Trang chủ » Tư vấn »Bảo Trì Máy Tính - Mạng LAN» Các loại công tắc điện

Ngày tạo: 31/12/2015

Các loại công tắc điện



Có ba loại công tắc điện chính được dùng trong máy tính. Chúng được mô tả như sau:

+ Ở bảng mặt trước thùng máy công tắc điều khiển bo mạch chủ (ATX và mới hơn)
+ Ở bảng mặt trước thùng máy công tắc điều khiển bộ cấp nguồn (AT/LPX; cũ hơn).
+ Tích hợp công tắc vào bộ cấp nguồn (PC/XT/AT; cũ hơn)

ATX và mới hơn

Các bộ cấp nguồn ATX và mới hơn dùng đầu nối với bo mạch chủ có 20 hoặc 24 chân sử dụng tín hiệu PS_ON để bật hệ thống. Trong thiết kế này, bộ cấp nguồn chạy ở chế độ dự phòng khi cắm nó vào hệ thống đang dừng. Tín hiệu PS_On hướng từ bộ cấp nguồn đi qua bo mạch chủ tới bộ chuyển đổi điện thế ở bảng mặt trước của thùng máy. Vì thế, cái công tắc ở xa này về mặt vật lý không điều khiển sự truy cập của bộ cấp nguồn vào nguồn điện xoay chiều 120V, như là ở một số kiểu bộ cấp nguồn cũ. Thay vào đó, trạng thái bật hay tắt của bộ cấp nguồn được điều khiển bởi tín hiệu PS_ON nhận từ đầu nối ATX chính. Cái này thỉnh thoảng gọi là công tắc mềm (Soft-Off) bởi vì đây là tên gọi của trạng thái ACPI (Advanced Configuration Power Interface) khi hệ thống đang tắt nhưng vẫn nhận được điện dự phòng.

Tín hiệu PS_ON về mặt vật lý có thể được điều khiển bởi công tắc điện của máy tính hay về mặt điện tử thì được điều khiển bởi bo mạch chủ với phần mềm điều khiển. PS_ON là một tín hiệu kích hoạt thấp (active low signal), có nghĩa là các mức điện áp của bộ cấp nguồn bị ngắt (trạng thái đang tắt) khi mà tín hiệu PS_ON có điện áp cao (lớn hơn hoặc bằng 2.0V). Điều này ngăn chặn +5VSB (Standby) ở chân 9 của đầu nối ATX chính, cái mà được kích hoạt bất cứ lúc nào khi mà bộ cấp nguồn kết nối tới nguồn điện xoay chiều. Bộ cấp nguồn duy trì tín hiệu PS_ON có mức điện áp +3.3V hoặc +5V. Tín hiệu này sau đó đi qua bo mạch chủ tới công tắc điều khiển ở xa ở  mặt trước thùng máy. Khi mà công tắc được nhấn, tín hiệu PS_ON có mức điện áp rơi xuống 0.8V hoặc thấp hơn, bộ cấp nguồn (và hệ thống) sẽ hoạt động. Vì thế, công tắc điều khiển ở xa trong những hệ thống sử dụng bộ cấp nguồn ATX hoặc mới hơn chỉ mang khoảng +5V của điện một chiều, hơn là phải gánh toàn bộ 120V – 240V dòng xoay chiều giống như là các kích cỡ vật lý AT/LPX.

Lưu ý:

Sự hiện liên tục của mức điện áp +5VSB ở chân 9 của đầu nối ATX có nghĩa là bo mạch chủ luôn đang nhận điện dự phòng từ bộ cấp nguồn khi mà đang kết nối tới một nguồn điện xoay chiều, thậm chsi là khi hệ thống đang tắ. Bởi thế, rút phích cắm một hệ thống ATX ra khỏi nguồn điện trước khi mà làm việc gì đó bên trong thùng máy cần thiết hơn so với các kiểu hệ thống cũ.

Công tắc điều khiển từ xa ở các thiết kế ATX và mới hơn chỉ có thể đặt hệ thống ở trạng thái tắ mềm (Soft-off), tức là hệ thống đang tắt nhưng vẫn nhận được điện dự phòng. Một số bộ cấp nguồn ATX và mới hơn bao gồm cả công tắc điều khiển nguồn AC ở phía sau, về bản chất là ngắt kết nối với điện xoay chiều khi hệ thống tắt. Với công tắc này, hệ thống không còn nhận điện dự phòng nữa và thực chất là giống với việc hoàn toàn rút phích cắm ra khỏi nguồn xoay chiều.

Mẹo:

Nguồn ATX có thiết kế công tắc giúp kiểm soát được trạng thái của bộ cấp nguồn. Ở những hệ thống với sự hỗ trợ đầy đủ cho ACPI, khi mà bạn nhấn công tắc, bo mạch chủ sẽ thông báo với hệ điều hành để thực thi việc tắt máy trước khi điện thật sự bị ngắt. Tuy nhiên, nếu hệ thống bị khóa hoặc bị hỏng thì nó vẫn hoạt động khi bạn nhấn giữ công tắc trong vòng 4 giấy, nó giành quyền điều khiển của phần mềm và buộc hệ thống tắt.

