Trang chủ » Tư vấn »Thủ thuật làm SEO» Hướng dẫn SEO

Ngày tạo: 19/07/2014

Hướng dẫn SEO



Khi mới bắt đầu làm SEO vào năm 2004, tôi đã đọc hàng loạt sách về SEO, học trên các blogs, diễn đàn. Tuy nhiên việc làm SEO của tôi không tiến triển nhiều cho lắm, mặc dù cũng có một ít tiến bộ. Hiểu được nỗi khổ của những người mới bắt đầu vào nghề SEO, nên tôi đã quyết định viết bài viết này. Sau hơn 12 năm làm SEO, tôi đã đúc kết được một số quy tắc cơ bản trong làm SEO, tôi tập hợp những bước cơ bản đó trong bài viết này.

Lưu ý:
1. Bên dưới chỉ là những bước cơ bản để làm SEO, không phải là từng bước hướng dẫn step-by-step
2. Mặc định là bạn đã có website rồi

Bài viết này gồm có 5 phần chính:

1. Tìm hiểu và chọn từ khóa phù hợp cho website
2. Xây dựng nội dung như thế nào cho hiệu quả
3. Xây dựng kiến trúc website thật tốt
4. Tối ưu hóa On-page cơ bản
5. Xây dựng backlink hiệu quả

1. Tìm hiểu và chọn từ khóa phù hợp cho website

Sai lầm lớn nhất và phổ biến nhất của hầu hết những người mới làm SEO là không nghiên cứu kỹ từ khóa, dẫn đến chọn sai từ khóa để làm SEO. Tôi liệt kê những sai lầm phổ biến nhất

1. Chọn từ khóa quá rộng, có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, công ty của bạn chuyên sản xuất Sơn, và từ khóa bạn chọn để làm SEO là "son", đó là một từ khóa quá rộng và quá khó để làm SEO. Tôi sẽ hướng dẫn bạn chọn từ khóa trong phần sau
2. Chọn từ khóa có quá ít người tìm kiếm. Do đó, nếu từ khóa này có lên dược TOP 3 đi chăng nữa thì bạn vẫn không có lợi từ việc làm SEO do không có khách hàng nào truy cập vào website của bạn từ từ khóa không hiệu quả đó.
3. Chỉ làm SEO 1 từ khóa duy nhất. Trước khi thuật toán Panda, Penguin, Hummingbird xuất hiện thì việc này vẫn ổn. Nhưng sau khi 3 thuật toán đó xuất hiện thì việc làm SEO 1 từ khóa là hoàn toàn sai lầm. Thứ 2, khi làm SEO tức là bạn đang xây dựng thương hiệu cho công ty bạn, do đó bạn phải xây dựng uy tin từ những thứ nhỏ nhất, điều đó có nghĩa là bạn phải làm SEO cho rất nhiều từ khóa để xây dựng độ tin tưởng của Google, từng bước, từng bước xây dựng uy tín với Google. Bạn nên làm SEO cho hàng chục từ khóa, thậm chí là hàng trăng từ khóa. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về cách làm SEO tổng thể cho website trong một bài khác.

Nào hãy bắt đầu nghiên cứu từ khóa và chọn từ khóa phù hợp cho bạn. Tất nhiên là bạn là người hiểu rõ ngành kinh doanh của bạn nhất, và bạn sẽ đưa ra được tất cả các từ khóa chinh. Trong ví dụ bên dưới, tôi sẽ lây lại từ khóa về Sơn

Bước 1: Chi từ khóa Sơn thành nhiều ngành nhỏ khác nhau như: Sơn Nước, Sơn Dầu, Sơn Chông Thấm. Nếu bạn là công ty bán Sơn, bạn có thể chia theo nhãn hiệu như Sơn ICI, Sơn Nero, Sơn Nippon...
Bước 2: tìm kiếm những từ khóa dài có liên qua đến những từ khóa ở bước 2
Bước 3, 4, 5: lập lại bước 2 cho đến khi xuất hiện những từ khóa không ai tìm.

Độ khó 1

Độ khó 2

Độ khó 3

Độ khó 4

Son

 

 

 

 

Son Nuoc

 

 

 

 

Son Ngoai That

 

 

 

 

Son Ngoai That Dep

 

 

 

son ngoai that nao tot nhat

 

 

Son Noi That

 

 

 

 

Son Noi That Dep

 

 

 

Son Noi That Gia Re

 

 

 

Son Noi That Phong Khach

 

 

Son Nuoc Cao Cap

 

 

Son Dau

 

 

 

Son Chong Tham

 

 


OK, đến đây bạn đã hiểu được ý tôi rồi phải không? Nhiệm vụ của bạn đến bước này là điền đầy đủ tất cả các từ khóa có liên quan đến dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn. Để thực hiện thành công bước tìm hiểu và chọn từ khóa, bạn hãy đầu tư ít nhất 4-10h để chọn từ khóa, hãy đầu tư thật nhiều thời gian vào việc nghiên cứu và chọn từ khóa, bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.

Khi bạn làm SEO cho tất cả các từ khóa ở bảng bên trên (có thể lên đến hàng trăm từ khóa), thì những từ khóa dài sẽ có khả năng lên TOP 10 Google trước. Từng bước, từng bước như vậy, lượng khách hàng của bạn càng tăng và độ tin tưởng của Google và website của bạn cũng tăng.

Nghiên cứu từ khóa bằng Google Keyword Planner
Truy cập vào website https://adwords.google.com/KeywordPlanner, các thông số bạn cần phải chú ý đến lượt tìm kiếm, độ cạnh tranh và tiền quảng cáo cho các từ khóa. Bạn hãy lập ra một bảng gồm 4 cột như sau:



Chỉ số Lượt tìm kiếm (theo tháng) là quan trọng nhất, chỉ số này báo cho bạn biết sẽ có bao nhiêu lượt tìm kiếm trong tháng. Nếu chỉ số này cao quá, bạn sẽ rất khó làm SEO vì chắc chắn sẽ có rất nhiều đối thủ. Ngược lại, nếu Lượt Tìm Kiếm quá thấp thì bạn sẽ không có khách hàng dù từ khóa của bạn nằm trong TOP 10.

Chỉ số "Số Tiền" sẽ báo cho bạn biết từ khóa đó có quan trọng hay không. Số tiền càng cao, có nghĩa là có nhiều người tham gia quảng cáo, từ khóa đó rất quan trọng. Bạn có thể double check chỉ số này bằng cách tìm trên Google, nếu thấy có nhiều quảng cáo Google Adwords xuất hiện thì đúng là từ khóa đó quan trọng.

Chỉ số Độ Cạnh Tranh. Theo kinh nghiệm của tôi thì chỉ số này để tham khảo thôi, không chính xác cho lắm. Ví dụ từ khóa "Son Nuoc Trong Nha" thì làm sao có độ cạnh tranh cao hơn từ khóa "Son" được

Ví dụ 2: nghiên cứu và chọn từ khóa cho web bán hàng sản phẩm, tôi sẽ lấy ví dụ về Máy Chiếu



Tương tự như ví dụ trên, ví dụ này chi từ khóa chính của bạn thành 3 cấp, đến cấp thứ 3 là cấp tên máy chiếu cụ thể, đối với những từ khóa này rất dễ làm SEO. Đến đây bạn đã hiểu về qui trình tìm hiểu từ khóa rồi. Nào, đến lúc bạn thực hành rồi đấy, hãy dành ít nhất 4h làm việc liên tục để nghiên cứ từ khóa và chọn từ khóa. Sau khi chọn từ khóa xong, hãy nghỉ ngơi 1 lúc, suy nghĩ kỹ một lần nữa và quay trở lại để nghiên cứu tiếp từ khóa!

2. Suy nghĩ về chủ đề từ khóa của bạn

Sử dụng những chủ đề từ khóa sẽ giúp bạn giải quyết được nhiều vấn đề. Thay vì nâng thứ hạng cho một từ khóa cao siêu nào đó, sẽ tốt hơn nếu bạn làm cho nhiều từ khóa mà tập trung vào một ý tưởng nhất định. Nếu làm đúng, kết quả thu được sẽ ngạc nhiên đến ko ngờ.

Cách khó

Cách dễ hơn

Một từ khóa đơn lẻ

Nhiều từ khóa tập trung vào một chủ đề (100+)

Rộng

Cụ thể

Độ chứa thông tin nhiều

Độ chứa thông tin trung bình

Cạnh tranh cao

Cạnh tranh thấp-trung bình


Tôi chắc rằng bạn biết rõ về công việc kinh doanh của bạn, hiểu rõ đối tượng mà bạn nhắm tới và hiểu rõ bạn đang tìm kiếm lưu lượng đăng nhập, thanh toán, hoặc cả hai. Bất kể bạn muốn gì đi chăng nữa, một quy tắc luôn luôn đúng: bạn càng cụ thể chủ đề của bạn, bạn sẽ càng dễ dàng đạt được vị trí cao trong công cụ tìm kiếm.

Đây là những nguyên lý căn bản, nhưng bạn sẽ gặp đi gặp lại nó. Nếu chủ đề của bạn là Cửa Cuốn, bạn sẽ thấy là từ khóa “Cửa Cuốn” rất khó để đạt thứ hạng cao, nhưng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn thêm vào “Cửa Cuốn Cao Cấp” – và dễ dàng hơn nữa cho từ khóa “ Cửa Cuốn Cao Cấp tại TPHCM”.

Đừng quá vội tập trung vào những từ quá cụ thể - những điều bạn cần trước hết là hiểu rõ chủ đề chung của bạn. Bước tiếp theo sẽ là tìm ra những từ bổ trợ cho từ khóa của bạn.

3. Tìm ra những từ bổ trợ

Những từ bổ trợ là những từ tạo thêm tính cụ thể và làm rõ nội dung muốn truyền tải cho từ khóa của bạn. Nó có thể có rất nhiều dạng:

- Thời gian: 2013, 2014, tháng 12, buổi sáng…
- Giá cả/chất lượng: rẻ, mắc
- Địa điểm: HCM, TPHCM, Hà Nội...

Mục tiêu ở đây là tìm ra càng nhiều từ bổ trợ phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn càng tốt. Đây là một vài công cụ từ khóa có thể giúp bạn, một vài công cụ được ưa chuộng như Wordstream, Keyword Spy, SpyFu, và Bing Keyword Tool và Ubersuggest.

Ubersuggest là công cụ luôn được ưa chuộng từ trước đến nay bởi tính nhanh chóng là hiệu quả của nó. Chỉ cần trả lời một vài câu hỏi khảo khát, công cụ này đưa ra hơn 100 từ khóa dựa trên tính năng Tự Hoàn Thiện của Google – dựa trên chính nghiên cứu từ Google.

4. Lựa ra những từ khóa tốt nhất trên Google

Bây giờ bạn đã có trong tay vài chục cho tới vài trăm từ khóa để bắt đầu nhập vô Google Adwords Keyword Planner.

Mẹo 1: Trong khi bạn có thể chạy hàng trăm từ khóa một lần với Google’s Keyword Planner, bạn sẽ có được đa dạng hơn nếu bạn giới hạn mỗi lần chạy xuống còn 5 tới 10 từ một lần.
Sử dụng tính năng “Exact” khi tìm kiếm, Chúng ta đang tìm kiếm 10 đến 15 từ khóa có liên quan với độ thông tin vừa phải và ít tính cạnh tranh.

Mẹo 2: Hãy cẩn thận khi đặt niềm tin của bạn nào cột “Competition” trong Google Adwords Keyword Planner. Nó dựa trên sự chi trả nhiều hay ít chứ không phải dựa trên tìm kiếm của người dùng.

5.    Hãy có chiến lược để nâng cao tính cạnh tranh cho từ khóa của bạn

Bây giờ thì chúng ta đã có bộ từ khóa căn bản, điều kế tiếp là xem coi bạn đã thật sự có thể nâng thứ hạng cho các bộ từ khóa của bạn chưa. Bạn có 2 phương pháp cơ bản trong việc nâng thứ hạng cạnh tranh của mình:

1.    Công cụ tự động hóa giống như Keyword Difficulty Tool
2.    Eyeballing the SERPs

Nếu bạn là thành viên của SEOmoz PRO (hoặc chỉ là sử dụng miễn phí)  bản tính Keyword Difficulty Tool – với mỗi 100 điểm, mỗi từ khóa mà bạn nhập vô sẽ được đánh giá mức độ cạnh tranh của nó.

Những từ khóa được đánh giá từ 60 đến 70+ là những từ khóa tiêu biểu của tính cạnh tranh cao, trong khi những từ được đánh giá từ 30 đến 40 có thể được coi là có tính cạnh tranh thấp.

Để có được ý tưởng tốt về điểm mạnh của bạn, hãy lấy từ khóa có tính cạnh tranh cao nhất, hạng 1 hoặc 2, và chạy những từ khóa đó vào công cụ.

Ngay cả khi không có công cụ tự động, cách tốt nhất để bạn đẩy mạnh tính cạnh tranh là eyeball the SERPs. Trả lời một vài câu hỏi khảo sát (mang tính chung) cho từ khóa của bạn và hãy tự trả lời những câu hỏi sau:

- Những kết quả đầu tiên đã là tối ưu cho từ khóa của bạn chưa?
- từ khóa đã nằm trong title tag, URL, website chưa?
- Tên của trang web và tên miền URL là gì?
- Những kết quả đầu tiên có nằm trong chủ đề từ khóa không?
- Những tiêu đề liên kết là gì?
- Bạn có thể tìm ra nguồn tốt hơn cho từ khóa này không?

Bạn không nhất thiết phải xếp hạng 1 cho bất kì từ khóa được chọn nào để có được lưu lượng đăng nhập, bạn chỉ cần dễ dàng nằm trong top 5 trong công cụ tìm kiếm.

Với những chủ đề từ khóa, điều kì diệu thường đến với những từ khóa mà bạn không bao giờ ngờ tới được.

Vậy làm sao để bạn có thể cải thiện vị trí của bạn cho nhiều những từ khóa liên quan khác? Hãy bàn về nội dung, mô hình kiến trúc, SEO On-Page và xây dựng liên kết.

Phần 2. Xây dựng nội dung hiệu quả - Content is King

Hãy luôn luôn nhớ rằng Content is King, do đó bạn phải xây dựng nội dung thật tốt cho website. Ý tôi ở đây là xây dựng nội dung thật tốt cho người đọc chứ không phải xây dựng nội dung cho các công cụ tìm kiếm. Hãy viết nội dung thật tự nhiên, đúng văn phạm. Bạn không nên vì một từ khóa mà thay đổi nội dung bài viết của bạn.

Thuật toán Google Panda là để xóa sổ những website có nội dung rất kém. Do đó, nếu website của bạn có nội dung không tốt thì sẽ bị Google Panda phạt. Và khi bị Google Panda phạt thì bạn sẽ không thể làm SEO được nữa.

6.    Tạo dựng giá trị

Nội dung mà không có giá trị thì chỉ là spam.

Trong ví dụ Google Algorithm Update ở trên, chúng ta đã có thể dễ dàng đơn giản chỉ là viết 100 bài viết về Google’s Algorithm và chờ nó được lên hạng. Thay vào đó, câu chuyện bắt đầu bằng câu hỏi làm sao chúng ta có thể tạo được một nguồn có giá trị cho người đọc.

Đối với chủ đề từ khóa của bạn, hãy tự hỏi trước tiên làm sao bạn có thể tạo dựng giá trị?

Có được giá trị thì khó hơn là những từ ngữ đơn thuần, những ngược lại giá trị mang lại phần thưởng gấp 100 lần. Giá trị xây dựng một tương lai và thuật toán bền vững, tự xây dựng liên kết và thu hút được khách hàng trung thành.
Giá trị có thể xuất hiện dưới nhiều dạng. Nó là sự kết hợp của:
- Tính có ích
- Phản ứng cảm xúc
- Quan điểm (tích cực hoặc tiêu cực)
- Giá trị nhận thức, bao gồm sự nổi tiếng của tác giả
Nội dung của bạn không nhất thiết phải bao gồm đủ 4 yếu tố trên, nhưng nên có một hoặc nhiều hơn để đạt được thành công.

7.    Định hướng nội dung

Như đã nói ở trên, bản kế hoạch này đòi hỏi bạn phải có ít nhất một đường link thử, vì bây giờ là thời diểm để suy nghĩ về cấu trúc nội dung của bạn.

Cách tốt nhất để truyền tải giá trị thông qua chủ đề của bạn là gì?

- Biểu đồ
- Loạt video
- Công cụ mới
- Loạt phỏng vấn
- Slide deck
- Hướng dẫn
- Q&A
- Website hoặc một bài blog đơn giản

Cũng có thể kết hợp tất cả các cách trên. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn truyền tải nội dung của bạn bằng nhiều cách khác nhau và nhiều kênh khác nhau.

Không nhất thiết tát cả các nội dung của bạn phải được lan rộng, nhưng ít nhất bạn cần có một “con át chủ bài” nổi trội hơn tất cả những thứ khác đang có để bạn có thể dựa vào nó mà phát triển.

8.    Tiêu đề - Công việc quan trọng nhất

Hãy dành ra tối thiểu 2 tiếng để viết tiêu đề của bạn.


Nghe có vẻ buồn cười? Nếu bạn là một người viết tiêu đề dày dặn kinh nghiệm như Rand Fishkin, bạn có thể không theo luật này. Còn lại với tất cả chúng ta, thật sự rất khó để có thể chuyển tải một cách toàn diện giá trị qua một tiêu đề.

Hãy viết ra ít nhất 50 hoặc hơn tiêu đề trước khi chọn một cái. Nghiên cứu thêm về những tiêu đề thành công trên Inbound.org, mashable, Wired, hoặc là một tạp chí ưa thích của bạn.

9.    Chiều rộng và chiều sâu – Tại sao lại quan trọng?

Nội dung của bạn nên dài bao nhiêu là đủ? Một câu hỏi khác hay hơn: Độ sâu của nó như thế nào là vừa phải? Lấy độ dài của một nội dung làm thước đo thì thật là một việc tồi tệ, thay vào đó, độ sâu của nội dung sẽ giúp bạn nhiều hơn trong việc xếp hạng.

1. Thêm vào những nội dung độc đáo để tránh trùng lặp
2. Đào sâu vào khám phá từng chủ đề giúp nội dung của bạn có ích nhiều hơn
3. Nội dung nhiều, chất lượng mang lại nhiều liên kết và có xếp hạng cao

Độc đáo

Tối thiểu nội dung của bạn phải có được một sự khác biệt để có thể được xếp hạng. Báo cáo của Google cho rằng một vài câu đôi khi là đủ, nhưng thực tế một vài trăm chữ thì mới được cho là an toàn.

Cơ hội lâu dài

Đây là nơi điều kì diệu bắt đầu. Bạn đi càng sâu vào nội dung, khám phá càng sâu vào một chủ đề, bạn sẽ càng có cơ hội đưa nội dung của bạn thành “định nghĩa”
Nội dung càng được trở thành “đình nghĩa” thì sẽ càng trả lời được nhiều các câu hỏi được tìm kiếm.

Trả lời được càng nhiều các câu hỏi đươc tìm kiếm, bạn càng có nhiều lượt truy cập.

Những người thu thập thông tin của Google sẽ liên tục đọc nội dung của bạn để quyết định xem nó có liên quan đến các từ khóa được tìm kiếm hay ko. Họ đánh giá từng đoạn văn, từng tiêu đề, hình ảnh và nhiều hơn nữa để hiểu rõ về page của bạn. Về lâu dài, Nội dung có chiều sâu thường đưa ra được nhiều điều có liên quan hơn là chỉ một vài câu ngắn.

Chiều sâu, chiều rộng và các liên kết

Một nghiên cứu về các mối tương quan đã cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa xếp hạng và số lượng từ trong nội dung.
“Độ dài của một HTML và HTML trong <body> tag là yếu tố tương quan cao nhất.
Trong khi các yếu tố này có thể không liên quan tới thuật toán, nhưng nó là một tín hiệu tốt mà Google đang tìm kiếm: một nội dung có chất lượng, nội dung mà trong đó có độ dài ít nhất là một vài trang.”

Điều này có thể đưa ra cho chúng ta thấy rằng nội dung dài, có chất lượng sẽ được nhiều liên kết hơn. John Doherty đã nghiên cứ về mối quan hệ giữa độ dài của một bài post trên blog SEOmoz và số lượng liên kết nó thu được, và đã tìm ra được mối quan hệ mật thiết.

10.    Nội dung có chất lượng

Nếu bạn không tập trung vào số lượng từ ngữ thì làm sao bạn có thể thêm “chiều sâu” vào cho nội dung của bạn? Các nhà SEOs đã có nhiều bài viết về việc Google đánh giá nội dung như thế nào bao gồm đo lường dựa trên số lượng người đọc, văn phạm, chính tả và thậm chí là cấp bậc của tác giả. Đa số chỉ là phỏng đoán nhưng rõ ràng Google có những thước đo riêng để phân biệt nội dung tốt và tệ.

Đây là một nguồn thông tin ưa thích của tôi mà Google đã công bố cách đây không lâu sau khi nâng cấp Panda.
Google: Những tiêu chí nào đánh giá một site có chất lượng cao?
- Bạn có tin tưởng những thông tin được đưa ra trong bài viết không?
- Bài viết này được viết bởi một chuyên gia hay một người có đam mê và hiểu biết về chủ đề, hay chỉ là một chủ đề bình thường ?
- Bài viết này có lỗi chính tả, lỗi văn phong hay lỗi căn bản nào không?
- Bài viết có cung cấp nguồn thông tin chính thống, các bài báo cáo, nghiên cứu, phân tích chính thống hay không?
- Bài viết có chứa những phân tích sâu sắc hay những thông tin thú vị hơn bình thường không?
- Có trang nào bạn muốn đánh dấu lại, hoặc chia sẻ với bạn bè không?
- Bạn có muốn bài viết này được in ra thành sách, tạp chí hay sách giáo khoa không?
- Các trang viết có được chăm chút tỉ mỉ hay không?

11.    LDA, nTopic và từ ngữ trên page

Google chỉ là một cỗ máy, nó chưa thể hiểu page của bạn như một con người được, nhưng nó đang ngày càng tiến tới gần việc đó. Các công cụ tìm kiếm sử dụng nhiều thuật toán phức tạp để đánh giá từng câu, từng đoạn, từng khổ trong nội dung của bạn. Nó không chỉ muốn nắm được các từ khóa của bạn, mà còn muốn hiểu được chủ đề, mục đích và chuyên ngành của bạn nữa.

Làm sao bạn biết được nội dung của bạn phù hợp với mong muốn của Google?

Lấy ví dụ, nếu chủ đề của bạn là “nguyên liệu chế biến cho một bữa tiệc” thì Google sẽ mong muốn tìm được trong nội dung của bạn những món nướng, món khai vị, những món cao lương mĩ vị. Nội dung chứa những chủ đề như vậy sẽ có thể đạt được vị trí cao trong công cụ tìm kiến hơn là những page khác.

Vấn đề từ ngữ

Các nhà làm SEO đã khám phá ra rằng bằng cách sử dụng những từ ngữ cụ thể xung quanh một chủ đề có liên quan đến nội dung  như LDA và nTopic có thể đưa page lên vị trí cao trong xếp hạng.

Hiện nay một công cụ độc lập đang được sử dụng nhiều đó là keyword suggestion tool nTopic. Công cụ sẽ phân tích những từ khóa của bạn và đưa ra những từ khóa liên quan để bạn có thể cải thiện điểm liên quan của mình.

12.    Mô hình nội dung

Rõ ràng là chúng ta không thể truy cập vào máy tính của Google và lấy được những mô hình nội dung mẫu  của họ, nhưng có một cách dễ dàng hơn nhiều để phác thảo khung nội dung của bạn một cách vượt trội.

Sử dụng những chủ đề từ khóa mà bạn đã tạo từ đầu của bản kế hoạch này. Bạn đã làm xong nghiên cứu thông qua công cụ từ khóa của Google để tìm ra các nhóm từ khóa liên quan. Bằng cách kết hợp lại những chủ đề này vào nội dung sẽ giúp cho bạn tăng khả năng liên quan tới chủ đề chính của mình.

Ví du: Sử dụng case study về Google Algorithm được nhắc ở trên, chúng tôi nhận thấy nhiều từ khóa có liên quan tới chủ đề được xuất hiện lặp đi lặp lại, hết lần này đến lần khác trong suốt quá trình nghiên cứu từ khóa. Nếu xem xét nghiên cứu này trong hôm nay, chúng tôi sẽ thấy những cụm như “Penguin SEO” và “Panda Updates” xuất hiện liên tục trong kết quả tìm kiếm.

Lý do Google đề xuất những cụm này là vì họ cho rằng chúng có liên quan mật thiết đến từ khóa được tìm kiếm. Vì vậy bất cứ nội dung nào liên quan đến “Google Algorithm Change” đều được nhắc tới.

Mô hình Nội dung:

Từ khóa chính
: “Google Algorithm Change”
Những cụm từ khóa liên quan:
- Algorithm update
- Google change history
- Pengiun SEO
- Panda Updates
- Search Engine Optimization
- SEO help

13.    Thiết kế chiếm 50% tỉ lệ thành công

Nếu bạn có ý định xài tiền, hãy xài cho việc thiết kế. Một số lượng đầu tư nhỏ vào thiết kế mang lại kết quả vượt sự mong muốn. Một thiết kế tốt có thể:
- Giảm tỉ lệ bounce rate
- Tăng lượt view
- Tăng thời gian view
- Dành được nhiều liên kết
- Nhận được sự tin tưởng
Tất cả những điều trên đều giúp đạt được vị trí cao trong xếp hạng.
“Thiết kế không chỉ quan trọng, nó là nửa chặng đường đi đến sự thành công” Rand Fishkin.

Phần 3. Xây dựng kiến trúc website thật tốt

Sau đây là một vài bí mật đặc biệt của bản kế hoạch SEO: bạn không chỉ tạo một page để xếp hạng, bạn tạo nhiều page.

14. Cổng nội dung

Chỉ có rất ít những website thành công với chỉ một page. Google chỉ ra rằng nội dung và tính liên quan không chỉ dựa trên duy nhất page của bạn mà còn dựa trên những page xung quanh khác và liên kết với nó.

Sự thật là rất dễ để đạt thứ hạng cao nếu bạn tạo dựng nhiều cổng nội dung khai thác nhiều khía cạnh tập trung xoáy vào cùng  một chủ đề trung tâm.

Sử dụng “Siêu kinh điển” làm ví dụ, chúng tôi có thể tạo dựng một khu vực hoàn thiện riêng biệt, mỗi khu vực đào sâu vào một khía cạnh khác nhau của “Siêu Kinh điển”

- “Siêu Kinh Điển”
- Lịch sử siêu kinh điển
- Bàn thắng đẹp
- Cổ động viên
- Những bàn thắng đẹp nhất
- Những trận cầu hay nhất

15. Liên kết các cổng thông tin

Vì các page của bạn bây giờ khám phá nhiều khía cạnh khác nhau của cùng một chủ đề rộng, việc liên kết chúng lại là điều dễ hiểu.
- Trang “Bàn thắng đẹp” liên kết với trang “Những bàn thắng đẹp nhất”
- Trang về xây dựng liên kết sẽ liên quan tới trang biểu đồ
- Trang về Winston Churchill sẽ liên quan chính tới trang nội dung World War II

16. Xác định trung tâm của bạn

Các cổng nội dung sẽ hiệu quả hơn với một trung tâm chính. Hãy nghĩ tới trung tâm ở đây như là tranh chính, nơi mà mọi hoạt động overview hoặc nơi sẽ liên kết tới tất cả các trang nội dung đơn lẻ khác.

Trung tâm chính là trang chính của bạn. Thông thường, trung tâm này là một trang đặt liên kết hoặc trang chứa những trang phân loại khác. Nó là một trang điển hình với số link liên kết nhảy về nhiều nhất và thường là trang nền cho những khu vực khác trên site của bạn.


Phần 4. SEO On-Page: tối ưu hóa On-page cơ bản

17. Nắm vững kiến thức căn bản

Bạn có thể viết cả một cuốn sách về SEO On-Page. Nhưng nếu bạn là người mới tiếp cận với SEO, thì đây là bài viết cơ bản về SEO On-Page mà bạn nên thực hành.

Nâng cấp hơn một chút, hãy bắt đầu với những chiến lược cao cấp trong việc chiếm lợi thế cho chủ đề từ khóa và Trang chủ của bạn, những phạm vi mà những người mới vào nghề thường mắc sai lầm.

18. Liên kết nội cho người lướt web

Không phải tất cả các liên kết được tạo ra một cách bình đẳng” ( Một trong những câu nói hay nhất mà tôi được đọc trên blog). Khi bạn liên kết các trang với các cổng nội dung trong page của bạn, hãy ghi nhớ những yếu tố quan trọng sau:

- Liên kết từ những nội dung độc đáo bên trong truyền tải nhiều giá trị hơn những liên kết chuyển hướng
- Liên kết lên phía trên trang truyền tải nhiều giá trị hơn liên kết xuống dưới trang
- Liên kết trong văn bản HTML có tác dụng hơn liên kết hình ảnh

Khi liên kết các nội dung bên trong, tốt nhất nên làm cho các đường liên kết nổi bật và “bắt mắt” – Thông thường thì liên kết quan trọng nhất sẽ được đưa lên cao nhất trên page.

19.    Làm đa dạng những Anchor Text một cách tự nhiên

Nếu như bản update Google’s Penguin có dạy cho chúng ta được gì thì đó chính là một anchor text quá màu mè sẽ gây nên nhiều rắc rối. Khi bạn liên kết một cách tự nhiên và có chủ đích đến bất cứ nơi nào trên web của bạn, bạn tự động làm đa dạng anchor text của bạn. Liên kết nội cũng giống như vậy.

Đừng chọn những anchor text hợp với từ khóa của bạn, hãy chọn làm sao cho phù hợp với nội dung mà nó liên kết tới. Nói cách khác, điều này có nghĩa là liên kết nội với sự phối hợp giữa từ khóa cục bộ và những câu liên quan. Đừng ngần ngại liên kết mà không có một từ khóa tốt trong đó – link liên kết đó vẫn có thể truyền tải được những tín hiện có liên quan. Vì vậy khi bàn về liên kết thì làm thiếu vẫn an toàn hơn là làm thừa.

Hãy chọn những đoạn có tính miêu tả cao

Anchor Text mà bạn sử dụng nên cung cấp tối thiểu là những thông tin cơ bản về page mà nó sẽ liên kết tới.

Nên tránh:
- Viết những tiêu đề liên kết chung chung như “page”, “article” hoặc “click here”
- Sử dụng những tiêu đề không liên quan tới chủ đề mà page nó liên kết tới
- Sử dụng page’s URL để làm tiêu đề liên kết

20.    Title tags – 2 mẹo vặt

Chúng tôi cho rằng bạn chắc hẳn đã biết viết một thẻ tiêu đề mang tính thuyết phục cao. Ngay cả ngày nay, bộ nhớ từ khóa trong thẻ tiêu đề là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng nhất mà chúng tôi biết.

Vì vậy, Google ngày càng nghiêm khắc hơn về việc tối ưu hóa quá mức thẻ tiêu đề và dường như đã bỏ hẳn tiêu đề “written for SEO”. Hãy nhớ những mẹo này khi tạo thẻ tiêu đề cho bạn:

Tránh thẻ tiêu đề sáo rỗng

Thông thường mỗi thẻ tiêu đề đều được đi kèm với một khẩu hiệu kinh doanh hoặc một từ khóa chính nào đó, chẳng hạn:

- Plumbing Supplies – Chicago Plumbing and Fixtures
- Pipes & Fittings - Chicago Plumbing and Fixtures
- Toilet Seat Covers - Chicago Plumbing and Fixtures

Trong khi chúng ta không có nhiều diện tích cho thẻ tiêu đề, việc thêm vào cuối của mỗi thẻ những thông tin sáo rỗng như vậy không còn là một ý tưởng hay nữa. Thương hiệu hoặc một thông tin độc đáo mang tính mô tả cao thì tạm được, nhưng làm cho thẻ tiêu đề trở nên càng độc đáo càng tốt hiện đang là luật chơi hiện tại.

Tránh sự lặp lại không cần thiết


Google dường như đang bắt đầu bỏ hết những từ được coi là có hiện tượng “nhồi từ khóa”. Trong suốt những năm qua, có một luật không thay đổi đó là không bao giờ lặp lại từ khóa của bạn nhiều hơn 2 lần trong tiêu đề. Ngày nay, để an toàn hơn, bạn không nên lặp lại từ khóa quá 1 lần.

21. Tối ưu hóa quá mức: Tiêu đề, URLs và các liên kết

Viết cho người đọc không những cho bạn tăng lượt click (có thể làm tăng thứ hạng) mà còn làm cho bạn khó vướng vào rắc rối với các công cụ tìm kiếm.
Là những nhà làm SEO, chúng tôi thường có ý định lấy “điểm hoàn hảo” bằng việc kết hợp một cách chính xác thẻ tiêu đề, URLs và anchor text… Nhưng không may, trên thực tế thì nó không phải tự nhiên và Google đã nhận ra điều này.

22.    Dữ liệu có cấu trúc

Ngắn gọn và đơn giản; Hãy làm cho mọi trang web đều có dữ liệu có cấu trúc. Trong khi nó chưa được chứng minh là có sức ảnh hưởng tới việc lên hạng tìm kiếm nhưng những lợi ích trong tương lai có thể được nhận ra trong SERPs và chia sẻ phương tiện truyền thông xã hội.

Không có một luật lệ nhất định nào về dữ liệu có cấu trúc, nhưng những điều cần thiết phải biết là:

- Facebook Open Graph tags
- Twiter Cards
- Authorship
- Publisher
- Business Information
- Reviews
- Events

Thành thật mà nói thì nếu bạn không có dữ liệu cấu trúc khi tạo page thì bạn đang đi sau thời đại đấy.

Phần 5. Xây dựng backlink hiệu quả

23.    Luật 90/10 về xây dựng liên kết

Bản kế hoạch này gồm 25 bước để nâng cấp thứ hạng cho nội dung của bạn, nhưng chỉ có 3 bước cuối là hướng dẫn về xây dựng liên kết. Tại sao lại ít vậy? Bởi vì bạn nên đầu tư 90% công sức của mình vào việc xây dựng một nội dung hoàn hảo, và 10% còn lại cho việc xây dựng các liên kết. Trước đây, hầu hết các công ty SEO, dịch vụ SEO chỉ tập trung vào việc xây dựng liên kế cho bạn, không hề quan tâm đến việc xây dựng nội dung website cho bạn, đây là một sai lầm chết người.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xây dựng các liên kết thì có thể là do bạn đã đi ngược lại với luật 90/10 này. Tạo dựng được một nội dung hoàn hảo trước tiên sẽ giúp bạn giải quyết được hàng đống vấn đề sau đây:

- Nội dung tốt làm cho việc xây dựng liên kết dễ dàng hơn
- Thu hút được nhiều liên kết có chất lượng trong thời gian ngắn
- Tự động xây dựng liên kết kể cả khi bạn đang ngủ hoặc đi du lịch

Nếu bạn lạ nước lạ cái, có thể bạn sẽ phải cần nhiều hơn là 10% trong việc xây dựng cái mối quan hệ. Nhưng đừng vì điều đó mà bỏ lơ đi việc hoàn chỉnh một nội dung có giá trị, một nội dung mà người ta sẽ tự liên kết với bạn mà chưa chờ bạn xin phép.

24.    Xây dựng liên kết chính là xây dựng các mối quan hệ - tốt và xấu

Bản kế hoạch này không đi vào cụ thể việc xây dựng liên kết, vì có hàng trăm cách để có thể xây dựng được những liên kết tốt. Sau đây là một số nguồn tài liệu mà tôi khuyen các bạn nên đọc:

1.    Jon Cooper's Complete List of Link Building Strategies
2.    StumbleUpon Paid Discovery
3.    Citation Labs
4.    Promoted Tweets
5.    Ontolo
6.    eReleases - Press releases not for links, but for exposer
7.    BuzzStream
8.    Paddy Moogan's excellent Link Building Book

Những nguồn này cho bạn những công cụ và chiến thuật cơ bản cho một chiến dịch xây dưng liên kết thành công. Nhưng nên nhớ rằng mọi xây dựng liên kết tốt đều dựa trên việc xây dựng mối quan hệ.

Những người xây dựng liên kết thành công hiểu rõ điều này và họ tận dụng mọi mối quan hệ và các mối liên hệ mà họ có. Ngay cả một thư tiếp cận cộng đồng đơn giản cũng có thể được nâng cao lên thành một dạng xây dựng mối quan hệ.

25.    Thắt chặt các mối liên kết của bạn … mãi mãi

Sự thật là đối với các chuyên gia, xây dựng liên kết là công việc không có điểm kết thúc. Mỗi nội dung và mỗi chiến dịch xây dựng liên kết xếp thành từng lớp phía trên những nội dung trước như một tổng thể thống nhất.

Hãy liên kết nối một cách tốt nhất.



Bài viết liên quan
  1. Dich Vu SEO
  2. Quang Cao Google
  3. SEO là gì