Trang chủ » Tư vấn »Để có một website hiệu quả» Bí quyết tạo trang thanh toán cho web bán hàng

Ngày tạo: 03/10/2017

Bí quyết tạo trang thanh toán cho web bán hàng



Tạo trang thanh toán tất nhiên là việc làm không thể thiếu khi thiết kế website bán hàng. Một website có trang thanh toán tạo sự dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng nhất cho khách hàng sẽ giúp nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp và tăng thêm niềm tin mua sắm nơi khách hàng. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần áp dụng cho việc tạo trang thanh toán. 

1. Tạo nhiều kênh thanh toán


Thay vì chỉ cho phép khách hàng thanh toán qua một kênh cố định, chúng ta nên tạo và cho phép nhiều phương thưc khác nhau. Cách này sẽ giúp bạn mở rộng thêm danh sách khách hàng và tạo được sự thoải mái, thuận tiện cho họ.



2. Không bắt khách hàng tạo tài khoản để thanh toán

Bắt buộc phải tạo tài khoản trước khi đến với khâu thanh toán quả thực là một sự phiền hà đối với những khách hàng lần đầu tiên. Web của bạn thậm chí còn có thể đánh mất khách hàng ngay ở khâu cuối cùng này. Để không gây cảm  giác khó chịu, mất thời gian, chúng ta cần cho phép họ thanh toán ngay cả khi không cần tài khoản, sau đó khi kết thúc khâu thanh toán, hãy hỏi họ xem có muốn tạo một tài khoản để thuận tiện hơn cho những lần mua sắm sau này trên trang hay không?

3. Tạo sự đồng bộ

Khách hàng sẽ có cảm giác như mình đang bị “dắt mối”sang một trang lừa đảo, một hệ thống khác nếu như trang thanh toán có thiết kế hoàn toàn khác biệt so với toàn bộ website. Chính vì vậy, đừng cố gắng “chơi trội” hay tạo sự khác biệt quá lớn ở trang thanh toán, đồng bộ mới chính là cách làm khôn ngoan ở khâu này.

4. Chỉ ra và cho phép sửa các lỗi nhỏ một cách dễ dàng

Trong khâu thanh toán, khách hàng sẽ phải điển vào form một số thông tin cần thiết. Khâu này sẽ không thể hoàn thành nếu mắc phải lỗi đánh máy, chính vì vậy, hãy chỉ ra cho khách hàng những lỗi sai này ngay lập tức, và cho phép sửa lại nhanh chóng ngay tại đó mà không cần phải quay lại từ đầu. Khi tạo dòng nhắc lỗi, hướng dẫn sửa lỗi, hãy sử dụng font chữ có màu sắc nổi bật hơn so và hiện thị ngay dưới lỗi mắc phải để khách hàng dễ dàng nhận thấy.

5. Chứng thực bảo mật

Khách hàng mua sắm online phần lớn đều không an tâm hoàn toàn về việc thanh toán trực tuyến bởi những lo ngại đến từ hệ thống bảo mật. Do vậy, để tạo tâm lý yên tâm, an toàn và tin cậy, chúng ta phải có chứng chỉ Secure Sockets Layer (SSL), PCI hoặc PayPal. 



Với những cách làm này, bạn sẽ tạo dựng được lòng tin và mang đến cho khách hàng sự tiên lợi khi thanh toán trực tuyến.


Đào Thơ