Trang chủ » Tư vấn »Thời trang» Kinh nghiệm đặt may đồng phục nhà hàng khách sạn cho từng bộ phận (P1)

Ngày tạo: 29/03/2017

Kinh nghiệm đặt may đồng phục nhà hàng khách sạn cho từng bộ phận (P1)



Nên chọn đồng phục nhà hàng khách sạn như thế nào để tạo nên một không gian sang trọng, lịch sự mà vẫn gần gũi, chuyên nghiệp? để có được câu trả lời chi tiết và phù hợp nhất, hãy cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây nhé!

Với nhà hàng khách sạn thì mỗi bộ phận chúng ta cần có một lựa chọn riêng về đồng phục, giúp cho khách hàng dễ dàng phân biệt giữa các bộ phận với nhau để tiện bề liên hệ khi cần thiết. Đồng thời, sự khác biệt giữa các bộ phận của dong phuc nha hang khach san cũng sẽ như là một lời nhắc nhở để mỗi nhân viên, bộ phận không quên nhiệm vụ của mình, có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong công việc.

1. Đồng phục cho phục vụ bàn

Phục vụ bàn là một trong những bộ phận tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất với khách hàng, chính vì vậy các yếu tố sang trọng, lịch sự cần được đặt lên hàng đầu để tạo ấn tượng tốt nhất với khách hàng. Với tính chất công việc của phục vụ bàn (đi lại nhiều, cần thao tác nhanh gọn, phục vụ đồ ăn, nước uống trực tiếp cho khách) thì chúng ta nên chọn những kiểu thiết kế đơn giản, tránh sự rườm rà, xộc xệch vì vừa gây cản trở trong lúc làm việc, lại có thể làm mất vệ sinh. 

Các lựa chọn có thể cân nhắc cho bộ phận này có thể là áo sơ mi + quần tây, áo thun + quần jeans kết hợp cùng tạp dề hoặc là ghile, nếu nhà hàng cao cấp thì có thể chọn những bộ vest thể hiện sự đẳng cấp của một nhà hàng sang trọng. Và dù là kiểu thiết kế hay chất vải nào đi nữa thì cũng nên ưu tiên khả năng co giãn và thấm hút mồ hôi tốt, tạo sự thoải mái và thuận tiện trong khi làm việc, đặc biệt là vào những giờ cao điểm. Tạp dề đi cùng đồng phục cần phải có túi, được giấu một cách kỹ càng, tinh tế để đựng các vật dụng cần thiết phục vụ cho công việc (bút, giấy ghi hóa đơn…)



2. Đồng phục cho bộ phận bếp


Với bộ phận bếp, trước tiên cần chọn loại vật liệu thoáng mát vì không gian làm việc đặc thù thường rất nóng, vận động cũng khá nhiều. Sau đó, về thiết kế cũng nên chọn kiểu càng đơn giản, gọn gàng càng tốt, tùy theo phong cách của từng nhà hàng mà có sự lựa chọn phù hợp. Về màu sắc, đồng phục bếp nên được may bằng các loại vải có gam màu tươi sáng, nhẹ nhàng, đặc biệt ưu tiên màu trắng vì cho cảm giác sạch sẽ, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh của nhân viên trong chế biến, hơn thế, bộ phận bếp với quần áo trắng tinh sạch sẽ cũng giúp khách hàng cảm thấy an tâm hơn.

Trong bộ phận bếp cũng cần có sự phân biệt về đồng phục của bếp trưởng, phụ bếp, vừa tạo sự dễ dàng trong nhận biết, vừa nhắc nhở cho mỗi người về vai trò, trách nhiệm của từng người, đồng thời tạo nên cảm giác rất chuyên nghiệp.



3. Đồng phục buồng phòng

Để tạo sự thuận tiện trong công việc thì đồng phục cho bộ phận buồng phòng cũng cần được thiết kế một cách đơn giản, gọn gàng. Nên chọn những loại vải có màu tươi sáng, dễ gây thiện cảm. Ngoài ra ở mỗi bộ đồng phục cũng cần có bảng tên để khách dễ phân biệt, liên hệ khi cần.

(Còn tiếp)

Đào Thơ