Trang chủ » Tư vấn »Internet Marketing» 10 sai lầm "kinh điển" khi tự chạy quảng cáo Google Adwords (P1)

Ngày tạo: 01/03/2017

10 sai lầm "kinh điển" khi tự chạy quảng cáo Google Adwords (P1)



Khi tự chạy quảng cáo Google Adwords, bạn có thể mắc phải 10 sai lầm dưới đây, khiến kết quả quảng cáo mang lại không như mong đợi, vừa mất thời gian, công sức, lại vừa tốn kém chi phí dành cho quảng cáo. 

1. Quá nhiều từ khóa

Với quảng cáo Google Adwords, bạn chạy càng nhiều từ khóa thì càng tốn nhiều tiền. Vì thế, chỉ nên sử dụng từ khóa đắc nhất, liên quan đến lĩnh vực hoạt động hoặc sản phẩm/dịch vụ kinh doanh của bạn nhất để thực hiện chiến lược quảng cáo, vừa nhắm đúng đến đối tượng khách hàng tiềm năng, vừa tiết kiệm chi phí quảng cáo Google Adwords. 



2. Chạy từ khóa rộng (Broad)

Việc sử dụng từ khóa quá rộng để chạy quảng cáo Google Adwords có thể khiến bạn không nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, trong khi đó lại mất rất nhiều chi phí cho quảng cáo bởi người dùng có thể click vào quảng cáo để đến với website của bạn, nhưng khả năng họ trở thành khách hàng thực thụ lại không cao.

3. Không sử dụng từ khóa phủ định 

Khi sử dụng từ khóa để chạy quảng cáo Google Adwords, không nhất thiết phải để tên công ty, doanh nghiệp vào từ khóa. Đơn giản một điều là nếu chèn tên công ty vào từ khóa, các công ty đối thủ sẽ không ngừng click chuột vào để bạn mất phí quảng cáo. Bên cạnh đó, nếu người dùng biết đến doanh nghiệp bạn rồi thì họ sẽ vào thẳng website của bạn thay vì tìm kiếm trên Google. 



4. Không có từ khóa trong nội dung quảng cáo 

Dù bạn có mất bao nhiêu thời gian và công sức để nghiên cứu và chắt lọc từ khóa mà không chèn chúng vào nội dung quảng cáo thì cũng bằng thừa, bởi sẽ gặp bất lợi trong việc thu hút người dùng. Thực tế cho thấy, nếu chèn từ khóa hợp lý vào nội dung quảng cáo sẽ giúp gia tăng điểm chất lượng và thứ hạng của quảng cáo, đồng thời, Google sẽ trả lại kết quả có liên quan cho người dùng. 

5. Không phân vùng địa lý

Một trong những ưu điểm rất lớn của quảng cáo Google Adwords chính là cho phép doanh nghiệp “khoanh vùng” khách hàng tiềm năng. Điều này nghĩa là bạn đang nhắm đến thị trường ở đâu, khu vực nào, vị trí địa lý ra sao thì có thể phân vùng địa lý (AD Location) cho nội dung quảng cáo của mình. Nếu không phân vùng địa lý, bạn không chỉ không tiếp cận đúng khách hàng mà còn không tối ưu hóa ngân sách dành cho quảng cáo của doanh nghiệp. 

(Còn tiếp...)
Lê Trinh