Trang chủ » Tư vấn »Để có một website hiệu quả» Nên và không nên làm gì khi thiết kế website?

Ngày tạo: 11/01/2025

Nên và không nên làm gì khi thiết kế website?



Nên và không nên làm gì khi thiết kế website? Những gạch đầu dòng được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên, tiến tới sở hữu một giao diện ưng ý, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

1. Nên: Giữ cho cấu trúc của trang thật mạch lạc

Với mong muốn tạo sự mới mẻ, tránh nhàm chán thì khi thiết kế website, một số webmaster thường thay đổi cách nhìn của web bằng cách thay đổi cấu trúc ở những trang khác nhau. Chẳng hạnh như thanh menu nằm dọc ở trang chủ, nhưng nằm ngang ở các trang con, hoặc ở một số trang con khác thì lại sử dụng menu dạng trượt,… Tuy nhiên, đây là một sai lầm bởi theo nghiên cứu, hầu hết mọi người dùng đều thích một website có cấu trúc mạch lạc, đồng nhất ở tất cả các trang. Do vậy, tốt hơn hết là khi thiết kế website, chúng ta nên giữ cho cấu trúc thật mạch lạc, đồng nhất ở tất cả các trang, chỉ nên tạo khác biệt ở hình ảnh, nội dung hoặc làm phong phí hơn các hình thức thể hiện nội dung nếu muốn tạo sự mới mẻ, thu hút.

2. Không nên lạm dụng Pop-up



Pop-up nếu sử dụng đúng cách, đúng vị trí, đúng “liều lượng” thì sẽ giúp nâng cap hiệu quả quảng cáo, tạo sức hút. Tuy nhiên, việc lạm dụng sẽ khiến pop-up trở thành một dạng mã gây khó chịu nhất cho người dùng bởi hiệu ứng này thường là xen ngang các nội dung mà người dùng đang xem, xuất hiện ngoài sự chủ động của người dùng nên có thể, nội dung trong pop-up không phải là cái mà người dùng muốn đọc.

Tốt hơn hết, pop-up không nên xuất hiện sớm, ngay ở đầu trang. Hãy chỉ tạo hiệu ứng pop-up sau khi người dùng đã truy cập web và cuộn xuống được gần nửa trang. Ngoài ra, hãy thiết kế nút tắt rõ ràng nhận diện, tránh trường hợp người dùng khó chịu, muốn tắt lập tức nhưng lại mất thời gian tìm nút tắt.

3. Nên sử dụng thanh di chuyển tiêu chuẩn (Navigation)

Với mong muốn tạo sự sinh động cho web nên khi thiết kế, nhiều người thường nghĩ ra nhiều loại thanh di chuyển khác nhau: xoay, trượt lên xuống, chạy loanh quanh,… Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ phản tác dụng, khiến cho người dùng cảm thấy nhức mắt, dễ gây nhầm lẫn. Hãy quan sát, bạn sẽ thấy rằng các trang web lớn đều chỉ dùng navigation rất đơn giản, nằm ngang phía trên hoặc là bên trên phía bên tay trái.

4. Nên để giao diện phù hợp với màn hình 800 x 600 Px


Dù không còn chiếm đa số, nhưng màn hình 800x600 chưa hẳn là đã biến mất mà vẫn chiếm tới khoảng 40% tổng số người dùng internet. Do vậy khi thiết kế website, bạn không nên bỏ qua 40% người dùng này.

5. Nên giữ cho dung lượng trang chủ không lớn hơn 60Kb


Khi thiết kế website, hãy tính toán sao cho khi cộng tất cả các thành phần có trên web (chữ, hình ảnh, flash, ảnh động, video,…) thì dung lượng của trang chủ cũng không vợt quá 60Kb. Lý do là bởi, nghiên cứu của các chuyên gia cho biết, một trang web có thời gian tải trang khoảng 4 giây thì sẽ phải đối mặt với tỉ lệ thoát trang lên đến hơn phân nửa, mà mất trắng nếu thời gian tải trang hơn 5 giây. Nói cách khác, người dùng không đủ kiên nhẫn chờ đợi một trang web có thời gian tải quá 5 giây, do vậy họ sẽ lập tức rời đi. Đó là lý do bạn cần phải tối ưu dung lượng của trang để không làm chậm tốc độ tải.



6. Không nên căn giữa tất cả mọi thứ


Tất cả nội dung đều được căn giữa sẽ khiến cho người dùng rất khó để theo dõi nội dung. Hãy tưởng tượng, liệu bạn có khó chịu không khi đọc một quyển sách mà tất cả nội dung ở các trang đều được canh giữa? Thay vì vậy, hãy căn lề trái, đây là quy luật bố cục nội dung dễ đọc nhất. 

7. Không nên sử dụng hình ảnh “đại trà”

Hình ảnh là yếu tố giúp chuyển tải thông điệp hiệu quả, quyết định đến sức hấp dẫn, tính thẩm mỹ, khả năng thuyết phục của trang web. Do vậy, để trở nên chuyên nghiệp, đáng tin hơn, đừng sử dụng các hình ảnh đại trà, có nhan nhản trên internet. Hãy chịu khó dành thời gian, công sức để tạo ra những hình ảnh riêng, độc quyền, trung thực và sắc nét.

ĐT