Sau một thời gian sử dụng, hầu hết các dòng máy tính đều sẽ càng ngày càng chạy chậm, thậm chí là bị “đơ”, cản trở tốc độ công việc và nảy sinh tâm lý bực bội, khó chịu cho người dùng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này và cách khắc phục.
1. Virus và phần mềm diệt virus
Khi bị nhiễm virus máy tính sẽ trở nên chậm chạp hơn. Ngoài ra, nếu bạn cài phần mềm diệt virus “nặng” thì cũng sẽ làm giảm tốc độ của máy bởi làm tiêu tốn quá nhiều tài nguyên hệ thống. Nếu máy bị nhiễm virus thì tất nhiên cần phải tiêu diệt để làm sạch máy. Đồng thời, kiểm tra lại tình trạng của phần mềm diệt virus, nếu thấy chiếm quá nhiều RAM và CPU, hãy tạm thời tắt đi hoặc cài đặt một chương trình diệt virus khác phù hợp hơn với dung lượng bộ nhớ của máy.
2. Có quá nhiều dữ liệu “rác” hay file tạm
Khi sử dụng các ứng dụng và trình duyệt trong hệ điều hành, chúng ta thường tạo ra các dữ liệu rác hoặc các file tạm để lần truy cập sau được diễn ra nhanh chóng hơn. Những dữ liệu rác và file tạm này lấn chiếm ổ cứng quá nhiều chính là nguyên nhân khiến cho hiệu suất của hệ thống giảm đi rõ rệt.
Cách khắc phục trong trường hợp này là tìm kiếm và xóa đi các tác nhân gây hại này bằng tay, hoặc sử dụng một ứng dụng dọn rác chuyên nghiệp như Temp File Cleaner hay CCleaner.
3. Ổ cứng của bạn quá đầy
Ổ cứng quá đầy cũng là nguyên nhân khiến cho máy tính ngày càng chậm đi. Điều cần làm lúc này là xóa bớt những dữ liệu không cần thiết để giải phóng bộ nhớ, từ đó giúp cho máy tính thoát khỏi tình trạng “loading”
4. Có quá nhiều thành phần khởi động cùng Windows
Có những ứng dụng, phần mềm mà khi cài đặt sẽ tự động click chọn khởi động cùng lúc với hệ điều hành. Và đây chính là một trong những thủ phạm khiến cho máy tính khởi động lâu hơn bình thường. Lời khuyên là bạn nên kiểm tra lại danh sách tiến trình khởi động cùng với Windows để tắt tính năng tự động này đi.
5. Ổ đĩa bị phân mảnh
Nếu người dùng thường xuyên có nhu cầu truy xuất dữ liệu từ ổ đĩa thì rất có khả năng là ổ đĩa của máy đã bị phân mảnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến trong việc làm cho máy tính trở nên chậm chạp.
Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên thường xuyên tiến hành kiểm tra lại tình trạng phân mảnh của ổ đĩa (menu Start > Computer, click chuột phải vào ổ C, chọn Properties > Tools > Defragment Now và thực hiện các bước theo hướng dẫn).
Trên đây là 5 nguyên nhân phổ biến khiến cho máy tính của bạn càng ngày càng chậm chạp. Để được tư vấn kỹ hơn và hỗ trợ kiểm tra, sửa chữa, hãy liên hệ với Dịch vụ Bảo trì máy tính – Sever của Trần Lê ngay hôm nay.
Với kinh nghiệm hơn 9 năm trong lĩnh vực bảo trì máy tính – Sever cho các cá nhân, doanh nghiệp, sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, tận tâm... Trần Lê cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất.