Thực sự mỗi máy tính trên thị trường hôm nay được trang bị với một số loại thiết bị điều hợp âm thanh và ổ đĩa quang. Máy tính trang bị một thiết bị điều hợp âm thanh và một số ổ đĩa quang thường được xem như máy tính đa phương tiện (multimedia PC) sau khi các tiêu chuẩn MPC-1, MPC-2 và MPC-3 được sử dụng để đánh giá các máy tính đa phương tiện đầu tiên. Từ năm 1996, tất cả máy tính với âm thanh tích hợp trên bo mạch chủ và ổ đĩa quang vượt qua các tiêu chuẩn MPC-3 bởi các giới hạn gia tăng.
Theo tiêu chuẩn MPC, Microsoft và Intel kết hợp tạo ra một loạt hướng dẫn thiết kế hệ thống máy tính (PC System Design Guide) từ năm 1995 đến suốt 2001. Mặc dù phiên bản cuối của hướng dẫn thiết kế hệ thống máy tính được biết như PC 2001, nó và phiên bản trước đó (PC 99) vẫn là tài liệu tham khảo hữu dụng cho thiết kế phần mềm và phần cứng đa phương tiện và vẫn được nền công nghiệp chấp nhận. Cho thí dụ hầu hết cổng I/O trong hệ thống gần đây dùng tiêu chuẩn mã màu của PC 99.
Ghi chú:
Bạn có thể tải xuống PC 2001 và các hướng dẫn thiết kế hệ thống máy tính cũ hơn tại website của Microsoft www.microsoft .com/whdc/archive/pcguides.mspx.
Mặc dù mỗi máy tính là một “máy tính các nhân đa phương tiện”, các tính năng của thiết bị điều hợp âm thanh hay âm thanh tích hợp trên bo mạch chủ trong hệ thống sẽ giúp bạn hài lòng với hệ thống đa phương tiện.
Phần sau trong chương này sẽ tìm hiểu sâu về những tính năng bạn cần phải xác định để đảm bảo card âm thanh của bạn bất kể loại nào sẵn sàng hoạt động.
Các tính năng của thiết bị điều hợp âm thanh
Để có một quyết định đúng đắn khi mua, bạn nên biết một số thành phần cơ bản và các tính năng của thiết bị điều hợp âm thanh, cũng như các tính năng cao cấp mà bạn có thể sử dụng để các thiết bị điều hợp âm thanh trở nên tốt hơn. Chương này đề cặp đến các tính năng mà bạn nên xem xét khi đánh giá các thiết bị điều hợp âm thanh cho máy tính của bạn.
Các đầu nối cơ bản
Hầu hết thiết bị điều hợp âm thanh có đầu nối ngoài cơ bản giống nhau. Những đầu nối mini 1/8” chuyển những tín hiệu âm thanh từ thiết bị điều hợp đến bộ loa, bộ tai nghe, các hệ thống âm thanh nổi và nhận âm thanh từ thiết bị điều hợp đến bộ loa, bộ tai nghe, các hệ thống âm thanh nổi và nhận âm thanh từ microphone, đầu đọc CD, đầu đọc băng hay hệ thống âm thanh nổi. Máy tính xách tay với âm thanh tích hợp thường chỉ hai đầu cắm: đường ra và vào âm thanh nổi. Tuy nhiên, card âm thanh và bo mạch chủ có tích hợp âm thanh thường có những đầu cắm thêm cho hỗ trợ âm thanh kỹ thuật số (digital audio) và âm thanh vòm (surround audio) 5.1 hay 7.1.
