Trang chủ » Tư vấn »Thời trang» Cách kiểm tra áo thun đồng phục nhanh nhất khi nhận hàng

Ngày tạo: 28/03/2017

Cách kiểm tra áo thun đồng phục nhanh nhất khi nhận hàng



Kiểm tra tuy là khâu cuối cùng khi in áo thun đồng phục tuy nhiên lại rất quan trọng. Nếu tiến hành không kỹ thì sẽ không phát hiện lỗi từ công ty may đồng phục, mọi khiếu nại về sau đều khó lòng thực hiện. Hơn thế, khâu kiểm tra cũng sẽ chiếm của bạn khá nhiều thời gian nếu không biết cách tiến hàng sao cho nhanh.

Trong bài viết dưới đây, Trần Lê sẽ hướng dẫn bạn làm tốt khâu cuối cùng này khi đặt may ao thun dong phuc nhé!

Trước tiên, trên một chiếc áo dĩ nhiên là có rất nhiều chi tiết, nhưng trong đó chỉ có một số chi tiết, vị trí là có khả năng phát sinh lỗi lớn nhất. Vì vậy nên khi kiểm tra, chúng ta chỉ cần xem kỹ lại các chi tiết này, bao gồm: màu sắc, chất liệu, size áo, logo (và thông tin nếu có), các đường may được nối lên nhau.

1. Kiểm tra chất liệu và màu sắc

Chất liệu và màu sắc áo là những chi tiết rất dễ có sự sai lệch, màu áo thành phẩm khi nhận có thể sẽ nhạt hơn hoặc đậm hơn so với áo mẫu thống nhất trước đó, chất liệu có thể dày hoặc mỏng hơn, kém chất lượng hơn so với chất liệu đã thỏa thuận. Chính vì vậy, hãy đối chiếu lại chất lượng thực tế bằng cách so sánh với mẩu vải được chọn làm mẫu (hoặc là mẫu áo) đã thống nhất trước đó, cảm nhận bằng tay và mắt. Sẽ khá dễ dàng để nhận biết được sự khác biệt về màu sắc, tuy nhiên nếu không chắc chắn về chất liệu thì bạn có thể cắt một chút đường vải thừa trong góc khuất của chiếc áo và đốt cùng với vải mẫu, nếu cho tro giống nhau thì tức là chất liệu giống nhau. Với khâu này thì nên phân công cho từ 2 – 3 người kiểm tra cho nhanh.



2. Kiểm tra size và form đồng phục


Trước tiên, bạn cần kiểm lại số lượng các size đã thống nhất trước đó trong hợp đồng (size S bao nhiêu cái, size M bao nhiêu cái…), xem số lượng áo giao có đúng với số size đã đặt hay không, tránh trường hợp size thừa, size thiếu. Tiếp đến, chúng ta sẽ cử đại diện mỗi size một người (đã đăng ký size trước đó) để mặc thử xem có vừa hay không.

3. Kiểm tra logo và thông tin


Đây là những chi tiết thường dễ mắc sai lầm nhất và một khi đã sai thì rất khó để khắc phục,chỉ còn cách làm mới. Một chút sai sót trong logo và thông tin đi kèm cũng sẽ làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của bộ đồng phục, sai lệch nhận diện thương hiệu. Chính vì vậy, với khâu này bạn hãy kiểm tra thật cẩn thận, từ màu sắc, các chi tiết của logo, tên công ty, lĩnh vực hoạt động, số điện thoại, địa chỉ, website, email…

4. Kiểm tra các nách kẹt và các chỗ đan nhau của đường may


Ở các chỗ ráp nối rất dễ xảy ra hiện tượng sút chỉ, rách nách khi kỹ thuật may đã không được đảm bảo hoặc là công ty may đồng phục sử dụng loại chỉ kém chất lượng. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến độ bền của đồng phục mà còn có thể dẫn đến các tình huống khó xử trong lúc mặc nếu áo bất ngờ bị rách. Chính vì vậy, hãy phân công người để kiểm tra lại các đường may nơi nách áo, thân áo… sao cho thật kỹ.



Đào Thơ