Đối với hệ thống máy tính doanh nghiệp lẫn cá nhân, việc cân nhắc áp dụng các giải pháp tản nhiệt là rất quan trọng, giúp đảm bảo cho tuổi thọ của ổ cứng lâu dài hơn.
Trong bài viết dưới đây, Trần Lê sẽ giới thiệu đến bạn 4 cách để làm mát cho máy tính hiệu quả.
1. Tản nhiệt Heat sink
Đây là một trong những cách đơn giản nhất để tản nhiệt cho máy tính, từ cao cấp đến cơ bản. Giải pháp này sử dụng một bề mặt hút nhiệt bằng kim loại để tiếp xúc với bề mặt phần cứng tỏa ra nhiều nhiệt nhất (CPU, RAM, các thành phần trên bo mạch chủ hoặc là card đồ họa...). Lúc này, nhiệt độ của các linh kiện trong máy tính sẽ truyền qua Heat sink rồi truyền qua ống dẫn nhiệt bằng đồng lên các lá kim loại bằng thép, từ đó, quạt tản nhiệt sẽ hút hơi nóng ra ngoài.
2. Tản nhiệt keo
Keo tản nhiệt khi sử dụng được bôi lên bề mặt CPU và thường là dùng kết hợp với Heat sink. Keo sẽ lấp đầy phần tiếp xúc giữa linh kiện tỏa nhiệt với tấm tản nhiệt Heat sink, thúc đẩy quá trình giảm nhiệt diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Lưu ý là không nên sử dụng quá nhiều keo tản nhiệt, chỉ nên lấy một lượng vừa đủ để lấp đầy khoảng trống giữa CPU và Heat sink. Nếu dùng quá nhiều thì keo sẽ lan ra 2 bên, gây hỏng CPU, bo mạch chủ.
Ngoài ra, loại keo này sẽ bị khô sau một thời gian sử dụng, nhất là khi nhiệt từ CPU tỏa ra nhiều hơn bình thường. Lúc này người dùng cần lưu ý thổi bụi keo đã khô ra khỏi tấm tản nhiệt và quạt rồi thay lớp keo mới.
3. Tản nhiệt quạt gió
Phương pháp này giúp hút, thổi hơi nóng ra khỏi các kinh kiện sinh nhiệt trong quá trình máy hoạt động. Đây cũng là phương pháp thụ động và cần được cấp nguồn để làm việc. Khi sử dụng, cần thường xuyên vệ sinh quạt tản nhiệt và các tấm tản nhiệt Heat sink để chúng có thể hoạt động hiệu quả hơn.
4. Tản nhiệt nước
Nếu giới thiết kế đồ họa hoặc game thủ thì các giải pháp làm mát trên là không hiệu quả. Lúc này, chúng ta cần đến phương pháp tản nhiệt bằng nước. Đây là cách phức tạp hơn vì đòi hỏi nhiều bộ phận hỗ trợ hơn. Tuy nhiên về cơ bản thì tản nhiệt nước cũng sử dụng Heat sink để hấp thụ nhiệt từ CPU, điểm khác biệt nằm ở chỗ, Heat Sink của tản nhiệt nước là một khối rỗng làm bằng đồng và có 2 lỗ để nước chảy vào và ra (Water block). Water block cũng tiếp xúc với kinh kiện phát nhiệt của máy tính thông qua keo tản nhiệt.
Ưu điểm của phương pháp này là mang lại hiệu quả làm mát cao, không ồn và thải ít bụi hơn. Tuy nhiên nhược điểm là giá thành khá cao, lắp đặt phức tạp hơn và khó vệ sinh, bảo trì hơn. Khi xảy ra sự cố thì có thể gây ra hư hỏng nặng cho bộ phận ổ cứng.
Trên đây là sơ nét về các phương pháp giúp làm mát cho máy tình. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn. Để sở hữu giải pháp bảo vệ máy tính hiệu quả và lâu dài nhất, hãy liên hệ với Dịch vụ bảo trì máy tính Trần Lê ngay hôm nay.
Được thành lập từ năm 2009, Trần Lê là một trong những đơn vị có thâm niên trong lĩnh vực Công nghệ thông tin tại khu vực phía Nam. Trong hơn 9 năm qua, chúng tôi là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp quy mô từ nhỏ đến lớn trên địa bàn.
Con số 9 năm tồn tại và phát triển vững mạnh trong thời đại bùng nổ dịch vụ về Bảo trì – Sửa chữa máy tính như hiện nay đã phần nào cho thấy chất lượng và hiệu quả dịch vụ của Trần Lê, ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng và yêu mến chọn lựa để đảm bảo an toàn cho hệ thống máy tính của doanh nghiệp.