Trang chủ » Tư vấn »Để có một website hiệu quả» Những lỗi thường gặp khi thiết kế website bán hàng

Ngày tạo: 15/10/2016

Những lỗi thường gặp khi thiết kế website bán hàng



Khi thiết kế website bán hàng, có rất nhiều lỗi mà bạn có thể sẽ gặp phải, làm ảnh hưởng đến hiệu quả tương tác với khách hàng và doanh số thu về. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số lỗi hay gặp nhất để bạn cẩn thận hơn trong khâu lên kế hoạch, tránh được những sai lầm này.

1. Thiếu thông tin chi tiết về sản phẩm

Hạn chế của hình thức bán hàng trực tuyến chính là khách hàng không thể tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm như là mua hàng ngoài thực tế. Do đó cách để bạn bù đắp lại khi thiet ke webiste ban hang chính là cung cấp thông tin và hình ảnh một cách chi tiết và hơn thế, chọn những cách thể hiện sao cho mang lại trải nghiệm gần gũi nhất như là mua hàng thực tế. Nếu không làm tốt điều này thì trừ khi là cửa hàng của bạn bán hàng với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với mặt bằng chung thì mới có thể lôi kéo được khách hàng, còn không thì khách sẽ nhanh chóng kéo sang web khác có thông tin chi tiết, cụ thể và đáng tin hơn để tìm hiểu và mua hàng.



Sản phẩm phải được thể hiện rõ ràng và chi tiết

2. Ẩn đi thông tin liên hệ

Không nên làm khó khách hàng khi ẩn đi thông tin liên hệ. Thông tin liên hệ rõ ràng, chính xác không những tạo thêm niềm tin nơi khách hàng khi mua sắm, mà còn là yếu tố mang tính quyết định cuối cùng, khi khách hàng muốn được tư vấn rõ hơn để sẵn sàng trả tiền, tìm gặp bạn trực tiếp hoặc là hỏi về cách thức thanh toán sau khi đã tìm được món hàng ưng ý. Khi web không để hoặc là khiến khách hàng không thể tìm thấy thông tin liên hệ thì lòng tin nơi khách bị giảm và bỏ sang web khác để mua sắm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

3. Quy trình thanh toán dài dòng hoặc dễ gây nhầm lẫn

Việc tạo một quy trình thanh toán quá dài dòng, rắc rối khi làm web sẽ dễ gây nhầm lẫn và khiến khách rất mất thời gian, bực bội. Việc từ chối thực hiện để tìm đến một địa chỉ thuận tiện, nhanh chóng hơn cũng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

4. Yêu cầu một tài khoản để mua hàng

Đa phần (mà thực chất là gần 100% người truy cập internet) đều cảm thấy rất khó chịu và phiền phức khi phải đăng ký tài khoản trước khi muốn mua hoặc xem hàng. Đó chính là một trở ngại khiến cho khách hàng không còn muốn tiếp tục giao dịch trên website của bạn nữa.



Mẫu web bán hàng đạt chuẩn do Trần Lê thiết kế

5. Công cụ tìm kiếm không phù hợp

Cảm giác tìm kiếm và kết quả trả lại không hề khớp với thứ mà bạn mong muốn là như thế nào? Tất nhiên là rất bực bội và thất vọng. Vậy, đừng để “thượng đế” của mình phải trải qua cảm giác đó, vì điều này đồng nghĩa với việc bạn đã đón tiếp, chăm sóc không hề chu đáo đối với những vị khách của mình. Do vậy, khi thiết kế công cụ tìm kiếm cho website, ngoài việc trả về kết quả nhanh chóng thì tính chính xác là rất quan trọng. Đừng để xổ ra một danh sách kết quả tìm kiếm dài ngoằng nhưng trong đó không hề có tên sản phẩm mà khách hàng muốn thấy.

6. Thiết kế giỏ hàng quá nghèo nàn tính năng


Với bất kỳ website bán hàng nào cũng vây, giỏ hàng là rất quan trọng. Giỏ hàng đó phải có thật nhiều tính năng, chẳng hạn như thêm nhiều sản phẩm trước khi thanh toán, thay đổi số lượng, đơn hàng, tính chi phí…

7. Không nêu rõ chính sách bán hàng

Tương tự như khi bắt đầu một trò chơi, chúng ta cần hiểu về luật chơi để nắm chắc phần thắng và không vi phạm những điều luật đó. Với việc mua sắm cũng vậy, mỗi doanh nghiệp, mỗi website sẽ có những chính sách bán hàng khác nhau. Việc công bố chính sách rõ ràng sẽ giúp khách tránh được những sai lầm gây mất thời gian và quyền lợi trong việc mua sắm, đồng thời giảm đáng kể những rắc rối về sau cho người bán hàng và cả người mua hàng.

Đào Thơ