Trang chủ » Tư vấn »Bảo Trì Máy Tính - Mạng LAN» 10 quy tắc bảo mật máy tính và mạng LAN (P1)

Ngày tạo: 13/03/2017

10 quy tắc bảo mật máy tính và mạng LAN (P1)



Mặc dù đã trang bị hàng loạt giải pháp bảo toàn, bảo mật cho máy tính và mạng LAN như mạng riêng ảo (VPN), hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS), hệ thống ngăn ngừa xâm nhập (IPS), sinh trắc học,… tuy nhiên, nếu thiết bị và phần mềm không được thiết lập đúng thì vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường. Vì thế, 10 quy tắc sử dụng dưới đây sẽ hạn chế những rủi ro, giúp máy tính và mạng LAN được bảo mật tốt hơn. 

1. Sao lưu dữ liệu giá trị 

Ổ cứng là một chi tiết quan trọng của máy, giúp lưu trữ mọi dữ liệu quan trọng. Tuy nhiên, đây cũng chính là một trong những điểm yếu của máy tính bởi ổ cứng có thể bị hỏng và mất dữ liệu bất cứ lúc nào, ngay cả khi máy không kết nối với Internet. Do đó, nên sao lưu dữ liệu thường xuyên ra ổ cứng rời, CD, DVD hay bất cứ phương tiện lưu trữ khác để đảm bảo dữ liệu luôn được bảo mật và an toàn. 



2. Cài và cập nhật phần mềm diệt virus 

Thông qua việc trao đổi đĩa mềm và phần mềm lậu, máy tính có thể bị nhiễm virus mà người dùng hoàn toàn không hay biết. Virus (những đoạn mã đính kèm file - file thi hành (exe) hoặc macro)) có thể tái tạo và phát tán với tốc độ ánh sáng, chỉ trong vòng nửa ngày có thể đe dọa toàn thế giới. Vì vậy, việc cài và cập nhật phần mềm diệt virus thường xuyên là không bao giờ thừa để có thể ngăn chặn, loại bỏ sự lây nhiễm virus. 

3. Cập nhật hệ điều hành đều đặn

Hệ điều hành lạc hậu, lỗi thời và yếu kém là một trong những “miếng mồi béo bở” của kẻ tấn công. Việc cập nhật hệ điều hành đều đặn cũng được coi là một trong những cách bảo mật máy tính và mạng LAN hiệu quả. Nếu là một máy tính, bạn có thể vào Windows Update trong Internet Explorer để cập nhật hệ điều hành mới, còn nếu nhiều máy tính hơn thì có thể sử dụng các công cụ mạnh hơn như MBSA (Microsoft Baseline Security Analyzer), công cụ đánh giá điểm yếu miễn phí cho nền tảng Microsoft.

Riêng đối với mạng LAN, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ tiến hành việc cập nhật hệ điều hành thông qua SUS (Microsoft Software Update Services) miễn phí hoặc các công cụ quản lý bản vá chuyên dụng như Ecora Patch Manager, HFNetChkPro, UpdateEXPERT. 



4. Gỡ bỏ những file, chương trình không cần thiết 

Những file, chương trình không cần thiết không chỉ khiến máy vận hành ì ạch, chậm chạp mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, dễ bị tấn công, đột nhập khai thác. Nếu không thể gỡ bỏ các file, chương trình này bằng Add/Remove Programs trong Control Panel thì có thể sử dụng các công cụ chuyên dụng như nLite của Nuhi (freeware) hoặc xplite của LitePC. Quá trình gỡ bỏ cần lưu ý đến những file quan trọng để tránh nhầm lẫn, xóa mất dữ liệu quan trọng. 

5. Cài tường lửa và cấu hình chuẩn 

Tường lửa cá nhân không chỉ đảm bảo kết nối máy tính an toàn với Internet và giữa các mạng mà còn bảo vệ tài sản của người dùng, doanh nghiệp. Nếu là người dùng cá nhân, có thể sử dụng tường lửa trong Windows XP hoặc cài một tường lửa miễn phí (freeware/shareware) như ZoneAlarm, Kerio Personal Firewall, Sygate Personal,… Còn nếu là doanh nghiệp, có thể lựa chọn 1 trong các dạng tường lửa như phần mềm hoặc ứng dụng, chức năng đơn hoặc đa chức năng như VPN, chống virus, IDS, lọc nội dung,…

(Còn tiếp...)
Lê Trinh