Trang chủ » Tư vấn »Hướng dẫn chạy Google Adwords hiệu quả» Tác dụng của từ khóa phủ định trong quảng cáo Google

Ngày tạo: 25/01/2017

Tác dụng của từ khóa phủ định trong quảng cáo Google



Khi lên danh sách từ  khóa để chạy quảng cáo Adwords, bên cạnh những từ khóa khẳng định, từ khóa phủ định luôn được đề nghị bổ sung? Vậy, ý nghĩa của từ khóa phủ định trong quảng cáo Google là gì?

1. Từ khóa phủ định là gì?


Hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn thì từ khóa phủ định chính là phủ định của từ khóa chính, tức là quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị khi khách hàng sử dụng những từ khóa phủ định đó để truy vấn trên Google.



2. Lợi ích của từ khóa phủ định khi chạy quảng cáo Adwords

Giúp quảng cáo của bạn tiếp cận chính xác với khách hàng tiềm năng, ngăn chặn quảng cáo hiển thị đối với những người dùng không phải là đối tượng của bạn, giúp tiết kiệm chi phí cho những từ khóa không liên quan.

Bên cạnh đó, việc sử dụng từ khóa phủ định cũng sẽ giúp tập trung hơn cho từ khóa chính, nhắm mục tiêu tốt hơn và làm nổi bật quảng cáo của bạn đối với những khách hàng tiềm năng lớn, thực sự quan tâm và từ đó gia tăng lợi tức đầu tư (ROI) của bạn.



3. Cách sử dụng từ khóa phủ định trong quảng cáo Google Adwords

Khi bạn thêm từ khóa phủ định cho chiến dịch của mình thì việc làm này cũng tương tự như khi bạn thêm vào bất kỳ một từ khóa chính nào, chỉ khác nhau ở chỗ là từ khóa phủ định sẽ có dấu (-) ở đằng trước nó. Với mỗi chiến dịch, bạn đều có thể thêm các từ khóa phủ định như ý muốn của mình.

Chẳng hạn, nếu bạn kinh doanh duy nhất một mặt hàng là áo thun nữ, thì có rất nhiều từ khóa phủ định có thể được dùng tới như: (-) áo thun nam, (-) áo thun trẻ em… 
Hoặc, nếu bạn kinh doanh mặt hàng túi xách vải và muốn quảng cáo của mình không hiển thị khi khách hàng tìm kiếm với những từ khóa như túi xách jeans, túi xách gỗ dừa, túi xách cước… thì đó chính là những từ khóa mà bạn phải thêm vào danh sách phủ định của mình, nhằm hạn chế quảng cáo của mình hiển thị khi người dùng sử dụng các từ khóa phủ định này để tìm kiếm, vì trong trường hợp đó, nếu quảng cáo của bạn có xuất hiện đi chăng nữa thì cũng không mang lại hiệu quả bán hàng, khả năng tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng là rất thấp, ngược lại chỉ khiến bạn thêm tốn tiền vì phải chi trả cho những click ảo.

Lưu ý, lời khuyên từ chính Google dành cho bạn là, khi chọn từ khóa phủ định, hãy tìm những cụm từ tìm kiếm tương tự với từ khóa của bạn, nhưng có thể phục vụ cho những khách hàng đang tìm kiếm một sản phẩm khác.

Bạn cũng chỉ có thể sử dụng từ khóa phủ định cho các chiến dịch Chỉ mạng tìm kiếm”, “Mạng tìm kiếm có lựa chọn hiển thị” và “Mạng tìm kiếm và hiển thị”. 

Đào Thơ