Trang chủ » Tư vấn »Thủ thuật làm SEO» Knowledge Panel là gì? Knowledge Panel giúp xây dựng thương hiệu công ty như thế nào?

Ngày tạo: 10/08/2020

Knowledge Panel là gì? Knowledge Panel giúp xây dựng thương hiệu công ty như thế nào?



Knowledge Panel: tạm dịch là “Bảng tri thức”. Trong suốt bài viết này, tôi sẽ sử dụng từ Knowledge Panel thay vì là “biểu đồ tri thức” để giữ nguyên ý nghĩa của nó.

Knowledge Panel - Bảng tri thức - là các hộp thông tin mà Google hiển thị khi người dùng tìm kiếm một thực thể (có thể là người, địa điểm, tổ chức, sự kiện, v.v.) trong Knowledge Knowledge (sơ đồ tri thức) của Google.

Ra mắt vào tháng 5 năm 2012, Knowledge graph là một hệ thống được thiết kế để hiểu sự thật về các thực thể và mối quan hệ giữa các thực thể. Nó được sử dụng để cung cấp thêm thông tin cho Knowledge Panel cũng như các kết quả tìm kiếm truyền thống.

Knowledge graph thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Wikipedia là nguồn được trích dẫn phổ biến nhất trong Knowledge Panel. Khi thông tin trên các nguồn này thay đổi, Knowledge Panel sẽ tự động cập nhật.

Thông tin hiển thị trong Knowledge panel có thể thay đổi tùy theo vào các từ khóa bạn tìm kiếm, vị trí địa lý.
Khi bạn tìm hiểu 1 công ty nào đó trên Google, nếu công ty bạn là 1 công ty nổi tiếng thì Google sẽ hiển thị thông tin công ty bạn ở cột bên phải màn hình (trên PC), hoặc đầu trang (trên mobile)
 

  


Thông tin về công ty bạn sẽ được hiển thị bên phải trang chủ Google, nếu công ty bạn là 1 công ty nổi tiếng. Có rất nhiều cách làm cho công ty bạn trở nên nổi tiếng với Google, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách thực hiện bên dưới

Ví dụ: khi tìm hiểu về công ty Trần Lê Group của chúng tôi, Google sẽ hiển thị chi tiết thông tin công ty Trần Lê Group bên phải màn hình

Việc làm Knowledge Panel thông thường được các công ty SEO thực hiện khi bạn thuê các công ty này thực hiện dịch vụ SEO cho bạn. Đây là bước đầu tiên trong quá trình làm SEO, nó giúp cho Google nhận biết nhiều hơn về công ty bạn, làm cho công ty bạn ngày càng nổi tiếng hơn với Google. Một khi công ty bạn đủ độ nổi tiếng với Google, thì Google sẽ hiển thị thông tin chi tiết về công ty trên Knowledge Panel. Thời gian để website của bạn được hiển thị trong Knowledge Panel tùy thuộc vào độ nổi tiếng của bạn, có thể 1 tháng, 6 tháng, hoặc có khi mất đến 1 vài năm.

Lợi ích của SEO khi có Knowledge panel



Knowledge panel  như là một bảng quảng cáo lớn . . . trong đó bao gồm logo công ty, website, thông tin về doanh nghiệp, giờ làm việc, sản phẩm nổi bật, … ngay trên trang chủ Google mà bạn không cần phải trả một đồng nào tiền quảng cáo cho Google cả. Bạn thấy đấy, có rất nhiều thông tin thực sự có thể giúp mọi người làm quen với thương hiệu của bạn.

Khi các khách hàng tiềm năng thấy các thông tin này trên Knowledge Panel, họ sẽ nghĩ rằng: công ty bạn rất đáng tin cậy.

Knowledge panel là nơi giúp bạn hiểu được Google đã hiểu về công ty bạn như thế nào. Nếu bạn thấy Google hiển thị sai một cái gì đó về công ty bạn, thì bạn ngay lập tức có thể chỉnh sửa các thông tin này.

Các trích dẫn trong Knowledge panel này cũng giúp bạn có thêm thông tin về công ty bạn cũng như là các đối thủ của bạn, thông qua các trích dẫn này, bạn sẽ biết được đâu là những nguồn Google tin tưởng. 

Trong phần “People also search for” (tạm dịch: Mọi người cũng tìm kiếm) ở cuối Knowledge panel cho phép bạn biết được Google đặt bạn vào đâu trong Knowledge graph, từ đó bạn có thể dần dần chỉnh sửa các thông tin này.

Các liên kết mạng xã có thể hướng người dùng đến các tài khoản xã hội của bạn như Facebook, Twister, …

Hướng dẫn cách hiển thị thông tin trên Knowledge panel


Nếu tìm kiếm thông tin công ty bạn trên Google, mà công ty bạn không được hiển thị trên Knowledge panel, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp của bạn vẫn chưa đạt được độ nổi tiêng đáng tin cậy cần thiết để Google hiển thị trên Knowledge.

Để hiển thị thông tin công ty trên Knowledge panel, bạn cần phải tăng độ nổi tiếng đáng tin cậy với Google. Để làm được điều đó, bạn cần phải có các bài viết trên các website nổi tiếng mà Google tin tưởng như: Wikipedia, LinkedIn, …. Các bài viết này giới thiệu về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Dần dần Google sẽ học được thêm các thông tin về công ty, sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đến một mức độ đủ thông tin nào đó, Google sẽ cho kích hoạt hiển thị thông tin công ty bạn trên Knowledge panel. Việc này cần rất nhiều công sức và thời gian để Google nhận thức và tin tưởng vào thương hiệu công ty bạn.

Xây dựng nội dung trên các website sau

1. Wikipedia

Theo thống kê thì có hơn 50% trích dẫn của Google trong Knowledge panel đều đến từ wikipedia. Nên Wikipedia là website đầu tiên bạn nên xây dựng nội dung để giới thiệu về công ty, sản phẩm và dịch vụ của bạn. 

Quy tắc Wikipedia. Nguyên tắc của Wikipedia nêu rõ rằng “việc viết một bài báo về bản thân hoặc tổ chức của bạn sẽ tạo ra xung đột lợi ích và những bài báo như vậy thường bị xóa nếu thậm chí hơi không phù hợp”. Bất kỳ mối quan hệ bên ngoài nào, bao gồm cả cơ quan tạo trang Wikipedia thay mặt cho khách hàng, đều được coi là xung đột lợi ích.

Ngay cả khi không có xung đột lợi ích, các tổ chức vẫn phải đáp ứng các nguyên tắc về tính đáng chú ý của Wikipedia, trong đó nêu rõ rằng “Một công ty, tập đoàn, tổ chức, nhóm, sản phẩm hoặc dịch vụ là đáng chú ý nếu nó là đối tượng được đưa tin đáng kể trong nhiều nguồn thứ cấp đáng tin cậy độc lập của môn học."

2. Tạo Google My Bussiness

Việc thiết lập hồ sơ Google My Bussiness sẽ giúp bạn có chỗ đứng trong Knowledge Graph và cung cấp cho bạn Bảng tri thức địa phương cũng như là Local Bussiness (Local Bussiness: khi người dùng tìm kiếm dịch vụ hoặc sản phẩm có liên quan đến công ty bạn, thì Google sẽ hiển thị tên công ty bạn trên Bản Đồ Google). Mặc dù nó không đáng kể như trang Wikipedia, nhưng nó có thể thúc đẩy bạn đi đúng hướng, từng bước giúp bạn đạt đến mức độ nổi tiếng đáng tin cậy với Google.

Một chỗ nữa mà bạn có thể biết được Google tin tưởng vào những nguồn nào, đó là Bing Knowledge Panel. Bing Knowledge Panel hiển thị các nguồn hơi khác so với Google, nhưng dựa vào đây bạn cũng có thể biết thêm được các nguồn đáng tin cậy khác để đăng nội dung lên.

Ví dụ: với Google chỉ hiển thị 2 nguồn đáng tin cậy là Youtube và Wikipedia, còn Bing hiển thị 4 nguồn đáng tin cậy là: Wikipedia, Twitter, Facebook và Official site. Như vậy, nếu gộp 2 nguồn này lại, bạn sẽ có được 6 nguồn đáng tin cậy để đăng bài lên, bạn hiểu ý tôi rồi phải không?

3. Website chính thức của bạn

Đây là 1 nguồn khá quan trọng nếu bạn biết cách tận dụng nó. Lúc ban đầu, website bạn nhỏ thì Google không chú ý nhiều lắm. Tuy nhiên, website bạn càng ngày càng phát triển thì Google sẽ chú ý đến nhiều hơn. Bạn nên viết Trang Giới thiệu về công ty, sản phẩm và dịch vụ thật tốt, thật tỉ mỉ để Google ngày càn tin tưởng website của bạn hơn.

4. LinkedIn và các website tìm việc khác

Việc lập hồ sơ công ty trên LinkedIn và các website tìm việc cũng giúp Google đánh giá cao công ty của bạn. Khi điền thông tin công ty, bạn nên mô tả thật chi tiết công ty, dịch vụ và sản phẩm và các thông tin quan trọng khác như: logo công ty, website công ty, trụ sở, các chi nhánh … 1 lần nữa, những website này sẽ giúp Google này càng tin tưởng hơn vào công ty bạn, và bạn sẽ có cơ hội được hiển thị trong Knowledge Panel

Đó là những website tôi gợi ý cho bạn. Nào, bạn hãy bắt tay vào làm ngay hôm nay để được hiển thị trên Knowledge Panel trong thời gian sớm nhất. 

Bạn cần tư vấn thêm về Dịch Vụ SEO, Knowledge Panel, … hãy gọi ngay 0917.377.999 để được tư vấn miễn phí ngay trong hôm nay