Trang chủ » Tư vấn »Thủ thuật làm SEO» SEO và SEM

Ngày tạo: 24/10/2014

SEO và SEM



Là một người kinh doanh online, bạn cần hiểu rằng mọi nỗ lực đều sẽ là vô nghĩa nếu website của mình không lọt vào top 20 trong bảng kết quả tìm kiếm của Google. Để lọt vào top này, bên cạnh việc chau chuốt cho hình thức, tỉ mỉ cho nội dung của web thì cần thiết trước hơn cả là cần làm cho nó thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm. Vậy bằng cách nào? câu trả lời chỉ có thể là SEO hoặc SEM.

1. Hiểu về SEO và SEM

Hiểu một cách đơn giản nhất thì SEO (Search Engine Optimisation) là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm bằng cách điều chỉnh nội dung bằng chữ của các tiêu đề, các thẻ meta, thẻ mô tả ảnh của website sao cho các công cụ tìm kiếm xếp hạng website tốt ở một hoặc vài cụm từ nào đó (Chúng ta gọi nó là từ khóa).

Điều quan trọng cần nhớ là, từ khóa được sử dụng phải là một cụm từ thay vì là một từ, và làm SEO tức là giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho từng trang, từng danh mục con của web để nó “lọt” vào “mắt xanh” của công cụ tìm kiếm, được công cụ tìm kiếm đánh giá cao theo từng chủ đề. Thực hiện điều này bằng cách tô đậm các từ khóa chính, mô tả hình ảnh theo một số lượng nhất định và hợp lý, sau đó đặt liên kết sang những chủ đề liên quan.

Ví dụ, khi bạn làm SEO cho một trang giới thiệu sản phẩm dịch vụ, bạn sẽ nhấn mạnh những từ khóa liên quan bằng cách in đậm nó. Đây là một cách để tạo “sức hấp dẫn” cho các từ khóa với công cụ tìm kiếm. Đồng thời trong danh mục này bạn nhắc tới tên một sản phẩm dịch vụ khác trong danh mục khác của website này và đặt link cho nó dẫn về danh mục đó. Đây chính là cách thứ 2 để giúp công cụ tìm kiếm đánh giá thứ hạng của web một cách tốt hơn.

SEM (Quảng Cáo Google Adwords) cũng là một cách để web chiếm được những vị trí “ngon lành” trong bảng kết quả của công cụ tìm kiếm. Nói cách khác thì SEM là dịch vụ quảng cáo của công cụ tìm kiếm và bạn sẽ phải trả phí để được sử dụng dịch vụ đó. Điều này tương tự như bạn phải bỏ tiền để mua một tấm vé để có được chỗ ngồi trong rạp chiếu phim, và chỗ ngồi đó của bạn càng gần với sân khấu thì sẽ càng có giá đắt hơn. SEM cũng vậy, nếu bạn muốn sở hữu được những từ khóa tốt và có được vị trí tốt nhất trong bảng kết quả tìm kiếm thì bạn cần phải trả giá cao hơn cho nhà cung cấp dịch vụ.

Chi phí của SEO và SEM là khác nhau. Nếu sử dụng dịch vụ SEM thì bạn sẽ phải bỏ ra một mức phí cao hơn, đặc biệt là đối với những ngành có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Để giảm bớt chi phí, bạn nên lựa chọn một thị trường ngách (tức là một phần nhỏ trong toàn bộ thị trường đó), hoặc lựa chọn những từ khóa bớt cạnh tranh hơn. Với cách này thì vẫn đảm bảo để web của bạn vẫn có thể tiếp cận với nhóm khách hàng tiềm năng một cách chính xác nhất.

Để phân biệt rõ hơn SEO và SEM thì bạn có thể quan sát hình vẽ dưới đây:



Theo đó bạn thấy rằng:

*SEO là những kết quả tìm kiếm tự nhiên trong bảng kết quả của công cụ tìm kiếm. Sử dụng dịch vụ này bạn sẽ không phải trả phí cho Google.  

Từ đó chúng ta có thể hiểu rằng, SEO chính là “quả ngọt” mà bạn đã gặt hái được sau những nỗ lực của mình trong một thời gian nhất định. Đó là một sự “đền đáp” rất tự nhiên cho những gì mà bạn đã làm: tạo dựng một cấu trúc website tốt, cập nhật nội dung liên quan và có giá trị thường xuyên, lựa chọn từ khóa tốt…tất cả những điều đó giúp website của bạn hấp dẫn công cụ tìm kiếm và được đánh giá cao.

Bạn cần phải nhớ là để duy trì kết quả bền vững của SEO chúng ta cần có một web tốt cho công cụ tìm kiếm, đó cũng chính là một nền tảng tốt nhất để tiến hành các hoạt động khác một cách suôn sẻ.

*SEM chiếm giữ vị trí dễ thấy nhất trong bảng kết quả tìm kiếm. Và để có được vị trí này, người chủ website phải trả phí cho dịch vụ Google Adwords. Và vì đã trả tiền nên hẳn nhiên các website đó sẽ được xuất hiện ở vị trí “đắt” nhất.