Hình 13.1 Thể hiện các đầu cắm âm thanh ngoài tiêu biểu trên bo mạch chủ có âm thanh tích hợp
1.Đầu vào Microphone (màu hồng)
2.Đầu vào thiết bị âm thanh (xanh da trời)
3.Đầu ra loa âm thanh nổi (Stereo speaker) (xanh vàng chanh)
4.Đầu ra quang SPIDIF (đen)
5.Đầu ra đồng trục SPDIF(vàng)
6.Đầu ra âm thanh loa tần số thấp để có âm thanh trung thực cao (Subwoofer)/trung tâm (center) (xanh vàng chanh; hỗ trợ cấu hình surround 5.1)
7.Đầu ra âm thanh phía sau (Rear) (xanh vàng chanh; hỗ trợ cấu hình surround 5.1)
Các cổng SPIDIF và âm thanh vòm trên bo mạch chủ này được đặt trên cáp có đầu cắm vào một khe cắm mở rộng. Các đầu cắm thể hiện trong hình 13.1 thường được dán nhãn, nhưng khi bạn đặt máy tính trên hoặc dưới bàn làm việc, các nhãn này ở phía sau máy tính rất khó nhịn thấy. Một trong những lý do phổ biến mà một máy tính không tạo ra âm thanh là bộ loa bị cắm sai ổ. Để tránh sự cố này, nhiều card âm thành cho người tiêu dùng có các đầu cắm mã màu theo các yêu cầu kỹ thuật trong sách hướng dẫn thiết kế PC 99 Design Guide. Một số thiết bị điều hợp âm thanh có mã màu này thay đổi (hoặc không có màu nào).
Một phương pháp thứ hai được dùng trên nhiều hệ thống gần đây với âm thanh được tích hợp trên bo mạch chủ là sự cảm biến đầu cắm âm thanh thông dụng, một tính năng của tiêu chuẩn âm thanh AC’97 phiên bản 2.3. Khi thiết bị được cắm vào đầu cắm âm thanh, trình điều khiển âm thanh cho xuất hiện một hộp thoại yêu cầu khai báo loại thiết bị âm thanh đang sử dụng, như là microphone, bộ loa âm thanh nổi, bộ tai nghe âm thanh nổi …Trình điều khiển âm thanh này gán động đầu cắm để hỗ trợ thiết bị được cắm vào, dù là thiết bị cắm sai này được sử dụng trong đầu cắm theo mã màu. Tính năng này đôi khi được xem là auto – sensing.
Lời khuyên
Để tránh lầm lẫn chức năng cảm nhận đầu cắm, cắm từng thiết bị vào các đầu cắm để xác định loại thiết bị trong chương trình cấu hình trước khi tiếp tục.
Những kết nối cơ bản có sẵn trên hầu hết card âm thanh rời và card âm thanh tích hợp trên bo mạch chủ bao gồm những phần sau:
+ Đầu ra đường âm thanh nổi hay đầu ra âm thanh (xanh vàng chanh) – Đầu nối ra này được dùng để gửi tín hiệu âm thanh từ thiết bị điều hợp âm thanh đến thiết bị âm thanh nổi bên ngoài máy tính. Bạn kết nối cáp từ đầu nối ra này đến bộ loa âm thanh nổi, bộ tai nghe hay hệ thống âm thanh nổi của bạn. Nếu kết nối máy tính đến hệ thống âm thanh nối, bạn khuếch đại âm thanh. Một số hệ thống dùng màu xanh vàng chanh cho các đầu cắm âm thanh vòm như đầu cắm âm thanh nổi/bộ tai nghe. Kiểm tra nhãn hiệu trên đầu cắm hay bộ tài liệu về hệ thống của bạn để tìm hiểu.
+ Đầu vào đường âm thanh nối hay đầu vào âm thanh (xanh da trời sáng) – Với đầu nối vào này, bạn thu hay hào trộn các tín hiệu âm thanh đến từ nguồn ngoài, như là hệ thống âm thanh nối hay VCR, đến ổ cứng máy tính. Trên vị trí đầu cắm vào chuyên dụng, một số card âm thanh dùng đầu cắm đa năng (Creative gọi nó là FlexiJack”) để hỗ trợ đường âm thanh vào, đường vào microphone và đường ra kỹ thuật số. Xem tài liệu card âm thanh và bo mạch chủ để biết thêm chi tiết.
+ Đầu ra phía sau và loa tần số thấp/ trung tâm hay đầu ra loa(Không có tiêu chuẩn màu) – Thực sự tất cả card âm thanh hiện đại và hệ thống máy để bàn với âm thanh tích hợp đều có các đầu cắm hỗ trợ đầu ra phía sau, trung tâm và loa tần số thấp để sử dụng với hệ thống âm thanh surround 5.1. Hệ thống hỗ trợ âm thanh 5.1 dùng ba đầu cắm: một cho âm thanh phía trước (âm thanh nổi), một cho âm thanh phía sau và một cho âm thanh trung tâm/ loa tần số thấp. Các hệ thống hỗ trợ âm thanh 6.1 hay 7.1 có thể có các đầu cắm thêm hay có thể gán lại các đầu cắm trung tâm/loa tần số thấp với phần mềm để thêm đầu ra. Tùy thuộc trình điều khiển phần mềm, bạn có thể cần chạy một chương trình thiết lập thuộc loại độc quyền để hiệu lực âm thanh vòm. Như một sự lựa chọn, chọn thiết lập âm thanh vòm thông qua tiện ích cấu hình loa của hệ thống bạn là đủ.
Ghi chú:
Nếu chỉ có một loa/đầu ra âm thanh, bạn phải cẩn thận điều chỉnh bộ điều khiển trộn âm lượng và bộ điều khiển âm lượng trên bộ loa để có âm thanh chất lượng tốt nhất. không nên dùng bộ loa điện với âm thanh được khuếch đại sẵn.
+ Đầu vào Microphone hay đầu vào đơn âm (màu hồng) – Đơn âm trong đầu cắm được sử dụng để kế nối microphone cho ghi âm giọng của bạn hay những âm thanh khác vào đĩa. Đầu cắm microphone này thu dạng đơn âm – không phải âm thanh nổi – do đó không phù hợp cho việc thu nhạc chất lượng cao. Để thu dạng âm thanh nổi, dùng đầu cắm vào âm thanh. Nhiều card âm thanh dùng Automatic Gain Control (AGC) để cải tiến việc thu âm. Tính năng này điều chỉnh các mức độ thu thay đổi. Microphone dynamic (dùng cảm ứng điện từ) hay condenser (dùng sự thay đổi điện dung) 600ohm – 10.000ohm hoạt động tốt nhất với đầu cắm này. Một số thiết bị điều hợp âm thanh không đắt tiền dùng đầu nối vào âm thanh thay vì đầu nối microphone riêng. Một số card âm thanh dùng đầu cắm đa năng cho vị trí đầu cắm micrphone chuyên dụng.
Để nghe các CD âm thanh, bạn phải có hai lựa chọn : Bộ phận phát lại có thể là analog hay digital. Phát lại analog được hỗ trợ qua cáp âm thanh analog kết nối giữa ổ đĩa và card âm thanh. Cáp này không mang dữ liệu từ đĩa đến bus hệ thống; nó kết nối đầu vào âm thanh analog của ổ đĩa quang trực tiếp đến bộ khuếch đại âm thanh trên card âm thanh. Sự kế nối cáp này là cần thiết trên nhiều ổ đĩa cũ hơn và các giải pháp dùng âm thanh kế thừa để cho phép phát lại âm thanh CD nhạc hay chương trình trò chơi.
Những ổ đĩa hiện thời, card âm thanh, giải pháp dùng âm thanh tích hợp thường hỗ trợ phát lại kỹ thuật số thêm vào kết nối analog trực tiếp. Để xác định liệu bạn có dùng phát lại âm thanh kỹ thuật số, mở trang thuộc tính cho ổ đĩa quang trong Windows Device Manager và nhắp vào bảng Properties. Tìm hộp kiểm tra trong phần Digital CD Playback của bảng. Nếu hộp này bị phủ xám (nghĩa là bạn không thể kiểm tra nó), ổ đĩa hay card không hỗ trợ âm thanh kỹ thuật số. Phần lớn hệ thống chạy Windows XP hay mới hơn sẽ tự động cấu hình phát lại kỹ thuật số.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller