Nhà hàng, khách sạn là những lĩnh vực kinh doanh mà phần lớn đội ngũ nhân viên đều tiếp xúc thường xuyên với khách hàng. Vì vậy, việc chọn đồng phục nhà hàng khách sạn cần phải cân nhắc và suy tính kỹ càng để vừa gia tăng chất lượng hình ảnh doanh nghiệp, vừa tạo ấn tượng dài lâu cho khách hàng và quan trọng nhất là mang đến phong thái tự tin, chuyên nghiệp cho người mặc. Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn đồng phục cho nhà hàng, khách sạn.
1. Ưu tiên cho sự chỉnh tề, thanh lịch
Đây là yêu cầu đầu tiên bởi có chỉnh tề, thanh lịch thì khách hàng mới cảm nhận được sự tôn trọng và tự nhiên. Đừng quá tham lam các chi tiết thiết kế khiến bộ đồng phục trở nên rườm rà, nặng nề, không chỉ gây “dị ứng” cho khách hàng mà còn khiến người mặc cảm thấy vướng víu, bất tiện. Nên nhớ, đồng phục cũng chính là thước đo sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
2. Màu sắc gắn liền thương hiệu
Đây dường như trở thành quy tắc “bất di bất dịch” trong thiết kế đồng phục, không riêng gì
dong phuc nha hang khach san. Bằng cách sử dụng màu sắc đồng phục gắn liền với màu sắc thương hiệu, bạn sẽ giúp khách hàng ấn tượng hơn với thương hiệu doanh nghiệp mình. Và đây cũng được coi là một hình thức marketing hiệu quả để có thể quảng bá nhà hàng, khách sạn mình đến với đông đảo mọi người, ngay khi vừa nhìn thấy bộ đồng phục là sẽ nghĩ ngay đến nhà hàng, khách sạn bạn.
3. Thiết kế phù hợp với toàn thể nhân viên
Đặc trưng của nhà hàng, khách sạn là nhiều bộ phận, và mỗi bộ phận có nhiều khác biệt. Do đó, trước khi thiết kế đồng phục, cần có sự nghiên cứu cũng như tìm hiểu ý kiến của các bộ phận để có thể lên ý tưởng về kiểu dáng, chất liệu. Điều này sẽ tạo cảm giác thoải mái nhất cho người mặc, giúp họ thêm tự tin và yêu thích bộ đồng phục khoác lên người thường ngày, nhờ đó mà nâng suất và hiệu quả công việc cũng không ngừng gia tăng.
4. Chọn theo mức độ quan trọng để tiết kiệm chi phí
Như đã nói ở trên, tương ứng với mỗi bộ phận là một kiểu đồng phục khác nhau. Và để tiết kiệm chi phí, hãy phân mức độ quan trọng của từng bộ phận, nghĩa là nên đầu tư đồng phục nào cho bộ phận nào để tạo sự tương xứng. Đương nhiên lễ tân không giống thu ngân, kinh doanh không giống quản lý, bảo vệ khác nhiều với bộ phận bếp,… Và chính sự khác biệt này dẫn đến việc đầu tư đồng phục khác nhau.
Thông thường, bộ phận lễ tân, phục vụ và quản lý là quan trọng đối với nhà hàng, khách sạn bởi họ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Do đó, hãy có sự đầu tư kỹ càng và chuẩn mực cho đồng phục của những bộ phận này để tạo sự tươm tất, chuyên nghiệp.
Lê Trinh