Bạn cũng nên ghi nhớ rằng, kết quả mà SEM mang lại là rất nhanh chóng, tuy nhiên hiệu quả mà nó mang lại là không thể sánh kịp với kết quả của SEO. Bởi đơn giản nó không phải là một kết quả tự nhiên, bạn bỏ tiền ra để có được vị trí đó chứ không phải vì uy tín của website, thế nên tất nhiên sẽ không nhận được niềm tin từ nhiều khách hàng. 

2. Chiến lược nội dung:

Có thể khẳng định luôn rằng: trong kinh doanh trực tuyến thì nội dung luôn nắm vai trò quan trọng số 1. Nếu không sở hữu một nội dung hữu ích, phong phú và có sức hấp dẫn thì mọi nỗ lực để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đều là vô nghĩa. Hơn thế, nội dung của website cần phải có sự sáng tạo, tuyệt nhiên không sao chép, xoay quanh chủ đề sản phẩm, dịch vụ thì mới mong mang lại được kết quả như ý muốn. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta cần có sự đầu tư lớn cả về thời gian, công sức và cả về mặt nhân sự.


Nội dung là Vua

Trong phần này chúng ta sẽ cùng nói về:

-Nội dung cho web

-Nội dung cho blog

-Nội dung cho Newsletter gửi tới các khách hàng tiềm năng 

-Nội dung cho giao tiếp trên mạng xã hội

-Nội dung cho Youtube

-Nội dung bằng hình ảnh và video clip

Theo đó, để xây dựng và sử dụng nội dung hiệu quả thì bạn cần thiết phải liệt kê và phân biệt được sự tương thích của nội dung với công cụ. 

Với website thì nột dung sẽ bao gồm cả những thông tin tĩnh và động. Trong đó những thông tin tĩnh thường là: bài giới thiệu vể web, công ty, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm. Những thông tin này rất ít hoặc rất lâu có sự thay đổi. Ngược lại, những thông tin động thường sẽ được thay đổi, cập nhật thường xuyên như: tin tức về công ty, tin tuyển dụng, các chương trình khuyến mãi…

Tương tự vậy, bạn cũng cần xác định xem nội dung trên blog sẽ tập trung vào những vấn đề gì? tần suất up mới là bao nhiêu lần/tuần (tốt nhất là nên mang những thông tin hữu ích đến cho khách hàng và up mới 2 lần/tuần hoặc nhiều hơn)

Nội dung trên Newsletter cũng cần xoay quanh những vấn đề về sản phẩm, dịch vụ và nên tư vấn cho khách hàng và các khách hàng tiềm năng biết cách sử dụng dịch vụ, sản phẩm của bạn. Với Newsletter thì tần suất cập nhật nên là 1 lần/tháng.

Câu hỏi cần giải quyết tiếp theo là cần khai thác chủ đề cho các bài viết trên blog và Newsletter từ nguồn nào? Bạn có thể dựa theo một số gợi ý dưới đây:

-Đề tài khai thác từ chính nhân viên của công ty. Hãy tổ chức những buổi họp nhóm, bạn sẽ dễ dàng tập hợp được rất nhiều chủ đề cho blog.

-Lấy ý tưởng từ những thông tin trên mạng. Internet là một nguồn tài nguyên rộng lớn và giàu có để gợi cho bạn những ý tưởng mới. Đừng bỏ qua những nguồn tài liệu từ các trang nước ngoài. Và vì thế bạn cũng đừng để những hạn chế về mặt ngôn ngữ bó hẹp lại đề tài của mình một cách đáng tiếc, nếu không có vốn ngoại ngữ tốt thì Google Translate là một trợ lực khá hiệu quả.

-Ý tưởng từ những thắc mắc của khách hàng: Những phản hồi từ khách hàng chắc chắn sẽ là một nguồn đề tài luôn mang tính thiết thực, hữu ích và tạo được sự tương tác cao giữa web của bạn với khách hàng. Đây đồng thời cũng là cách để bạn “gãi đúng chỗ ngứa” cho khách hàng và được họ yêu quý, tin tưởng hơn.

Khi đã tìm được đề tài và chuẩn bị triển khai bài viết, bạn cần lưu ý những điều sau:

-Hãy luôn nhắc mình rằng đối tượng mà bài viết của bạn hướng đến phải luôn là những khách hàng. Họ không phải là những cỗ máy hay công cụ tìm kiếm, do đó nếu bạn có cách triển khai và diễn đạt vấn đề theo mục đích chính là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm thì sẽ rất khó để chiếm được cảm tình của khách hàng (ví dụ như nhồi nhét từ khóa, bố cục nội dung không rõ ràng…). Giải pháp hiệu quả cho vấn đề này là cần chọn những nội dung có ý nghĩa, hữu ích cho người đọc, có cách diễn đạt, bố cục và nhìn nhận vấn đề sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo dễ hiểu, liên kết linh hoạt với sản phẩm và dịch vụ cũng như những điểm nổi bật, riêng có mà công ty bạn có thể mang đến cho khách hàng.

-Bài viết cần có hình ảnh minh họa với số lượng hợp lý. Một bài viết có quá nhiều hình ảnh sẽ trở nên rối rắm cho người đọc và nặng nề, khó chấp nhận đối với công cụ tìm kiếm. Do đó chỉ nên đưa một số lượng hình ảnh vừa phải, dưới mỗi hình ảnh nên có chú thích (có kèm từ khóa) cho ảnh. Điều này sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm dễ nhận biết hơn.

-Không sao chép nội dung. Bài viết nhất định không được có sự trùng lặp giữa các danh mục trong cùng một trang và đặc biệt là trùng lặp với các website đã có trước đó. Nếu bị công cụ tìm kiếm phát hiện ra sự sao chép này, trang của bạn sẽ bị đánh giá thấp và rất khó để lên hạng, thậm chí có trường hợp xấu nhất là sẽ không ghé thăm website của bạn nữa, từ đó nguy cơ web bị “bức tử” là rất cao.

-Trong bài viết hãy tô đậm những cụm từ khóa quan trọng và đặt link hợp lý, tạo liên kết sang các danh mục khác một cách thật tự nhiên, đừng để người đọc cảm thấy sự “vô duyên” của bạn khi cố tình nhồi nhét từ khóa một cách thật “lố” và vô thưởng vô phạt.

-Mật độ từ khóa trong bài nên ở mức vừa phải để không gây nhàm chán, làm mất đi sự hài hòa của bài viết.

-Cập nhật tin tức mới một cách liên tục. Điều này giúp thu hút lượng truy cập tốt hơn, tăng khả năng quay trở lại thường xuyên của người đọc.

-Bao gồm thông điệp kích thích hành động. Đó có thể là lời khuyến khích khách hàng đặt câu hỏi, tạo điều kiện để họ bình luận, phản hồi, mời khách hàng dùng thử sản phẩm…những thông điệp này cần ngắn gọn và không quên kèm theo địa chỉ, cách thức liên hệ.

Cần lưu ý là thông điệp trên mạng xã hội cần có sự kích thích hành động

một cách mạnh mẽ hơn. Tức là nên tạo một chủ đề “nóng”, gây tranh cãi đồng thời phản ứng một cách linh hoạt, sáng tạo với những phản hồi của khách hàng.
Nội dung cho youtube mang đặc trưng là video, cần có cả hình ảnh, thuyết minh. Do đó thời gian chuẩn bị sẽ lâu hơn, kinh phí cũng sẽ tốn kém hơn. Khi tạo một kênh youtube, bạn cũng cần xác định xem đối tượng hướng đến của mình là ai? Họ muốn biết những gì và phải làm thế nào để kích thích được hành động của họ? Trong clip bạn cũng đừng quên lồng đường link website và các thông tin liên hệ của mình.

3. Chiến lược lựa chọn từ khóa

Một hệ thống từ khóa tốt sẽ đáp ứng được các yêu cầu như: phù hợp với việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, nằm trong thói quen dùng từ tra cứu của khách hàng, bên cạnh đó hệ thống từ  khóa tốt còn nhất thiết phải tạo được sư thân thiện với công cụ tìm kiếm để tốt cho việc làm SEO của bạn.
Để có một hệ thống từ khóa tốt, chúng ta cần:

1. Liệt kê danh sách những từ liên quan đến dịch vụ, sản phẩm dựa trên tiêu chí là phải mô tả chính xác sản phẩm, dịch vụ, không quá ngắn hay dài. Điều quan trọng nhất là bạn cần xác định được đâu là điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ cũng như nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Có thể sử dụng site Tool  để tìm các từ khóa liên quan.

2. Sử dụng các cong cụ hỗ trợ như Google wordkey Tool Suggestinon hoặc wordtracker.com …để phân tích khả năng, xu hướng tra cứu của các từ khóa này trên mạng.

Sau khi đã phân tích và cân nhắc, chúng ta cần xây dựng website về nội dung cho thật tốt. Đồng thời với đó hãy mở một blog để chạy thử nghiệm, có thể là blog Opera hoặc blog Wordpress. 

Bạn cũng cần lưu ý là các từ khóa sẽ không có giá trị sử dụng vĩnh viễn, tùy theo thời điểm cũng như sự phát triển của dịch vụ, sản phẩm, xu hướng của khách hàng mà từ khóa cần thay đổi cho thích hợp với nhu cầu tra cứu. Tuy nhiên cũng cần nhớ là không nên thay đổi từ khóa liên tục vì sẽ gây khó cho việc công cụ tìm kiếm nhận biết ra website của bạn.

ĐT
Bài viết liên quan
  1. Dich Vu SEO
  2. Quang Cao Google
  3. SEO là gì