Nhiều card âm thanh và bo mạch chủ có tích hợp âm thanh mới nhất được thiết kế cho chương trình trò chơi cao cấp, phát lại âm thanh DVD, hay sản xuất âm thanh và có các đầu nối thêm để hỗ trợ những công việc này, như sau:
+ Đầu vào MIDI và đầu ra MIDI – Card âm thanh cũ hơn với cổng game (đầu nối cái 15 chân) cũng hỗ trợ MIDI in và MIDI out thông qua thiết bị điều hợp cắm vào cổng game. Với card âm thanh cao cấp hiện thời, cổng MIDI đôi khi định vị trên thiết bị điều hợp cổng I/O sở hữu độc quyền cắm vào khe ổ đĩa 5.25 inch hay đặt trên mặt bàn (xem hình 13.2).
+ Đầu vào SPDIF (cũng được gọi là S/PDIF) và đầu ra SPDIF – Giao diện kỹ thuật số của Sony/Philips (Sony/Philips Digital Interface) nhận các tín hiệu âm thanh kỹ thuật số trực tiếp từ những thiết bị tương thích không cần chuyển đổi chúng thành định dạng analog ban đầu. Giao diện đầu ra SPDIF có thể dựng sẵn và card âm thanh dùng đầu cắm chuyên dụng hay đa năng. Một số bo mạch chủ có đầu ra SPDIF trên nhóm cổng phía sau, trong khi những card âm thanh khác, như là cái thể hiện trong hình 13.1 dùng một cáp có đầu cắm vào để tạo thành đầu ra. Cổng SPDIF cũng có thể được bao gồm trên khe ổ đĩa hay thiết bị điều hợp cổng I/O ngoài (xem hình 13.2).
Ghi chú:
Một số nhà kinh doanh cũng nói đến giao diện SPDIF như giao diện “Dolby Digital”. Đầu nối SPDIF dùng cáp có đầu cắm RCA tiêu chuẩn nhưng được thiết kế để vận hành cụ thể tại trở kháng 75ohms – tương tự như cáp video composite. Do đó bạn có thể dùng cáp video composite đầu cắm RCA với đầu nối SPDILF. Mặc dù cáp âm thanh cũng được trang bị đầu cắm RCA, trở kháng lại khác, biến nó thành lựa chọn ít nhất.
+ CD SPDIF – Một cáp kết nối có hai dây dẫn nối các ổ đĩa quang tương thích có đầu ra SPDIF đến đầu vào kỹ thuật số của card âm thanh.
+ TAD in – Kết nối modem gắn trong có hỗ trợ Telephone Answering Device đến card âm thanh cho xử lý âm của thông báo bằng tiếng nói. Vị trí thường gặp: mặt card âm thanh.
+ Đầu vào/Đầu ra SPDIF kỹ thuật số - Cái này hỗ trợ hệ thống loa rạp hát gia đình và kỹ thuật số với đầu vào kỹ thuật số. Vị trí thường gặp: phía sau card hay thiết bị bên ngoài. Giải pháp âm thanh tích hợp trên bo mạch chủ có thể có đầu ra SPDIF kỹ thuật số trên nhóm cổng hay trên cáp có đầu cắm dùng khe cắm mở rộng, như trong hình 13.1.
+ Đầu vào Alux – Cung cấp đầu vào cho các nguồn âm thanh khác, như là card điều hướng TV. Vị trí thường gặp: mặt card âm thanh.
Đôi khi những đầu nối thêm này được thấy trên card: đôi khi chúng được gắn vào thiết bị kiểm tra đường cáp gắn trong hay bên ngoài, card phụ hay giá ngoài. Mặc dù các chi tiết trên mỗi card không giống nhau, phàn lớn kiểu card hai bộ phận có tính năng card âm thanh PCI với cổng I/O cơ bản và một thành phần bên trong hay bên ngoài riêng biệt với cổng I/O thêm, với cổng I/O cơ bản và một thành phần bên trong hay bên ngoài riêng biệt với cổng I/O thêm, cao cấp. Một số card dẫn các kết nối thêm đến thiết bị kiểm tra đường cáp gắn trong vừa khe ổ đĩa 5 ¼” (xem hình 13.2). Những card khác dùng thiết bị kiểm tra đường cáp bên ngoài với các tùy chọn tương tự.