Các công tắc điện PC/XT/AT và LPX

Những hệ thống thời kỳ đầu có những công tắc điện tích hợp ngay bên trong bộ cấp nguồn, cái mà điều chỉnh nguồn xoay chiều để hệ thống bật hoặc tắt. Đây là một thiết kế đơn giản, nhưng bởi vì bộ cấp nguồn được gắn phía sau bên phải của hệ thống, nó yêu cầu bạn tiếp cận cạnh bên phải gần phía sau hệ thống để sử dụng công tắc. Ngoài ra, điều khiển trực tiếp nguồn điện xoay chiều có nghĩa là hệ thống không thể khởi động từ xa nếu không có những thiết bị phần cứng đặc biệt.

Khởi đầu vào cuối thập niên 1980, những hệ thống với những bộ cấp nguồn LPX bắt đầu sử dụng công tắc điều khiển ở mặt trước của thùng máy. Vẫn còn các công tắc AC; chỉ khác ở chỗ là công tắc AC bây giờ được gắn khá xa (thường là ở bảng mặt trước của thùng máy), thay vì tích hợp trong bộ cấp nguồn. Công tắc được kết nối với bộ cấp nguồn thông qua đoạn cáp có 4 dây và điểm cuối cùng đoạn cáp được khớp với những chốt đầu kẹp càng cua (spade connector), cá gắn lên trên những đầu kẹp càng cua ở công tắc điện. Đoạn cáp này bắt đầu từ bộ cấp nguồn đi tới công tắc ở trong thùng máy chứa bốn dây màu đỏ, ngoài ra có một dây thứ năm nối đất cho thùng máy đôi khi cũng được thêm vào. Công tắc này thường bao gồm sự cách điện ở chỗ những chốt đầu nối kết nối vào, để ngăn hiện tượng sốc điện.

Giải pháp này giải quyết hiệu quả được vấn đề tiếp cận công tắc phía sau nhưng thiếu các phần cứng đặc biệt nó vẫn không khởi động từ xa hoặc tự động bật nguồn hệ thống. Công thêm, bạn có một công tắc AC 120V gắn bên trong thùng máy, với những sợi dây tải những mức điện áp nguy hiểm qua hệ thống. Một số trong những đoạn dây này có thể nóng lên bất cứ lúc nào khi hệ thống được gắn vào (tất cả đều nóng khi mà hệ thống đang chạy), tạo nên một môi trường nguy hiểm cho những người thường xuyên ở xung quanh hệ thống đó.

Lưu ý:

Bạn có thể bị chết vì sốc điện nếu chạm vào điểm cuối của những dây này với bộ cấp nguồn đang cắm điện, thậm chí cả khi bộ cấp nguồn đã tắt! Vì vậy luôn đảm bảo bộ cấp nguồn được rút ra khỏi phí cắm trước khi kết nối hoặc ngắt kết nối công tắc điều khiển ở xa hay chạm vào bất kỳ dây nào đang nối với nó.

Có 4 hoặc 5 loại dây với những mã màu như sau:

+ Nâu và xanh lục – Những dây này là dây nóng và dây nguội từ dây điện 120V tới bộ cấp nguồn. Chúng luôn có điện khi mà bộ cấp nguồn được nối vào.
+ Đen và trắng – Những dây này mang điện xoay chiều từ công tắc tới bộ cấp nguồn. Các dây này chỉ có điện khi khi bộ cấp nguồn được nối vào và công tắc được bật.
+ Xanh hoặc xanh có những sọc vàng – Dây này là dây nối đất. Nó được nối với thùng máy và sẽ giúp nối đất bộ cấp nguồn tới thùng máy.
Ở trên công tắc này, những cái tab dành cho những cái dây thường được ký hiệu mã màu; nếu không bạn sẽ thấy rằng hầu hết những cái công tắc có 2 cái tab song song với nhau và 2 cái có góc so với nhau. Nếu không có mã màu trên công tắc, gắn dây xanh và nâu lên trên 2 tab song song và gắn dây trắng đen lên trên 2 tab tạo góc với nhua. Nếu không có những tab có tạo góc với nhau, đơn giản là bảo đảm dây xanh và dây nâu gắn với những tab ở gần nhau nhất ở cùng một phía và dây trắng và đen gắn lên trên những tab ở gần nhau nhất ở phía khác. (hình 18.16).

Lưu ý:

Mặc dù những dây có mã màu này và những tab song song/có góc được sử dụng ở hầu hết các bộ cấp nguồn, chúng không nhất thiết là phổ biến 100!. Tôi đã thấy những bộ cấp nguồn không sử dụng những mã màu và vị trí các tab như mô tả ở đây. Một điều luôn chắc chắn là: hai trong những dây này luôn mang những điện áp xoay chiều chết người khi bộ cấp nguồn được nối điện. Cho dù như thế nào, luôn ngắt bộ cấp nguồn ra khỏi ổ cắm điện trước khi xử lý những dây này. Cách điện bằng băng điện hay vật liệu co nhiệt vì thế bạn không thể chạm vào dây khi làm bằng bên trong thùng máy.

Trong trường hợp dây xanh và dây nâu được gắn trên cùng nhóm tab, dây trắng và đen được gắn trên cùng một nhóm khác, công tắc và bộ nguồn sẽ làm việc ổn định. Nếu gắn sai các dây này, bạn sẽ có thể làm nổ cầu chì của ổ cắm điện bởi vì sự xáo trộn các dây có thể gây ra đoản mạch.

Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller