Trang chủ » Tư vấn »Thủ thuật làm SEO» Cập nhật những tiêu chí xếp hạng Website của Google

Ngày tạo: 17/07/2020

Cập nhật những tiêu chí xếp hạng Website của Google



Google liên tục thay đổi các thuật toán và đưa ra tiêu chí đánh giá xếp hạng trang Web trên công cụ tìm kiếm của mình. Đó là lý do vì sao muốn chiến lược SEO của mình hiệu quả các SEOer phải nắm rõ những tiêu chí xếp hạng đó. Trong bài viết này, chúng tôi cập nhật một số tiêu chí quan trọng mà Google qua tâm khi đánh giá Website. Tham khảo ngay để tránh bỏ sót những tiêu chí này bạn nhé!

1. Lịch sử tên miền



Tiêu chí đầu tiên mà Google quan tâm chính là tuổi đời của tên miền. Để SEO hiệu quả thì tuổi đời của tên miền phải từ 6 tháng tuổi trở lên. Như vậy, có nghĩa là tên miền có lịch sử càng lâu thì càng có lợi cho việc làm SEO. 

2. Từ khóa xuất hiện trong tên miền

Nhiều người thường chọn tên miền theo sở thích mà chẳng có chút liên quan nào đến sản phẩm, dịch vụ mà mình kinh doanh. Trong khi đó, thực tế chỉ ra rằng từ khóa mục tiêu xuất hiện trong tên miền chính là một tín hiệu để thu hút người dùng và cũng là tiêu chí để đánh giá thứ hạng của trang Web.

3. Tên miền bắt đầu bằng từ khóa chính

Khi tên miền bắt đầu bằng từ khóa chính sẽ tăng lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với tên miền không có chứa từ khóa hoặc vị trí từ khóa nằm ở giữa, cuối tên miền.

4. Từ khóa trong thẻ tiêu đề - Title tag



Title tag có mục đích mô tả chính xác về nội dung của trang. Google cũng sử dụng nó để hiển thị tiêu đề trong kết quả tìm kiếm. Vậy nên, muốn làm SEO hiệu quả bạn không nên bỏ qua tiêu chí này. Lý tưởng nhất là đặt từ khóa ở đầu thẻ tiêu đề. Tối ưu hóa được điều đó sẽ giúp Website xếp hạng tốt hơn so với việc đặt từ khóa ở cuối tiêu đề. 

5. Từ khóa trong thẻ mô tả meta - Description tag

Thẻ mô tả vẫn luôn là đề tài được các chuyên gia SEO bàn luận nhiều. Nó cũng quan trọng không kém so với tiêu đề của trang, ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định click chuột vào trang kết quả tìm kiếm. Xây dựng thẻ mô tả có chứa từ khóa là tiêu chí quan trọng để Google đánh giá xếp hạng và cũng để người dùng dễ dàng nhận biết nội dung mà bạn muốn đề cập đến.

6. Từ khóa trong thẻ H1

H1 là thẻ mô tả nội dung của trang. Tương tự như tiêu đề, mô tả, việc đặt từ khóa ngay đầu của thẻ H1 sẽ đem lại hiệu và được Google đánh giá cao. 

7. Sử dụng từ khóa chính xác ít nhất một lần trong trang

Thời gian gần đây Google đã minh chứng cho việc sử dụng từ khóa chính xác xuất hiện ít nhất một lần trong nội dung chắc chắn sẽ giúp từ khóa cụ thể lên top hiệu quả. Song, vấn đề này còn tùy thuộc vào độ dài của bài viết như thế nào mà người làm SEO phân bổ từ khóa cho phù hợp. Tốt nhất nên đặt từ khóa chính ở đầu phần mở bài, giữa nội dung bài và trong phần kết luận. Tỷ lệ từ 2 đến 4% là hiệu quả nhất, tuyệt đối không để số lần xuất hiện từ khóa chính vượt quá 15 lần. 

8. Chiều dài của Content 



Nội dung không mang lại giá trị cho người dùng, nội dung không đáp ứng được những thông tin cơ bản cho người dùng thì chắc chắn sẽ không thể nào đem lại hiệu quả làm SEO được. Tiêu chí mới nhất của Google chỉ ra rằng, bạn có thể cập nhật nhiều khía cạnh trong một chủ đề khác nhau. Đừng e ngại chia sẻ các thông tin hữu ích cho người dùng. Hãy bổ sung thêm phần mục lục, tóm tắt ở phần đầu bài để độc giả có cái nhìn tổng quan về nội dung trước khi theo dõi nội dung bài viết phía dưới. 

9. Nội dung trùng lặp

Nội dung trùng lặp, nội dung tương tự với những trang Web khác có thể gây tổn hại đến Website và thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Vậy nên, hãy nhớ không sao chép nội dung, đảm bảo nội dung trên từng trang phải là duy nhất. 

10. Tối ưu hóa hình ảnh

Chú trọng văn bản không là chưa đủ, bạn còn phải tối ưu hình ảnh để gửi tín hiệu đến cho công cụ tìm kiếm. Những giải pháp tối ưu hình ảnh hiệu quả đó là sử dụng thuộc tính alt, chú thích hình, mô tả cho hình ảnh.

11. Liên kết ngoài (outbound link)



Liên kết ngoài đến trang với độ tin cậy cao sẽ mang lại tín hiệu khả quan cho thứ hạng của Website mà bạn đang sở hữu. Đó là yếu tố tạo niềm tin với công cụ Google. Dĩ nhiên, bạn cũng đừng lạm dụng liên kết bên ngoài quá nhiều vì như vậy sẽ giảm khả năng xếp hạng của công cụ tìm kiếm đấy nhé. Hãy xây dựng liên kết điều độ, hợp lý, mỗi trang không nên vượt mức 5 link ngoài. 

12. Liên kết nội bộ

Việc xây dựng liên kết nội bộ giữa các trang có thể đem lại kết quả mà bạn không thể ngờ, đem lại hiệu quả vượt cả mong đợi đấy nhé. Chỉ cần bạn xác định chủ đề và tổ chức nó sao cho khoa học, có sự liên kết chặt chẽ giữa các trang thì sẽ đem lại hiệu quả bền vững và tăng thứ hạng SEO như ý.

Và còn rất nhiều tiêu chí khác được Google đưa ra nhằm đánh giá thứ hạng của trang Web. Muốn hiểu rõ những điều này đừng chần chờ gì nữa mà hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ hơn. 

Thùy Duyên