thẻ title, trong khi đây lại là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Cụ thể, thẻ title là “tiêu đề” của một bài viết và chỉ có một thẻ duy nhất được sử dụng trong suốt bài viết. Trong khi đó, thẻ heading sẽ là “tiêu đề” của các nội dung trong bài viết và sẽ có nhiều thẻ được sử dụng.
Tuy nhiên, hầu như mọi người đều gọi cả hai thẻ này là “tiêu đề” và cũng chính vì lý do này, các lập trình viên cũng dần quên đi và đặt nội dung của hai thẻ này mặc định tương đương nhau.
1.3. Thẻ heading có vai trò gì?
Thực tế cho thấy nếu một bài viết được trình bày với một phông và cỡ chữ duy nhất, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự khác biệt giữa các đoạn nội dung sẽ gây nhàm chán và khó thu hút người dùng. Chính vì thế, thẻ heading đã ra đời và được sử dụng ngày càng phổ biến trên hầu hết các trang web, như một cách thức giúp phân định nội dung hết sức hiệu quả.
Hiện tại, việc tối ưu thẻ H1 với từ khóa chính được xem là việc bắt buộc khi làm SEO. Khi đó, không chỉ độc giả mà ngay cả các công cụ tìm kiếm cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc nhận biết chủ đề mà bạn đề cập. Đây là thẻ giữ nhiệm vụ tóm tắt toàn bộ nội dung của cả trang, để người đọc có thể hiểu được bài viết đang hướng đến điều gì.
Tương tự, một số thẻ heading khác cũng có vai trò quan trọng như:
- Thẻ H2: đây là thẻ sẽ chứa đoạn mô tả ngắn về nội dung chính yếu của toàn bộ bài viết, giữ vai trò bổ trợ và làm rõ ý mà thẻ H1 muốn thể hiện. Thông thường, mỗi bài viết sẽ chỉ có 1 thẻ H1 nhưng với H2 thì được khuyến khích từ 3 đến 5.
- Thẻ H3: cũng tương tự như thẻ H2, thẻ H3 sẽ được sử dụng để bổ sung ý cho thẻ H2 và mô tả một cách rõ ràng, chi tiết hơn về mặt nội dung. Với sự góp mặt của thẻ H3, bài viết sẽ có chiều sâu và chi tiết hơn rất nhiều.
- Thẻ H4: thường được sử dụng để mô tả về các sản phẩm, dịch vụ không liên quan đến nội dung chính của bài viết.
- Thẻ H5 và H6: mối liên quan của các thẻ này đối với nội dung chính là không nhiều, chúng thường được sử dụng để bổ trợ và giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin hơn.
2. Bí quyết giúp tối ưu thẻ heading hiệu quả nhất
Có thể thấy rằng, việc sử dụng các thẻ heading nhằm gia tăng hiệu quả của việc làm SEO là rất cần thiết. Khi tối ưu các thẻ heading, bạn cần một số lưu ý sau:
- Thẻ H1: đưa từ khóa chính vào và nội dùng có thể khác hoặc trùng với thẻ title. Tốt nhất, mỗi trang chỉ nên có một thẻ H1 mà thôi và chúng cần phải bổ trợ cho nội dung của thẻ title cũng như meta description.
- Thẻ H2: với những bài viết có lượng từ khoảng 1000 đến 2000 thì bạn nên chèn khoảng 2 đến 4 thẻ H2, còn với bài từ 3000 đến 5000 từ thì bạn nên tăng lên khoảng 5 đến 6 thẻ H2. Lời khuyên dành cho bạn là không nên đưa từ khóa vào các thẻ này, bởi việc này có thể gây nhàm chán cho người đọc.
- Thẻ H3: cần thể hiện nội dung có phần chi tiết hơn so với thẻ H2, số lượng có thể tùy thuộc vào từng bài viết cụ thể và có thể gấp đôi hoặc gấp ba so với tổng số thẻ H2 trong bài viết.
- Thẻ H4, H5 và H6: chỉ nên sử dụng các thẻ này khi thực sự cần thiết mà thôi, thường là các bài viết có lượng nội dung lớn và cần chia nội dung thành nhiều tầng nhiều lớp khác nhau. Tất nhiên, nếu bạn không dùng đến chúng thì cũng chẳng sao cả, nhưng hãy cố gắng thể hiện bố cục bài viết một cách rõ ràng nhất có thể.
Như vậy là bạn đã hiểu rõ hơn về thẻ heading trong SEO cũng như bí quyết tối ưu các thẻ này rồi đấy, hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ thực sự hữu ích và đạt được thành công trong những chiến dịch của mình.
Thùy Duyên