Trang chủ » Tư vấn »Thủ thuật làm SEO» SEO LÀ GÌ? Top 10 lí do bạn cần làm SEO

Ngày tạo: 18/12/2017

SEO LÀ GÌ? Top 10 lí do bạn cần làm SEO




SEO. Thật ra đơn giản hơn bạn nghĩ! 


SEO hay Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm là tên gọi dành cho việc cố gắng cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay như Google, Yahoo, Bing…Hơn 98% người Việt Nam sử dụng Google nên trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến google.com.vn

Trong kết quả tìm kiếm, Google sẽ hiển thị đường link (liên kết) đến các trang (được cho là) liên quan và có uy tín. Sự uy tín này chủ yếu được đo bằng cách phân tích số lượng và chất lượng của các link từ các trang web khác. 

Nói bằng thuật ngữ đơn giản là các trang web của bạn sẽ có tiềm năng xếp hạng trong Google miễn là các trang web khác có link dẫn đến chúng.


Làm cho trang web của bạn xuất hiện trong Google 


Một nội dung hay sẽ khuyến khích mọi người đến trang của bạn và làm Google đánh giá trang bạn là thú vị và có uy tín. Điều này sẽ dẫn đến thành công trên công cụ tìm kiếm vì đơn giản, Google sẽ chỉ hiển thị những trang hay và có uy tín trong kết quả tìm kiếm thôi. 

Hãy thử nhìn qua giải thích SEO cách đối đáp của chúng tôi để có cái nhìn tổng quát đơn giản và nhanh chóng. Đảm bảo bạn sẽ hiểu được thế nào là SEO.

Google xếp hạng các trang như thế nào?


Google sẽ đẩy các trang có uy tín lên đầu bảng xếp hạng của nó vì vậy công việc của bạn là làm các trang của mình trở nên có chất lượng và đáng tin cậy hơn. Điều này liên quan đến việc viết nội dung sao cho mọi người thấy hữu ích vì nếu có ích sẽ được chia sẻ nhiều trên Facebook, blog, Twitter, v.v. và qua thời gian Google sẽ lựa chọn dựa trên những dấu hiệu uy tín này. Vòng luân chuyển hiệu quả này đã tạo ra các bảng xếp hạng Google có chất lượng và bền vững.

Hướng dẫn 3 bước đơn giản để có kết quả tìm kiếm tốt hơn


  1. Viết nội dung thú vị, hữu ích, sử dụng các từ/cụm từ mà những người tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ của bạn hay dùng.
  2. Giúp mọi người dễ dàng chia sẻ và truy cập nội dung đó.
  3. Cứ duy trì như thế!

Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm hay SEO là một hoạt động đơn giản để bảo đảm một trang web có thể được tìm thấy trong các công cụ tìm kiếm khi người dùng nhập các từ và cụm từ liên quan đến những gì web đó cung cấp. Nhiều lúc, nó chỉ đơn giản là kiểm soát chất lượng cho các trang web. Có người nói rằng, nếu trên đời có một ngành công nghiệp mà ít được người ngoài hiểu nhất thì hẳn đó là SEO.

Hãy hỏi một số công ty SEO định nghĩa về SEO và họ sẽ cố gắng làm bạn mờ mịt với những thứ khoa học cao siêu và khiến bạn nhầm lẫn cho đó là cái gì huyền ảo lắm. Trò chuyện với một số công ty để biết thế nào là SEO và hai tiếng sau bạn cũng chẳng hiểu thêm được gì đâu. Nhưng ở đây, Trần Lê, thì không thế. Chúng tôi rất thích nhìn thấy khách hàng thấu hiểu được. Chúng tôi muốn họ không chỉ biết điều chúng tôi đang làm, mà còn biết nguyên nhân tại sao lại làm thế!


Làm thế nào để có được những Liên kết (Links)?


Link thì vô cùng quan trọng nhưng đừng nhầm lẫn chất lượng với số lượng và cũng đừng nghĩ các link không liên quan đến nội dung của bạn. Hãy nhớ việc có nội dung hay sẽ làm tăng cơ hội đảm bảo link xuất hiện ở các trang liên quan có chất lượng. Các đường links này mới giúp bạn nhiều nhất.

Nói đơn giản, nếu trang bạn sở hữu gì đó có giá trị liên kết đến, các link truy cập web bạn tự nhiên sẽ xuất hiện ở khắp nơi. Bạn để ý sẽ thấy các trang web lớn không bao giờ liên kết đến một nội dung kém chất lượng.


Tóm lại


Hãy làm “bài tập về nhà” (kể trên) của bạn và điều tra xem loại nội dung nào mà khách hàng tiềm năng của bạn đang tìm kiếm. Tạo một trang web tuyệt vời, tạo ra nội dung mọi người cần và chia sẻ thật dễ dàng. Rồi bạn sẽ thấy lưu lượng truy cập trang web tăng lên nhanh chóng.