Thêm các tính năng âm thanh cao cấp mà không cần thay chỗ âm thanh tích hợp trên bo mạch chủ:
Nếu dùng một máy tính xách tay hay một máy tính để bàn đầy đủ tính năng nhưng không có các khe cắm mở rộng, hoặc nếu không muốn mở hệ thống để nâng cấp âm thanh, bạn có thể lắp đặt bộ xử lý âm thanh dạng USB. Khi xem xét giải pháp trên cơ sở USB, ghi nhớ là không giống một nâng cấp card âm thanh bình thường, bạn không cần vô hiệu âm thanh trên bo hay bỏ card âm thanh. Âm thanh trên cơ sở USB cùng tồn tại với card âm thanh.
Thông thường, như với phần lớn phần cứng, phần cứng được lắp đặt gần nhất trong một phạm trù trở thành mặc định, nhưng bạn có thể chuyển về phần cứng âm thanh ban đâu thông qua trang thuộc tính Windows Control Panel Sound. Ngoài khả năng thêm âm thanh đối với hầu hết hệ thống gần đây, âm thanh trên cơ sở USB đang tạo ra hấp dẫn đặc biệt nếu card âm thanh hay âm thanh tích hợp trên bo mạch chủ không hỗ trợ âm thanh 5.1 hay 7.1, không thể số hóa âm thanh 24-bit/96KHz, hay thiếu các đầu ra kỹ thuật số.
Trước khi mua card âm thanh mới hay chọn giải pháp dùng âm thanh trên cơ sở USB cho máy tính, bạn nên kiểm tra tài liệu về hệ thống hay bo mạch chủ để xem liệu có sẵn âm thanh 6 kênh tích hợp trên bo mạch chủ không. Nếu bo mạch chủ có tính năng cấu hình 6 kênh (5.1) hay đầu ra âm thanh tốt hơn nhưng chỉ có các cổng có sẵn ở phía sau cho âm thanh nổi bình thường (2.0/2.1), bạn cần thêm cáp có đầu cắm vào bo mạch chủ tương tự như hình 13.1. Nếu bo mạch chủ không đi với cáp có đầu cắm này, liên hệ với người bán.
Điều khiển âm lượng
Với tất cả card âm thanh gần đây, âm lượng được điều khiển thông qua Windows Control Panel mà biểu tượng loa cũng được tìm thấy trên thùng máy hệ thống (gần đồng hồ trên màn ảnh). Nếu bạn chuyển từ card âm thanh cơ bản sang card tinh vi hơn có tính năng đầu ra/đầu vào Dolby Digital 5.1 6.1 hay 7.1 bạn sẽ cần sử dụng những tùy chọn hòa trộn trong bộ điều khiển âm lượng để chọn ra các mức độ nguồn đúng và âm lượng chính xác cho âm thanh vào ra được kết nối đến card hay thiết bị kiểm tra đường cáp. Ghi nhớ rằng nếu gửi âm thanh nếu thiết bị nhận âm thanh bên ngoài, bạn sẽ cần điều chỉnh âm lượng thiết bị đó. Đừng quên cho hiệu lực đầu ra kỹ thuật số nếu bạn đang dùng đầu cắm ra SPDIF.
Nếu bộ loa máy tính được khuếch đại nhưng bạn không nghe bất kỳ âm thanh nào, nhớ kiểm tra nguồn có bật không, bộ điều khiển âm lượng trên bộ loa có bật lên, có đúng loa được chọn và kết nối đúng cách.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller