Bạn chưa biết Google My Business là gì? Cách khởi tạo Google My Business như thế nào? Đâu là yếu tố không thể thiếu trong Google My Business? Giải pháp tối ưu Google My Business cho doanh nghiệp nào là hiệu quả nhất? Cùng tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn bạn nhé.
1. Google My Business là gì?
Google My Business là công cụ miễn phí cho phép người dùng có thể quản lý được các hiển thị của doanh nghiệp trên kết quả tìm kiếm của Google như: Tên, địa điểm, thời gian mở cửa, review,… Đồng thời, nó giúp doanh nghiệp dễ dàng xác minh trên Google Map.
Khi đăng ký Google My Business thì kết quả xác minh của doanh nghiệp trên Google sẽ được hiển thị như trên
Các hiển thị của Google My Business không chỉ dừng lại ở việc hiển thị thông tin chi tiết cho khách hàng mới tìm kiếm, làm tăng tỉ lệ truy cập vào trang Web. Trên thực tế, nhờ Google My Business mà các review của khách hàng cũ cũng được hiển thị, từ đó tạo dựng niềm tin cho khách hàng tiềm năng.
Google My Business cho phép hiển thị review của khách hàng cũ
Ngoài ra, Google My Business còn giúp người dùng tạo địa điểm trên Google Maps bao gồm định vị địa điểm, thông tin liên hệ chi tiết. Như vậy, khách hàng không cần phải truy cập vào Website vẫn có thể kết nối trực tiếp với doanh nghiệp, người kinh doanh.
Google My Business giúp định vị địa điểm doanh nghiệp trên Google Map
Khách hàng có thể liên hệ ngay với doanh nghiệp mà không cần phải vào Website
2. Cách khởi tạo Google My Business
Bước 1: Truy cập vào Google My Business tại link https://www.google.com/intl/vi_vn/business/ và bấm vào quản lý ngay.
Bước 2: Đăng nhập tài khoản gmail.
Bước 3: Điền thông tin doanh nghiệp
Bước 4: Thêm thông tin doanh nghiệp trên Google My Business để tạo địa chỉ trên Google Map
Bước 5: Tùy theo nhu cầu mà bạn lựa chọn hiển thị với khách hàng ở nhiều vị trí hoặc chỉ hiển thị cho khách hàng ở gần doanh nghiệp.
Bước 6: Chọn danh mục sản phẩm dịch vụ mà bạn cung cấp.
Bước 7: Điền thông tin liên hệ với doanh nghiệp.
Bước 8: Hoàn thành việc đăng ký và xác minh doanh nghiệp của bạn
Bước 9: Chọn phương pháp xác minh Google My Business.
Tại đây sẽ có nhiều hình thức để xác minh như xác minh qua bưu điện, qua email, điện thoại hay Google Search Console. Quá trình xác minh sẽ trong vòng 14 ngày và Google cũng sẽ gửi mã xác minh cho bạn qua hình thức mà bạn lựa chọn xác minh.
3. Các yếu tố chính trong Google My Business
3.1. Tên doanh nghiệp
Mục này cho phép bạn nhập tên doanh nghiệp vào, có ý nghĩa tương tự như việc xuất hiện bản hiệu công ty ở trên thực tế. Trường hợp bạn muốn thay đổi tên doanh nghiệp sau khi đã yêu cầu thư xác minh thì bạn phải xác minh lại doanh nghiệp.
3.2. Danh mục
Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp phải chọn danh mục kinh doanh phù hợp với ngành nghề của mình. Bạn có thể chọn tối đa 9 danh mục khác nhau, trong trường hợp này danh mục đầu tiên được chọn sẽ đại diện cho doanh nghiệp. Nếu trong danh sách không có lĩnh vực công ty đang hoạt động, bạn có thể chọn một danh mục chung mà vẫn có thể mô tả chính xác về doanh nghiệp của bạn.
3.3. Địa chỉ
Bạn cần nhập đầy đủ và chính xác địa chỉ kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, thông tin này sẽ được hiển thị công khai và nếu không phục vụ khách hàng tại địa điểm này, hãy để trống và tiến hành liệt kê khu vực kinh doanh.
3.4. Khu vực kinh doanh
Nếu cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong một khu vực cụ thể tại địa phương, chẳng hạn như quận 1, 3, Bình Thạnh của TP Hồ Chí Minh thì hãy nhập khu vực kinh doanh. Khi đó, khách hàng sẽ biết được doanh nghiệp có hỗ trợ, giao hàng tận nơi trong khu vực mà họ sinh sống hay không.
3.5. Giờ làm việc
Cập nhật giờ làm việc để khách hàng biết được thời gian hoạt động và họ có thể đến cửa hàng vào lúc nào. Vào những dịp lễ tết hay sự kiện đặc biệt, hãy Đặt giờ đặc biệt để thông báo về thời điểm mở cửa bất thường của mình.
3.6. Số điện thoại
Hãy nhập số điện thoại để khách hàng có thể dễ dàng liên hệ với doanh nghiệp khi cần thiết. Bạn có thể thêm tối đa 2 số điện thoại bao gồm số thuê bao di động, điện thoại cố định. Ngoài ra hãy lưu ý rằng bạn không nhập số fax vào trường này.
3.7. Trang web
Nhập đường dẫn đến trang web của bạn và hãy đảm bảo thỏa mãn các tiêu chí sau:
•Website của bạn không chặn Googlebot.
•Đã kiểm tra Search Console để biết trang web có bị phạt gì hay không.
3.8. Dịch vụ và tiện ích
Những thông tin mà bạn nhập vào sẽ cho khách hàng biết thêm về các dịch vụ, tiện ích mà doanh nghiệp cung cấp, chẳng hạn như có wifi hay chỗ ngồi ngoài trời… Đây là những thuộc tính thực tế và người dùng có thể tiến hành chỉnh sửa, riêng với thuộc tính chủ quan thì không thể thay đổi vì phụ thuộc vào chính trải nghiệm của người dùng, chẳng hạn như công ty có được nhiều người biết đến hay không.
3.9. Hình ảnh
Mục này cho phép người dùng có thể cập nhật một số hình ảnh liên quan đến doanh nghiệp của mình.
3.10. Mô tả doanh nghiệp
Hãy viết một đoạn ngắn để mô tả về doanh nghiệp của bạn, chẳng hạn như quá trình thành lập, sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp… Tốt nhấn, bạn nên tập trung vào thông tin doanh nghiệp càng nhiều càng tốt, tránh đề cập đến giá cả, các chương trình khuyến mãi cũng như không đưa link hoặc mã HTML. Ngoài ra, bạn chỉ được phép nhập tối đa 750 ký tự nên hãy tận dụng trường này thật tốt.
3.11. Ngày khai trương
Cập nhật ngày khai trương để khách hàng có thể biết ngày doanh nghiệp của bạn chính thức hoạt động. Người dùng có thể nhập ngày tối đa 1 năm sau tính từ thời điểm hiện tại, nhưng thông tin này sẽ không được hiển thị cho đến khi còn 90 ngày nữa là khai trương cửa hàng.
3.12. Thực đơn / Dịch vụ
Đây là một tính năng hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, thức uống, sức khỏe, sắc đẹp và nhiều dịch vụ khác. Bạn có thể cung cấp cho khách hàng thông tin về các món trên thực đơn hay dịch vụ của doanh nghiệp, cùng với đó là mức giá để họ dễ dàng tham khảo và lựa chọn.
3.13. Thời gian nhận, trả phòng (chỉ dành cho khách sạn)
Các khách sạn có thể cho khách biệt thời điểm có thể nhận và phải trả phòng, bằng cách bổ sung thêm trường thông tin này vào mục thời gian nhận/trả phòng trên Google doanh nghiệp. Google sẽ thường xuyên thu thập thông tin từ nhiều nguồn đáng tin cậy, trong đó có phản hồi của người dùng và các nội dung được cấp phép. Chủ khách sạn có thể quyết định việc hệ thống tự động chấp nhận các nội dung này.
3.14. Thông tin khách sạn (chỉ dành cho khách sạn)
Tính năng này chỉ có thể sử dụng trên máy tính và giúp chủ doanh nghiệp có thể cập nhật, chỉnh sửa các dịch vụ, tiện nghi hiện có trong khách sạn của mình. Khi lựa chọn thao tác này, Google sẽ cung cấp cho bạn một công cụ riêng để tiến hành chỉnh sửa thông tin.
4. Tổng hợp những cách tối ưu Google My Business
4.1. Tối ưu thông tin cho Google My Business
Muốn tối ưu được Google My Business bạn cần phải đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và khớp với tất cả các tài khoản liên kết để xác minh doanh nghiệp trên Google Map. Các thông tin này bao gồm:
•Địa chỉ
•Thời gian mở cửa
•Số điện thoại
•Tên Website
•
Danh mục sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp
Bạn có thể chỉnh sửa khi thông tin cung cấp chưa chính xác
Trường hợp cung cấp thông tin sai bạn hãy điều chỉnh lại trên Google Search bằng cách vào mục Suggest edit hay Đề xuất chỉnh sửa.
4.2. Cung cấp bài viết mô tả
Sau khi hoàn thành bước xác minh cho doanh nghiệp ở trên Google Map sẽ có phần nội dung mô tả nằm ở ngay bên dưới thông tin doanh nghiệp trên Google My Business. Đây được coi là đoạn quảng cáo giúp cho nhà đầu tư có thể giới thiệu được những ưu điểm nổi bật của doanh nghiệp. Theo đó, bạn có thể cung cấp một số nội dung như sau ở phần mô tả như:
•Chia sẻ thông tin sự kiện, chương trình khuyến mãi sắp sửa được diễn ra.
•Là bài viết mô tả dịch vụ, sản phẩm mà bạn cung cấp.
•
Thông tin ra mắt sản phẩm mới.
Dạng bài viết mô tả sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
Công dụng của những dạng bài viết này là để tăng thêm sự chú ý cho khách hàng tiềm năng. Do vậy, trước khi xây dựng nội dung bài viết bạn cần xác định đối tượng tìm kiếm doanh nghiệp bạn là ai, điều họ mong muốn là gì, vấn đề mà họ đang gặp phải là như thế nào,…
4.3. Tối ưu mục hỏi đáp
Đây là phần mà bạn sẽ hiểu được khách hàng của mình thắc mắc điều gì. Hoặc bạn có thể dự đoán những thắc mắc của khách hàng và đưa ra hướng giải quyết những vướng mắc ấy bằng cách sử dụng các dạng câu hỏi như:
•Vì sao nên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp?
•Quy trình đổi trả hàng
•
Các phương thức thanh toán khi mua hàng
4.4. Phản hồi của người dùng
Phải hồi của người dùng được coi là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp khách hàng quyết định có sử dụng dịch vụ, sản phẩm của bạn hay không. Một ví dụ điển hình chính là Resort Aroma bị người dùng đánh giá 1 sao và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị này cực kỳ lớn.
Resort Aroma bị ảnh hưởng lớn vị đánh giá của khách hàng
Bạn hãy nhớ rằng, Google My Business không phải là để tạo ra review ảo mà đó là xử lý các review xấu. Sự chân thành, biết lắng nghe của bạn mới chính là giải pháp xử lý đúng đắn nhất.
Lắng nghe ý kiến của khách hàng và cải thiện là cách mang lại hiệu quả kinh doanh cao thay vì tạo phải hồi ảo
Bên cạnh đó, thay vì tạo ra các phản hồi ảo bạn cũng có thể nhờ các khách hàng đã sử dụng dịch vụ, sản phẩm của mình để nắm rõ các vấn đề tồn đọng và khắc phục nó hiệu quả hơn.
4.5. Sử dụng hình ảnh và video
Dùng hình ảnh và video là cách tuyệt vời nhất để thu hút được khách hàng. Trường hợp doanh nghiệp của bạn đang cung cấp dịch vụ thì hãy cho khách hàng nhìn thấy được hình ảnh đội ngũ nhân viên, cơ sở vật chất của bạn ra sao,… Còn nếu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thì hãy cho họ thấy quá trình sản xuất, thành phẩm và giấy chứng nhận sản phẩm,…
Không nhất thiết bạn phải thuê đội ngũ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để chụp hình, sản xuất video tốn xem. Đôi khi chỉ cần những video được quay hay những bức ảnh được chụp từ điện thoại cũng đủ mang lại hiệu quả. Điều bạn cần lưu ý đó là:
+ Đối với video
•Thời lượng video dưới 30 giây.
•Dung lượng tối đa 100MB
•Độ phân giải phải đạt 720p hoặc cao hơn.
+ Đối với hình ảnh:
•Định dạng JPG hay PNG
•Dung lượng tối đa 5MB
•Kích thước 720 x 720px
Để thêm ảnh hoặc video cũng rất đơn giản như sau:
Bước 1: Bạn hãy mở ứng dụng Google của doanh nghiệp. Ở bên góc sẽ có biểu tượng đăng.
Bước 2: Nhấn vào thêm ảnh hoặc Video.
Bước 3: Chọn ảnh hoặc video trong thư viện mà bạn tạo. Có thể thêm thông tin mô tả cho ảnh rồi sau đó nhấn tại lên là xong.
Với những chia sẻ trên đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn Google My Business là gì, cách khởi tạo và tối ưu Google My Business hiệu quả nhất. Nếu cần tư vấn thêm thông tin gì, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bạn nhé.
Thùy Duyên