Trang chủ » Tư vấn »Để có một website hiệu quả» Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ tải trang

Ngày tạo: 07/10/2016

Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ tải trang



Website có tốc độ tải trang nhanh không những tạo sự thoải mái, giữ chân người truy cập hiệu quả, mà Google cũng sẽ đánh giá cao web của bạn hơn, tốt cho việc làm SEO. Tuy nhiên ngay từ khâu thiết kế web, có những việc tưởng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ tải trang sau này. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây chậm tốc độ tải trang và cách khắc phục ngay từ  khâu thiet ke web.



1. Cài đặt Plugin, Script từ bên thứ 3


Một số Plugin, Script rất hấp dẫn từ bên thứ 3 với mức giá rẻ, thậm chí là miễn phí và bạn đã chọn cài đặt thêm cho web của mình? Đó là một trong những “cách” làm cho tốc độ tải trang trở nên chậm đi. Việc cài đặt vô tội vạ những ứng dụng từ bên thứ 3 thiếu kiểm soát cũng chính là nguyên nhân hàng đầu làm tăng thêm gánh nặng cho website.

2. Chưa thực hiện tối ưu HTML, CSS, js…

Sử dụng mã nguồn cồng kềnh, bừa bộn, thừ mã CSS và js, tạo nhiều file CSS và js trong khi viết mã, Css dùng nhiều hình ảnh làm hình nền… những điều này thu hẹp dung lượng của website của bạn và từ đó làm cho việc tải trang trở nên rất mất thời gian.

3. Thực hiện truyền tải dữ liệu đến người xem qua đường truyền internet nhưng lại không zip source code


4. Không delete các ghi chú đã tạo ra trong quá trình xây dựng web.

5. Sử dụng hình ảnh chất lượng cao và quá nặng

6. Sử dụng hosting kém chất lượng

7. Quản trị trang copy nguồn từ các trang khác mà không xử lý lại thông tin, từ đó tạo ra các mã mà hệ thống web vốn không hỗ trợ.

8. Lượng người truy cập web lớn nhưng hosting lại không đủ mạnh.

9. Đặt quá nhiều quảng cáo


Cách tăng tốc độ tải cho web



1. Sử dụng hosting có chất lượng tốt từ nhà cung cấp uy tín. Trường hợp website lớn và có nhiều lượt truy cập thì nên đầu tư thêm dedicated server, sẽ giúp tối đa tốc độ tải của trang hiệu quả hơn.

2. Sử dụng các domain khác nhau để chứa hình ảnh khi làm web là rất cần thiết (ví dụ như dịch vụ Amazon S3, bạn chỉ cần tạo 1 tài khoản S3 và trỏ subdomain như “abc.yoursite.com” về S3 lưu trữ, sau đó đặt các hình ảnh của websie tại đây. Do các trình duyệt có thể load từ nhiều domain khác nhau cùng lúc nên sẽ tạo cảm giác là web của bạn tải trang nhanh hơn. Bên cạnh đó, cách này cũng sẽ hạn chế việc sử dụng CPU và bandwidth của server chính hơn, giúp web nhẹ nhàng hơn). 

3. Resize hình ảnh trước khi up lên web, không nên resize theo chiều rộng và cao mà nên sử dụng Photoshop, Fireworks hoặc các chương trình xử lí ảnh chuyên nghiệp để resize, sau đó save for web.

4. Học cách viết code khi thiet ke web sao cho thật rõ ràng, súc tích. Xóa bỏ hoặc là làm gọn nếu các hệ quản trị nội dung, các shopping cart phát sinh quá nhiều code HTML dư thừa.

5. Thay vì nhúng thẳng vào mỗi trang, bạn nên bỏ cấu hình CSS vào các file .css riêng biệt. 

6. Với các đoạn mã javascript, khôn nên nhúng thẳng vào mỗi trang, thay vào đó nên đưa vào các file .js. Nếu chọn cách nhúng thẳng thì cứ mỗi lượt truy cập, kể cả Googlebot, đều phải download code đó mỗi lần tại mỗi trang, còn với cách tách riêng ra thì Googlebot sẽ bỏ qua nó và các browser sẽ cache lại được.

Đào Thơ