Trang chủ » Tư vấn »Thời trang» Hướng dẫn cách chọn vải may áo thun đồng phục

Ngày tạo: 29/03/2017

Hướng dẫn cách chọn vải may áo thun đồng phục



Nên chọn loại vải nào khi in áo thun đồng phục? đây chắc chắn là một trong những thắc mắc thường gặp nhất khi bạn có ý định đặt may đồng phục cho công ty, hội nhóm của mình. Thấu hiểu được điều đó, trong bài viết dưới đây, Trần Lê sẽ tư vấn giùm bạn để chọn được loại vải phù hợp, hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Theo đó, để chọn được loại vải may đồng phục phù hợp, bạn nên dựa vào một số tiêu chí như sau:

1. Phù hợp với môi trường làm việc

Tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm của môi trường làm việc, chúng ta sẽ biết nên chọn loại vải nào. Chẳng hạn:

+Nếu môi trường làm việc nóng bức, nên ưu tiên loại vải mỏng, thấm hút mồ hôi tốt như cotton 100% hoặc kate, vải lanh..

+Nếu môi trường làm việc có độ ẩm cao, lạnh thì nên chọn loại dày hơn, không cần quan tâm đến sự thông thoáng, thấm hút mồ hôi, chẳng hạn như thun PE, thun cotton 65/35, thậm chí là cotton 35/65.

+Những môi trường làm việc đặc thù như lò than, luyện thép, nhiệt độ cao hoặc là làm việc gần lò đông lạnh thì ngoài việc chọn loại vải phù hợp, cần chú ý thêm các phụ kiện bảo hộ lao động.



2. Chọn vải may đồng phục theo chất lượng

Với mục đích may áo thun đồng phục cao cấp, chất lượng vải được đưa lên làm tiêu chí lựa chọn hàng đầu thì ngoài loại vải cotton 100%, bạn còn có thể chọn vải thun cá sấu. Cả 2 loại vải này đều cho độ co giãn, thấm hút mồ hôi tốt, mang lại vẻ sang trọng khi mặc. Để chọn được loại vải chất lượng thì khâu kiểm tra là rất quan trọng, hãy cảm nhận bằng cách dùng các ngón tay để chà xát vào bề mặt vải để quan sát xem sau khi bị chà, vò và kéo mạnh thì tấm vải có trở về trạng thái ban đầu hay không? 

3. Chọn vải may đồng phục theo mùa


Trường hợp in áo thun sự kiện, quảng cáo hoặc là lễ hội… diễn ra theo từng mùa thì cần căn cứ vào điều kiện thời tiết của từng mùa để có được sự lựa chọn phù hợp. Mùa nóng nên chọn loại có khả năng hút ẩm tốt, mỏng. Nếu là mùa đông thì có thể chọn loại dày hơn.



4. Chọn vải may đồng phục theo kiểu dáng, ngành nghề

Ví dụ, nếu may đồng phục văn phòng với kiểu áo có cổ bẻ thì bạn có thể chọn loại vải cá sấy hoặc là vải cotton thô để dáng áo “đứng” và đẹp form hơn, sang trọng và lịch sự hơn.

Đồng phục dành cho dân văn phòng hoặc những nơi điều kiện làm việc sạch sẽ, mát mẻ thì có thể chọn những loại sáng màu, không cần ưu tiên độ hút ẩm, thoáng mát. Còn nếu là đồng phục cho công nhân, tính chất công việc nặng nhọc, vất vả, môi trường nóng bức và dễ bị lấm bẩn thì nên chọn loại tối màu, có độ co giãn, thấm hút mồ hôi cao để tạo sự thoải mái và thuận tiện trong công việc. Ngoài ra, với tính chất và môi trường làm việc như vậy thì bạn cũng nên ưu tiên chọn loại có độ bền cao (thường thì trọng lượng vải sẽ quyết định đến độ bền). Tuy chi phí đầu tư ban đầu hơi cao nhưng lại sử dụng được lâu dài, tiết kiệm hơn rất nhiều so với các loại kém chất lượng mà lại đảm bảo được hiệu suất công việc khi mang lại sự thoải mái cho người mặc.

Đào Thơ