Trang chủ » Tư vấn »Thủ thuật làm SEO» 10 cách viết Meta Description hiệu quả nhất

Ngày tạo: 10/07/2020

10 cách viết Meta Description hiệu quả nhất



Bên cạnh Title, Meta Description cũng là thẻ rất quan trọng trong SEO. Vậy làm thế nào để viết Meta Description hiệu quả nhất, cùng tham khảo 10 cách dưới đây mà chúng tôi chia sẻ bạn nhé!

1. Độ dài Meta Description



Khi xây dựng Meta Description điều đầu tiên bạn cần lưu ý đó là độ dài của chúng khoảng 160 ký tự. Không nên xây dựng Meta Description quá ngắn hoặc quá dài. Bởi nếu quá ngắn sẽ không truyền đạt được đầy đủ nội dung tóm tắt của bài. Còn nếu quá dài sẽ bị công cụ Google lượt bỏ bớt phía sau, gây khó chịu cho người đọc. 

2. Mỗi trang nên có một Meta Description duy nhất

Nhiều người thường xây dựng một nội dung Meta Description và sử dụng nó cho tất cả các trang trên Website. Tuy nhiên, đây là một cách làm sai lầm và không đem lại hiệu quả làm SEO chút nào. Thay vào đó, mỗi trang trong Website từ trang chủ, danh mục sản phẩm, bài viết,… đều phải có Meta Description riêng. 

3. Meta Description phải tóm tắt chính xác nội dung trang

Meta Description được đánh giá tốt khi chứa nhiều thông tin hấp dẫn có liên quan đến trang tổng thể và nội dung của trang đó. Có như vậy mới giúp người dùng biết được lợi ích mà họ sẽ nhận được khi click vào trang đó là gì, nếu đúng với nhu cầu mà họ tìm kiếm thì chắc chắn cơ hội click chuột vào trang là rất cao. Tuyệt đối không mắc sai lầm khi xây dựng mô tả không liên quan đến nội dung của trang. 

4. Tránh việc để chế độ tự tạo Meta Description



Có một số CMS tự động tạo ra Meta Description dựa vào những gì trên trang viết trong 160 ký tự đầu tiên của nội dung. Song, đây là một cách trình bày cầu thả, chẳng mấy thân thiện với cả người dùng và công cụ Google. Vậy nên, bạn nên tránh áp dụng kỹ thuật này nếu không muốn chiến lược SEO của mình thất bại. 

5. Chứa các từ khóa trong mô tả

Mặc dù mô tả không tác động trực tiếp đến thứ hạng của Website trên công cụ tìm kiếm, song điều đó không có nghĩa là bạn không đặt từ khóa mục tiêu vào trong mô tả. Hiện nay, công cụ tìm kiếm sẽ bôi đậm các từ khóa trong kết quả tìm kiếm. Làm cho đoạn mô tả của bạn phù hợp hơn với truy vấn của người dùng. Vậy nên, việc xây dựng mô tả có chứa từ khóa là điều mà bạn nên làm lúc này. 

6. Tránh mô tả chung chung



Meta Description cũng không được viết chung chung, không nói chính xác nội dung của trang. Bởi trước khi vào trang người đọc sẽ nhìn thấy Title và Meta Description trước. Nếu như nó không rõ ràng và chẳng nêu lên được những gì mà họ đang tìm kiếm thì chắc chắn người dùng sẽ lướt qua và tìm đến những kết quả khác phù hợp hơn. Đừng để sai lầm của mình tạo cơ hội cho các đối thủ bạn nhé!

7. Có kêu gọi hành động nhưng đừng quá lạm dụng

Hiện nay, hầu hết các Meta Description đều được phát triển theo hướng mời gọi người dùng nhấp chuột vào trang Web, truy cập vào trang Web. Tuy nhiên, bạn đừng nên lạm dụng điều đó quá nhiều. Hãy tham khảo các đối thủ của mình xem họ đã viết mô tả như thế nào, từ đó đưa ra giải pháp xây dựng mô tả khác biệt, tạo sự nổi bật và thu hút sự chú ý của khách hàng nhiều hơn. 

8. Thêm ngày cập nhật cuối cùng (nếu có)



Người dùng cũng rất quan tâm đến kết quả tìm kiếm được cập nhật khi nào. Vậy nên, bạn hãy suy nghĩ đến việc bổ sung thời gian cập nhật lần cuối. Đó là cách giúp mô tả của bạn có sức hút, sự thú vị và tạo niềm tin hơn cho người dùng. 

9. Cung cấp cho người dùng lý do để truy cập trang Web của bạn 

Nếu trang Web của bạn hoạt động lĩnh vực bán sản phẩm thì ngoài tính năng của sản phẩm bạn có thể bổ sung thêm những lợi ích khác để người dùng trả lời được câu hỏi vì sao nên lựa chọn của hàng của bạn mà không phải những đơn vị khác. Cụ thể như bạn có thể thêm lợi ích giao hàng miễn phí, đổi trả hàng, bảo hành trọn đời, hoàn tiền khi sản phẩm không chất lượng,… vào trong nội dung mô tả của mình. 

10. Sử dụng Schema để tăng cường sự xuất hiện của đoạn trích nổi bật

Dùng Schema không thay đổi nội dung của Meta Description, song nó có thể cải thiện giao diện tổng thể của đoạn mô tả, làm nó trở nên nổi bật hơn khi xuất hiện trên công cụ tìm kiếm. 

Trên đây là tổng hợp 10 cách viết Meta Description mang lại hiệu quả làm SEO tốt nhất. Còn nếu không có thời gian viết nội dung cũng như làm SEO bạn chỉ việc liên hệ với Trần Lê, chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ SEO chuyên nghiệp, cam kết thứ hạng bền vững cho khách hàng. 

Thùy Duyên