Một điều cuối, đó là nếu trang web của bạn vẫn không hiệu quả và bạn cần trợ giúp, bạn có thể đặt một cuộc trò chuyện miễn phí 30 phút để tìm hiểu tại sao. Đây là dịch vụ MIỄN PHÍ 100% để trò chuyện với một trong những chuyên gia của chúng tôi.

- Hỏi: SEO là gì vậy? Tôi chẳng biết chút gì về SEO hết? Rối hết cả lên rồi!
- Đáp: đừng lo, đã có tôi đây! Tôi sẽ giải thích chính xác cho bạn SEO là gì và vì sao lại quan trọng đến thế? Điều đầu tiên ta cần làm là XÁC ĐỊNH mọi người hứng thú gì ở sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
- Hỏi: làm điều đó thế nào đây? Rồi làm sao để phân loại khách hàng qua công cụ tìm kiếm?
- Đáp: đơn giản thôi, chúng ta sẽ có các dữ liệu thông tin để tiếp cận họ.
- Hỏi: chẳng phải dữ liệu đó được bảo mật sao?
- Đáp: đừng lo, chúng ta không cần biết họ là ai, chỉ cần biết điều họ đang tìm kiếm là đủ. Kế tiếp, ta sẽ tìm cụm từ nhiều người đang truy vấn, gọi là từ khóa tìm kiếm phổ biến.
- Hỏi: Sao phải làm thế?
- Đáp: nếu một từ khóa được tìm kiếm nhiều lần chứng tỏ nó có thể làm tăng lưu lượng truy cập cho website bạn mà.
- Hỏi: wow! Đúng rồi! Vậy là đã xong rồi hả?
- Đáp: chưa đâu! Tiếp theo ta phải kiểm tra chất lượng các site sẽ xuất hiện khi tìm kiếm cụm từ đó nữa.
- Hỏi: ủa? Quan trọng hả?
- Đáp: Tất nhiên rồi! Nếu những site này được thiết lập quá tốt, ta sẽ khó mà xếp hạng trên chúng được.
- Hỏi: vậy là chịu thua sao?
- Đáp: Tất nhiên là không! Chỉ là, phải biết người biết ta mà, có đúng không?
- Hỏi: công nhận! Rồi mình làm gì tiếp?
- Đáp: trang bị các từ và cụm từ mà bạn muốn đẩy cao thứ hạng. Chúng ta sẽ dựng web và cho những từ đó xuất hiện trên web.
- Hỏi: A! Tôi đoán được rồi! Ta sẽ thêm các từ này vào thẻ khai báo từ khóa đúng không? (meta keywords tag)
- Đáp: không, làm thế là chưa đủ. Google giờ đã bỏ qua meta keywords tag vì nó đã bị lạm dụng quá mức rồi.
- Hỏi: vậy ta phải làm sao?
- Đáp: chúng ta chỉ cần đảm bảo những phần quan trọng của trang có xuất hiện các keywords mình muốn.
- Hỏi: nhưng chỉ thế là trang của chúng ta sẽ lên hạng 1 Google sao?
- Đáp: Không không. Nào đâu đơn giản thế được! 
- Hỏi: nếu chỉ có thế thì Google sẽ chẳng thể nào biết nên xếp trang nào hạng 1, trang nào hạng 10 cả! Vậy làm sao Google mới lựa chọn được?
- Đáp: sẽ có những thứ khác nữa như là site này đã hoạt động được bao lâu, site này có bao nhiêu trang (page) và điều quan trọng nhất là...
- Hỏi: Là gì?
- Đáp: những đường link (liên kết).
- Hỏi: ý anh là những site mà web tôi liên kết sao?
- Đáp: ngược lại mới đúng, tức là những site liên kết đến web bạn.
- Hỏi: sao chúng lại quan trọng?
- Hỏi: vì Google sẽ tính là nếu một site dẫn link đến trang bạn, nghĩa là những người bên site đó thích trang bạn, chứng tỏ site bạn vô cùng quan trọng và hữu ích.
- Đáp: A! Giống như kiểu “được đề xuất” đúng không?
- Hỏi: đúng vậy! Rất giống “được đề xuất”.
- Đáp: Vậy giờ bạn đã rõ SEO là gì chưa?
- Hỏi: có phải là sử dụng những từ mọi người đang tìm kiếm, đặt vào những vị trí quan trọng trong trang, có các link dẫn đến site mình để Google đánh giá trang mình là hữu ích và quan trọng?
- Đáp: bạn nắm được rồi đấy!

Top 10 lí do bạn cần SEO


Trước giờ, hầu hết các nhà tiếp thị và các chủ doanh nghiệp đều biết rằng SEO là một yếu tố quan trọng cho việc thúc đẩy lưu lượng website. Nếu bạn không tối ưu hóa đúng chất trang web và nội dung của bạn cho cả người dùng máy tính để bàn lẫn người dùng di động, bạn sẽ phải cực kỳ khó khăn để thu hút lưu lượng truy cập từ tìm kiếm web tự nhiên (hay lưu lượng không phải trả tiền).

Thế nhưng bạn có biết ngoài việc tăng lưu lượng truy cập, SEO còn rất nhiều lợi ích khác. Bài đăng này sẽ vạch ra 10 lợi ích quan trọng khi có một trang web được tối ưu hóa SEO đúng cách.

1. Tối ưu hóa đúng cách không chỉ có nghĩa là xếp hạng cao hơn, mà còn là tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn


Không nghi ngờ gì khi nói hiện nay trải nghiệm người dùng là một yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng. Các công cụ tìm kiếm muốn nhìn thấy một thiết kế thân thiện với thiết bị di động, dấu hiệu người dùng tốt (lượng thời gian lướt web cao, tỷ lệ thoát thấp ...), tích hợp tốt các hình ảnh và video có liên quan. Đây là những yếu tố rất quan trọng để cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho khách truy cập của bạn; nói cách khác, bằng cách tối ưu hóa SEO trang web của bạn, bạn cũng đang tự động cải thiện trải nghiệm người dùng. Và trải nghiệm người dùng tuyệt vời có nghĩa là tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn, được tin tưởng hơn và tăng sự trung thành với thương hiệu.

2. Tìm kiếm không phải trả tiền có thể chiếm tới 64% số lượt truy cập web


 
Một nghiên cứu của Conductor trên hơn 310 triệu lượt truy cập vào 30 trang web khác nhau cho thấy rằng tìm kiếm không phải trả tiền chiếm 64% tổng lưu lượng referral (referral traffic: lưu lượng truy cập từ những trang khác có đặt link website của bạn). Mặc dù một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng phương tiện truyền thông xã hội (social media) hiện đã vượt qua dạng tìm kiếm được giới thiệu nói trên (referral traffic) nhưng chắc chắn  tìm kiếm vẫn là nguồn lưu lượng quan trọng đối với hầu hết doanh nghiệp.


3. Các khách hàng (lead) từ SEO thường có tỷ lệ chốt đơn hàng cao hơn các khách hàng outbound (khách có được do bạn trực tiếp liên lạc/gửi thông tin đến họ)


Theo một bài báo trên Tạp chí Công cụ Tìm kiếm, khách hàng từ SEO có tỷ lệ chốt đơn trung bình là 14,6%, so với tỷ lệ gần 1,7% của khách outbound. Mặc dù tôi không thể xác minh nguồn gốc của thống kê này, những cũng không có gì ngạc nhiên nếu nó đúng; bởi đơn giản những người đang tìm kiếm một sản phẩm hay dịch vụ nào đấy hẳn sẽ có khả năng mua thứ đó từ doanh nghiệp họ tìm thấy trên SE (công cụ tìm kiếm) hơn là từ những doanh nghiệp cố thu hút họ bằng cách sử dụng các chiến lược tiếp thị outbound (chủ động gọi khách để tiếp thị).

4. Các phương pháp tiếp thị inbound (bao gồm cả SEO) tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn outbound, các phương tiện truyền thông phải trả tiền, hay qua sự giới thiệu của đội ngũ kinh doanh của bạn (sales team)


 
Theo báo cáo Tình hình Tiếp thị Inbound 2014-2015; B2B, B2C và các công ty phi lợi nhuận đều tổng kết các hoạt động inbound là nguồn chính trong tìm kiếm người truy cập. Báo cáo này cũng cho hay trong số các biện pháp tiếp thị inbound, SEO là nguồn kiếm được nhiều khách hàng nhất trong 6 tháng qua. Điều bạn cần hỏi chính mình là nếu bạn không làm (SEO) thì những khách hàng giá trị này sẽ thuộc về ai?

B2B : business to business là mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau
B2C
: business to customer là mô hình kinh doanh thương mại điện tử gồm các giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng

5. Xếp hạng trong tìm kiếm địa phương sẽ trực tiếp dẫn đến tăng lượt truy cập và bán hàng


Nếu bạn điều hành doanh nghiệp địa phương, việc tối ưu hóa trang web của bạn cho tìm kiếm địa phương là vô cùng quan trọng. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng các truy vấn tìm kiếm địa phương để xác định doanh nghiệp gần mình, rồi tìm địa điểm, giờ và chỉ đường.

Theo Google, 50% khách hàng thực hiện tìm kiếm địa phương trên thiết bị di động đã ghé thăm một cửa hàng cùng ngày. Các tìm kiếm này cũng dẫn đến doanh số bán hàng cao hơn: 18% tìm kiếm địa phương trên điện thoại di động chuyển thành doanh số trong vòng một ngày. Để biết thêm số liệu thống kê về Mobile marketing địa phương, hãy xem bài viết của tôi 6 Thống kê Local Mobile SEO (SEO địa phương trên di động) mà mỗi nhà tiếp thị online cần biết.

6. Các nhà tiếp thị xếp hạng SEO là một trong những chiến lược tiếp thị kỹ thuật số (digital) hiệu quả nhất của họ


Để xem hiệu quả như thế nào, tốt nhất chúng ta hãy đi thẳng đến nguồn. Theo báo cáo Tình hình Tiếp thị năm 2015, trong số những nhà tiếp thị đang sử dụng SEO và SEM trong chiến lược tiếp thị của họ, 66% cho rằng "rất hiệu quả hoặc hiệu quả". Chỉ có 7% nói rằng những nỗ lực SEO của họ "không hiệu quả lắm hoặc không hiệu quả chút nào". Với tôi, đây là một tỷ lệ hợp lý!


7. SEO làm tăng độ tin cậy cho thương hiệu của bạn


Xếp hạng cao trong các kết quả tìm kiếm sẽ khiến người tìm kiếm cho rằng bạn là một thương hiệu có tiếng trong ngành. Ngược lại, xếp hạng trên trang 2 hoặc 3 có thể khiến họ nghĩ về bạn theo cách bạn không mong muốn như: bạn là một doanh nghiệp mới, bạn không nổi tiếng hoặc không có ngân sách (đồng nghĩa doanh thu thấp) nên không thể đẩy thứ hạng lên.


8. SEO có thể là một chiến lược không cần can thiệp trực tiếp nhiều như các kỹ thuật inbound khác


Phương tiện truyền thông xã hội và tiếp thị qua email là hai kênh có hiệu quả cao trong việc tạo ra khách hàng tiềm năng, nhưng cả hai đều đòi hỏi bạn phải nỗ lực liên tục. Để duy trì vai trò “thương hiệu được khách nghĩ đến đầu tiên” (top of mind), bạn phải liên tục đưa nội dung mới đến danh sách khách hàng cũng như những người theo dõi bạn trên các kênh truyền thông. Còn với SEO, một khi trang đã được tối ưu hóa, bạn thường có thể ngồi thong thả, thư giãn, và để nó tự leo lên bảng xếp hạng bằng giá trị của riêng mình. Tất nhiên kết quả này phần lớn phụ thuộc vào các yếu tố như khả năng cạnh tranh của từ khoá mà bạn đang nhắm vào và chất lượng nội dung trên trang so với các web khác. Nhưng nói chung, một khi bạn đã đặt nền móng tối ưu hóa SEO phù hợp, thì dù là trang nào, bạn cũng đã giải quyết hầu hết công việc khó khăn rồi.


9. Ở trang 2 hoặc 3 của kết quả tìm kiếm nghĩa là hầu như không có khả năng được người truy cập nhìn thấy


Một số chủ doanh nghiệp bỏ qua việc SEO đúng cách vì họ tin rằng có xuất hiện trong kết quả tìm kiếm (dù là bất cứ vị trí nào) cũng là "đủ tốt" rồi. Tuy nhiên, nghiên cứu của Moz cho thấy rằng 71,33% lượt truy cập xảy ra trên trang nhất của kết quả tìm kiếm. Việc tối ưu hóa trang và nội dung trang của bạn là chìa khóa để có được thứ hạng cao nhất; từ đó đạt được khả năng hiển thị trước mắt người dùng như bạn muốn.


10. Đại đa số người tiêu dùng sẽ nghiên cứu các sản phẩm trên mạng trước khi đi đến cửa hàng


Nghiên cứu từ GE Capital Retail Bank chỉ ra rằng 81% người mua sắm sẽ nghiên cứu và so sánh các sản phẩm trực tuyến trước khi mua hàng tại nơi. Một nghiên cứu khác cho thấy con số này lên tới 94% đối với người mua B2B. Đạt được vị trí trên trang đầu tiên cho doanh nghiệp và sản phẩm của bạn là vô cùng quan trọng nếu muốn người tiêu dùng đang tìm kiếm sản phẩm của bạn nhìn thấy bạn.

Bạn muốn bổ sung thêm lợi ích nào vào danh sách kể trên không? Những lợi ích chính khác của SEO là gì? Hãy chia sẻ cùng tôi dưới đây nhé!



Hãy để chúng tôi tư vấn giúp bạn một giải pháp hiệu quả,
tiết kiệm nhất!

Hãy gọi ngay cho chúng tôi

0917 377 999

Liên hệ qua mail