Trang chủ » Tư vấn »Để có một website hiệu quả» Thiết kế website bán mỹ phẩm: Mẹo tăng tương tác và doanh thu

Ngày tạo: 24/06/2025

Thiết kế website bán mỹ phẩm: Mẹo tăng tương tác và doanh thu



Khi thiết kế website bán hàng mỹ phẩm, cần quan tâm, lưu ý tới những yếu tố, tính năng nào để tăng tương tác và doanh thu hiệu quả nhất? nếu bạn đang có ý định thiết kế website ban hàng mỹ phẩm, hãy cùng tham khảo những chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Thiết kế giao diện tinh tế, “hợp gu” khách hàng mục tiêu

Hoạt động trong lĩnh vực mỹ phẩm, nhóm khách hàng mục tiêu hướng đến thường là khách hàng nữ. Do vậy, giao diện nên sử dụng các gam màu nhẹ nhàng, nữ tính như hồng pastel, trắng kem, beige, nude, đen – vàng đồng (tùy theo dòng sản phẩm). Ngoài ra, nên ưu tiên thiết kế tối giản nhưng tinh tế, đừng ôm đồm nhiều chi tiết vì sẽ gây rối mắt, lấn át mất sản phẩm.

Về font chữ, nên ưu tiên các font mềm mại, dễ đọc trên cả máy tính lẫn điện thoại.

Chuẩn responsive cũng là tiêu chí bắt buộc khi thiết kế giao diện cho web bán mỹ phẩm bởi ngày nay, đa số khách hàng đều mua sắm online thông qua thiết bị di động.



2. Tích hợp tính năng lọc sản phẩm thông minh

khách mua mỹ phẩm có nhu cầu rất đa dạng, cũng như, mỹ phẩm hiện có nhiều loại với công dụng, thương hiệu, mức giá khác nhau,… do vậy khi thiết kế website bán mỹ phẩm, cần phải tích hợp bộ lọc thông minh để khách hàng dễ dàng tìm được sản phẩm phù hợp mong muốn, nhu cầu của mình.

Chẳng hạn:

- Tìm theo loại sản phẩm: kem dưỡng, serum, son, sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết, mặt nạ,…

- Tìm theo loại da: da khô, da dầu, da hỗn hợp, da nhạy cảm,…

- Tìm theo giá tiền.

- Tìm theo thương hiệu.

- Tìm theo công dụng: dưỡng trắng, trị mụn, cấp ẩm,…



3. Hình ảnh, video và mô tả sản phẩm chi tiết, đánh giá từ khách hàng cũ

Tâm lý của khách hàng khi chọn mua mỹ phẩm là cần tìm hiểu rõ về thành phần, chất lượng, đánh giá về sản phẩm để đưa ra quyết định chọn mua hay không.

Đó là lý do vì sao khi thiết kế website bán mỹ phẩm, chúng ta nên sử dụng hình ảnh rõ nét, nhiều góc, có tính năng zoom cận cảnh kèm mô tả chi tiết về công dụng, thành phần, cách dùng, đối tượng phù hợp và video kèm theo.

Đặc biệt quan trọng hơn nữa chính là đánh giá từ các khách hàng cũ, cho biết về cảm nhận, trải nghiệm của họ sau khi đã trực tiếp sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm các nhãn “sản phẩm bán chạy”, “sản phẩm được yêu thích nhất để tăng độ tin cậy.

4. Tích hợp đặt hàng và thanh toán dễ dàng

Dù là web bán sỉ hay lẻ, chúng ta cũng cần tích hợp tính năng đặt hàng, thanh toán trực tuyến với đa dạng tùy chọn các thức. Chẳng hạn:

- Giỏ hàng và thanh toán nhanh.

- Cho phép đặt hàng không cần đăng ký tài khoản.

- Tích hợp thanh toán COD, chuyển khoản, ví điện tử.

- Thông báo xác nhận đơn hàng tự động,…

5. Kết nối Zalo, Messenger, Live Chat

Như với bất kỳ món hàng nào khác, khách khi mua mỹ phẩm sẽ luôn có nhiều thắc mắc về sản phẩm và cần được tư vấn, giải đáp ngay lập tức. Nếu không được hỗ trợ kịp thời và hài lòng, tỉ lệ thoát trang sẽ rất cao. Vì vậy khi thiết kế website bán mỹ phẩm, cần hỗ trợ kết nối Zalo, Messenger, Live Chat để tư vấn khách hàng ngay lúc họ cần.

6. Trang blog chia sẻ kiến thức làm đẹp

Để tăng mức độ tin tưởng, chuyên nghiệp cho website, xây dựng thương hiệu lâu dài thì khi thiết kế website bán mỹ phẩm, đừng bỏ qua trang blog. Đây là nơi để bạn chia sẻ các kiến thức về làm đẹp, chăm sóc da, trang điểm (tùy vào các loại mỹ phẩm mà web cung cấp), đặc biệt là xuất bản các bài chuẩn SEO để kéo traffic tự nhiên cho web, góp phần đưa web lên Top Google bền vững khi làm SEO.

Trên đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm khi thiết kế website bán mỹ phẩm. Nếu cần được tư vấn thêm, hỗ trợ thiết kế website hiệu quả, chuẩn SEO, đưa web lên Top 10 Google nhanh chóng, bền vững nhất,… hãy liên hệ Trần Lê ngay hôm nay.

ĐT