Trang chủ » Tư vấn »Thời trang» Áo thun đồng phục

Ngày tạo: 14/12/2016

Áo thun đồng phục



Chuẩn bị may áo thun đồng phục cho công ty nhưng bạn lại không biết phải bắt đầu từ đâu và lựa chọn như thế nào để có được mẫu đồng phục như ý muốn, hài lòng tất thảy các nhân viên trong khi vẫn đảm bảo ý nghĩa đối với bộ nhận diện thương hiệu của công ty? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây có thể sẽ giúp ích cho bạn!

Lời khuyên chân thành trước tiên mà chúng tôi muốn dành và nhắc nhở đến bạn đó là, dù tin tưởng chọn được công ty in đồng phục, nhà cung cấp uy tín đi chăng nữa thì trong lần đầu tiên hợp tác, bạn không nên giữ tâm lý “ỉ y”, phó thác tất cả cho đối tác, hãy chuẩn bị cho mình một số kiến thức nhất định để có sự lựa chọn đúng đắn nhất và có thể tự tin nhất khi mang sản phẩm bàn giao cho mọi người.

1. Lựa chọn chất liệu áo thun đồng phục: thun 2 chiều hay thun 4 chiều? 100% contton hay PE?


Chất liệu thun trên thị trường hiện rất đa dạng. Việc lựa chọn chất vải nào không hẳn chỉ phụ thuộc vào nguồn kinh phí cho phép, điều quan trọng là phải chọn cho được chất vải nào tạo sự thoải mái nhất cho từng bộ phận khi mặc để không làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc hoặc bị đánh giá là không có sự quan tâm đúng mực tới bộ mặt của công ty khi chọn nhầm phải loại không đảm bảo chất lượng.



Vậy, nên chọn thun cotton 100% hay thun PE? So với PE thì cotton 100% tất nhiên là loại tốt hơn, mịn, mát, hút ẩm tốt và độ co giãn cao hơn.  Tất nhiên vì thế, giá thành cũng đắt hơn. 

Không nhất thiết phải chọn cotton 100% nếu điều kiện làm việc của công ty bạn là môi trường thoáng mát, đặc thù công việc vốn không phải vận động nhiều. Lúc này có thể chọn PE để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ bởi loại vải này cho form áo rất đứng. Ngược lại, nếu điều kiện làm việc khá nóng bức, yêu cầu vận động nhiều thì nên cân nhắc chọn thun cotton 100% để mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho người mặc.

Tiếp theo, chọn thun 2 chiều hay thun 4 chiều? Nếu là thun cotton 100% thì bạn không cần phải băn khoăn về độ co giãn nữa vì loại này có thể co giãn theo 4 chiều, rất dễ chịu khi mặc và cũng ít bị nhăn hơn. Tuy nhiên loại PE cũng được phân thành 4 chiều và 2 chiều. Và như đã nói, nếu tính chất công việc yêu cầu vận động nhiều thì bạn nên chọn loại có độ co giãn tốt, đó chính là thun 4 chiều và ngược lại.

2. Chọn màu sắc áo thun đồng phục như thế nào?

Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản, có thể trả lời theo sở thích, nhưng vì đó là trang phục của cả một tập thể, đại diện cho bộ mặt của công ty nên câu trả lời tất nhiên không được phép qua loa.

Chọn màu sắc áo thun đồng phục không nên chiều theo sở thích của bất kỳ ai, kể cả nếu người đó là … sếp hoặc đại diện cho số đông. Nên chọn màu sắc áo thun đồng phục theo thứ tự ưu tiên như sau:

+Phù hợp với màu sắc chủ đạo trong bộ nhận diện thương hiệu

+Phù hợp với lĩnh vực mà công ty bạn đang hoạt động

+Phù hợp với đặc điểm môi trường làm việc

+Phù hợp với sở thích, độ tuổi của tất cả các nhân viên trong công ty



Hẳn chúng ta đều hiểu, bộ nhận diện thương hiệu công ty có vai trò quan trọng như thế nào? Áo thun đồng phục vốn dĩ là một phần không thể tách rời trong bộ nhận diện thương hiệu, do đó dĩ nhiên, màu sắc của áo nên là màu chủ đạo của bộ nhận diện thương hiệu, trùng màu logo, brochure…

Đáp ứng được điều kiện thứ nhất thì thường sẽ thỏa mãn luôn cả điều kiện thứ 2 vì khi lựa chọn màu sắc cho bộ nhận diện thương hiệu, chắc chắn những người có trách nhiệm đã phải suy nghĩ rất kỹ để chọn được màu sắc phù hợp nhất.

Về điều kiện môi trường làm việc, nếu công việc dễ tiếp xúc với các vết bám bẩn và màu áo bạn chọn là màu trắng, sáng, dễ nhìn thấy vết bẩn thì bạn nên cho nhân viên phối hợp thêm với tạp dề màu tối.

Cuối cùng, mẫu áo thun đồng phục nên phù hợp với biểu quyết của số đông để mang lại sự thoải mái, tự tin khi mặc, không làm ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết và tự nguyện của các nhân viên trong việc mặc đồng phục.

Đào Thơ