Để theo dõi hiệu quả chiến dịch quảng cáo Google Adwords, từ đó có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp, bạn cần đặc biệt lưu ý đến những chỉ số quan trọng dưới đây.
1. Chỉ số cơ bản
- Số nhấp chuột (Click): Là lượng người nhấp chuột vào quảng cáo Google Adwords và truy cập vào website.
- Lượt hiển thị (Impression): Là số lần quảng cáo Google Adwords hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
- Tỷ lệ nhấp (CTR): Đây được coi là chỉ số rất quan trọng, cho thấy quảng cáo Google Adwords có hoạt động tốt không, mang lại hiệu quả không. Theo đó, chỉ số này thể hiện tần suất người dùng tìm kiếm, thấy quảng cáo và nhấp chuột vào quảng cáo, được tính bằng tỷ lệ % theo công thức: CTR = Click/Impression.
- CPC tối đa: Là số tiền cao nhất bạn phải trả cho một cú nhấp chuột của người dùng vào quảng cáo. Nghĩa là khi người dùng nhấp chuột vào quảng cáo, bạn không phải trả mức phí cao hơn số tiền CPC tối đa cho cú nhấp chuột đó.
- CPC trung bình: Là số tiền bạn phải trả cho quảng cáo chia cho số lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo.
- Vị trí trung bình: Giải thích thứ hạng quảng cáo của bạn so với các quảng cáo khác. Nếu thứ hạng thấp (không lọt vào top 4) thì bạn cần có sự điều chỉnh giá thầu CPC tối đa và điểm chất lượng để nâng cao thứ hạng.
Để xem các chỉ số trên, hãy đăng nhập vào tài khoản Google Adwords, chọn Cột -> Sửa đổi cột -> Hiệu suất.
2. Chỉ số hiệu suất hiển thị
- Tỷ lệ hiển thị trên Mạng tìm kiếm: Là số lần quảng cáo hiển thị thực tế trên Mạng tìm kiếm chia cho số lần quảng cáo đủ điều kiện để hiển thị. Thông qua chỉ số này, bạn có thể xác định được thời điểm quảng cáo hiển thị nhiều và thu hút lượng nhấp chuột cao.
Thang điểm cho chỉ số này là 100%, được cập nhật một lần mỗi ngày. Tỷ lệ hiển thị cao hay thấp phụ thuộc vào cài đặt nhắm mục tiêu, ngân sách, trạng thái phê duyệt, giá thầu và điểm chất lượng của quảng cáo. Nếu tỷ lệ hiển thị thấp, bạn cần xem xét lại các yếu tố này.
- Tỷ lệ hiển thị bị mất trên Mạng tìm kiếm (xếp hạng): Là phần trăm số lần quảng cáo đủ điều kiện để hiển thị trên Mạng tìm kiếm nhưng lại không được hiển thị do xếp hạng quảng cáo thấp. Lúc này, bạn phải thực hiện 1 trong 2 hoặc đồng thời 2 cách, đó là tăng giá thầu và cải thiện chất lượng trang đích.
- Tỷ lệ hiển thị bị mất trên Mạng tìm kiếm (ngân sách): Là phần trăm số lần quảng cáo đủ điều kiện để hiển thị trên Mạng tìm kiếm nhưng lại không được hiển thị do ngân sách thấp. Và việc duy nhất cần làm lúc này là tăng ngân sách và luôn đảm bảo ngân sách dồi dào, không bị cạn kiệt.
3. Chỉ số chuyển đổi
- Chuyển đổi: Số lần quảng cáo dẫn đến một hành động cụ thể của người dùng, chẳng hạn như đặt mua hàng.
- Chi phí/chuyển đổi: Là chi phí trung bình của mỗi chuyển đổi, được tính bằng tổng chi phí chia cho số chuyển đổi. Chi phí nào bao gồm số lần tương tác của người dùng để dẫn đến những chuyển đổi mà bạn đã chọn bao gồm trong “Chuyển đổi”.
- Tỷ lệ chuyển đổi: Là tần suất trung bình của một lần tương tác dẫn đến chuyển đổi, được tính bằng số chuyển đổi chia cho tổng số lần tương tác. Các hành động chuyển đổi này được tùy chọn bao gồm trong “Chuyển đổi”, còn hành động tương tác có thể là số lần nhấp vào quảng cáo văn bản hay lượt xem quảng cáo video.
Để xem các chỉ số trên, bạn phải cài đặt chuyển đổi rồi vào cấp chiến dịch, nhóm quảng cáo hay cấp từ khóa.
4. Chỉ số trên Google Analytics
- Thời gian trung bình của phiên: Là chỉ số đo lường chất lượng người truy cập, được tính toán dựa trên các phiên bắt nguồn từ nhấp chuột Google Adwords. Nếu thời gian trung bình của phiên dưới 10 giây, bạn cần xem xét lại 2 trường hợp: Các nhấp chuột có hợp lệ hay không, tốc độ và nội dung của trang đích có tối ưu hay không.
- Tỷ lệ thoát: Là phần trăm số lượt truy cập trong đó có một người nhanh chóng rời khỏi trang ngay từ trang đích.
- Số trang trên phiên: Là số trang trung bình trên mỗi phiên, cũng được dùng để đo lường chất lượng người truy cập.
- Phần trăm phiên mới: Là phần trăm số phiên lần đầu, được tính từ những truy cập chưa có trước đó.
Để xem các chỉ số trên Google Analytics, bạn phải kết nối Google Analytics với Google Adwords, sau đó đăng nhập vào tài khoản Adwords rồi chọn Cột -> Sửa đổi cột -> Google Analytics và kéo các cột.
Nếu bạn không có thời gian để thực hiện những việc này, có thể sử dụng dịch vụ quảng cáo Google Adwords của công ty Trần Lê chúng tôi. Chúng tôi sẽ thay bạn thực hiện từ A đến Z và cập nhật báo cáo thường xuyên để bạn tiện theo dõi, đảm bảo một chiến dịch quảng cáo Google Adwords tiết kiệm và hiệu quả.