Một trong những thành phần quan trọng để cấu thành nên trang Web chính là module. Vậy module là gì? Khi thiết kế Website cần có những module nào? Đọc ngay bài viết chia sẻ dưới đây của chúng tôi để tìm câu trả lời bạn nhé!
Module là một thuật ngữ được xuất hiện nhiều trong các lĩnh vực như: Tin học, kiến trúc, điện tử và cả Website. Mỗi module sẽ đảm nhận một chức năng và nhiệm vụ khác nhau, khi có nhiều module kết hợp lại tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh.
Một ví dụ dễ hiểu là: Công ty sẽ bao gồm nhiều phòng ban, mỗi phòng ban đảm nhận một chức năng, nhiệm vụ khác nhau như phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng nhân sự,… Khi các phòng ban này đảm nhận vai trò tương tự như module thì có nghĩa là các module càng hoạt động hiệu quả doanh nghiệp sẽ càng vững mạnh. Đây cũng chính là lời giải đáp đơn giản nhất cho câu hỏi “module là gì?”.
2. Module Website là gì?
Dựa vào lời giải đáp module là gì có thể hiểu module Website sẽ đảm nhận một chuyên mục cụ thể của Web. Tùy theo mục tiêu, định hướng phát triển của mỗi công ty khác nhau mà số lượng của module trên Website nhiều hay ít. Khi liên kết các module lại với nhau sẽ tạo nên một trang Web hoàn chỉnh cả về nội dung và tính năng.
Ví dụ: Khi vào giao diện Website tranlegroup.com bạn sẽ thấy các module như: Về Trần Lê, dịch vụ, dự án, sự kiện, tư vấn, chính sách & quy định chung, tuyển dụng, liên hệ, đối tác,… Mỗi module này đều đảm nhận chức năng, mục đích rõ ràng. Khi phân chia thành các module này cũng sẽ giúp chủ sở hữu trang Web dễ quản lý hơn, khách hàng cũng dễ nắm bắt được chương trình, sản phẩm nổi bật ngay từ lần đầu mới truy cập vào Website.
3. Các module không thể thiếu khi thiết kế Website
Mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có sự khác biệt về số lượng cũng như cách sắp xếp module khác nhau. Song nhìn chung khi thiết kế Website sẽ có những module cơ bản không thể thiếu như:
- Module tìm kiếm: Loại module này thường được thiết kế theo 2 dạng là tìm kiếm nhanh và tìm kiếm nâng cao. Giả sử khách hàng có nhu cầu tìm bất kỳ thông tin sản phẩm, dịch vụ nào đó trên Website thì chỉ cần nhập từ khóa vào ô tìm kiếm này, chọn bộ lọc thì kết quả hiển thị sẽ đúng hoặc gần đúng với nhu cầu mà bạn mong muốn.
- Module logo: Với module này chủ sở hữu Website có thể chủ động thay đổi được logo trên Web khi cần.
- Module menu: Ở đây các cửa hàng sẽ sắp xếp các chuyên mục phù hợp để điều hướng khách hàng đến với từng nhóm dịch vụ hay nhóm sản phẩm phù hợp. Tại module trên menu thường còn được chia làm các cấp con hay còn gọi là mục nhỏ nhằm bổ sung thêm cho mục lớn.
- Module bản đồ: Việc thêm chỉ dẫn bản đồ vào trang Web giúp khách hàng của bạn có thể tìm kiếm được địa chỉ đến công ty thuận lợi, đồng thời cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy của công ty. Nếu đơn vị nào có nhiều cửa hàng, chi nhánh thì module này quả thực rất cần thiết.
- Module bài viết: Bài viết không chỉ giúp đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng mà nó còn có ý nghĩa cho việc SEO Website. Bởi vậy khi thiết kế Web thông thường sẽ không thể nào thiếu module bài viết. Cũng như module menu, module bài viết có thể được chia làm nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ tập hợp nhiều bài viết liên quan đến một chủ đề nào đó.
- Module quảng cáo: Module này đóng vai trò giới thiệu đến khách hàng các chương trình ưu đãi, giảm giá, tăng sức hút cũng như tỉ lệ chuyển đổi cao.
- Module đối tác, khách hàng nổi bật: Khi thiết kế Website với module này thì chủ cửa hàng sẽ dễ dàng đưa thông tin các đối tác nổi bật hay đánh giá tích cực từ khách hàng lên nhằm tạo niềm tin, sự uy tín với người truy cập vào trang Web.
Dĩ nhiên còn rất nhiều module khác có thể được tích hợp trên Website như: Slidershow, giỏ hàng, quản lý sản phẩm, đăng ký đăng nhập, thăm dò ý kiến,… Để đảm bảo thiết kế Website với module phù hợp bạn nên liên hệ với công ty Trần Lê, bằng kinh nghiệm 15 năm trong nghề cùng đội ngũ nhân sự giỏi chúng tôi luôn đảm bảo mang đến cho bạn lời khuyên, giải pháp hiệu quả nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi hôm nay để nhận được ưu đãi hấp dẫn.
Thùy Duyên