Trang chủ » Tư vấn »Internet Marketing» Digital Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức Digital Marketing từ A đến Z

Ngày tạo: 16/04/2021

Digital Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức Digital Marketing từ A đến Z



Digital Marketing là gì? Vai trò, phân loại và quy trình thực hiện của Digital Marketing ra sao? Để giải đáp những thắc mắc này hãy tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây của chúng tôi bạn nhé!

1. Digital Marketing là gì?



Digital Marketing là tổng hợp các công việc Marketing sử dụng thiết bị điện tử và Internet. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ tận dụng nhiều kênh kỹ thuật số khác nhau như công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, email, các trang Web khác để kết nối với khách hàng hiện tại cũng như trong tương lai.

2. Vai trò của Digital Marketing với doanh nghiệp

Mặc dù hiện nay các phương pháp tiếp thị truyền thống vẫn đang tồn tại, song tiếp thị Online đang dần được phát triển mạnh mẽ hơn và chiếm thị phần đáng kể. Đặc biệt, khi mà Internet không ngừng được lan tỏa thì vai trò của Digital Marketing càng được tăng lên. 

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều phải có Website. Và những thông tin được đăng tải trên đó dường như là điều mà khách hàng đang chờ đợi, dựa vào nó như là một cách để tìm hiểu về thương hiệu. Trong thời buổi thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc nắm bắt các khía cạnh của Digital Marketing là điều mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. 

Digital Marketing có rất nhiều lựa chọn và doanh nghiệp có thể sáng tạo, thử nghiệm với nhiều phương pháp khác nhau để mang lại hiệu quả và tiết kiệm ngân sách cho mình. Với Digital Marketing bạn cũng có thể dùng công cụ để theo dõi mức độ thành công, tỉ lệ chuyển đổi của chiến lược quảng cáo như thế nào, liệu có đem lại thành công hay không. 

3. Các phương pháp Digital Marketing

+ Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Đây là quá trình tối ưu hóa trang Web để giúp nó có được thứ hạng cao hơn trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Từ đó gia tăng lượng người truy cập vào Website mà không cần phải trả tiền. Một số cách để tiếp cận SEO bao gồm:



SEO trên trang: Đây là phương pháp SEO tập trung vào nội dung có trên trang Web. Người làm SEO sẽ nghiên cứu từ khóa với số lượng tìm kiếm và mục đích của chúng. Từ đó đưa ra các câu trả lời cho thắc mắc của người đọc. Và dựa vào giá trị nội dung đó mang lại cho người đọc ra sao mà công cụ tìm kiếm sẽ đưa ra xếp hạng cuối cùng.

SEO ngoài trang: Đây là giải pháp SEO được diễn ra ngoài trang để tối ưu hóa Website. Bằng cách viết bài đăng lên những trang Web, diễn đàn có nội dung liên quan đến Website của bạn, sau đó dẫn liên kết về Web.

SEO kỹ thuật: Phương pháp SEO này tập trung nhiều vào phần phụ trợ của trang Web và những trang đã được mã hóa. Việc nén hình ảnh, dữ liệu có cấu trúc và tối ưu hóa tệp CSS đều là những việc làm trong SEO kỹ thuật. Mục đích của nó là để tăng tốc độ của trang Web – Một yếu tố quan trọng để Google đánh giá, xếp hạng Website trên công cụ tìm kiếm. 

+ Tiếp thị nội dung

Thuật ngữ này ý chỉ việc tạo và quảng bá tài sản nội dung nhằm mục đích tăng nhận thức về thương hiệu, tăng lượng người truy cập và thu hút lượng khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực tế. Các kênh đóng vai trò quan trọng trong tiếp thị nội dung gồm:

Bài đăng trên blog: Viết bài và xuất bản trên các blog của công ty sẽ giúp bạn thể hiện được sự am hiểu sấu sắc về ngành nghề mà bạn đang kinh doanh, tạo ra lượng tìm kiếm nhiều hơn cho doanh nghiệp mà không cần phải trả tiền. Mục đích cuối cùng của việc này là mang lại cơ hội nhiều hơn trong việc chuyển đổi khách truy cập trang Web thành khách hàng tiềm năng và khách hàng thật.

Sách điện tử và sách trắng: Nói 1 cách dễ hiểu thì sách điện tử, sách trắng giống như là nội dung dài giúp chia sẻ những thông tin mà khách truy cập đang thắc mắc. Ngoài ra, nó cũng cho phép người làm tiếp thị có thể trao đổi nội dung để lấy thông tin với người đọc. Từ đó tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng cho daonh nghiệp, chuyển người dùng qua hành trình của người mua. 

Đồ họa thông tin: Có nhiều độc giả muốn nhìn hình ảnh nhiều hơn là đọc. Vì vậy, infographics sẽ giúp độc giả có cái nhìn trực quan hơn về một nội dung nào đó, cuốn hút họ ở lại trang Web lâu hơn. 

+ Tiếp thị truyền thông xã hội

Đây là phương pháp giúp tăng nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy lượng người truy cập vào Web và tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Bạn có thể chọn lựa một hay nhiều kênh tiếp thị truyền thông xã hội khác nhau như Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest,…



Với những người chưa quen với nền tảng xã hội bạn có thể tận dụng công cụ HubSpot để kết nối kênh LinkedIn và Facebook. Như vậy bạn có thể dễ dàng lên lịch được nhiều nội dung cho nhiều kênh cùng một lúc. Bên cạnh việc kết nối tài khoản xã hội để đăng bài thì bạn cũng nên kết hợp hộp thư đến trên mạng xã hội của mình trong HubSpot để dễ dàng nhận được tin nhắn trực tiếp của người dùng.  

+ Trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC)

PPC là giải pháp Digital Marketing giúp thúc đẩy lượng người truy cập vào trang Web bằng cách trả tiền nhà xuất bản mỗi khi có người dùng click vào mẫu quảng cáo. Một trong những loại PPC phổ biến nhất hiện nay phải kể đến đó là Google Adwords. Nó cho phép bạn trả tiền cho vị trí hàng đầu trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm và chi phí bạn phải trả cho mỗi click chuột gọi là giá thầu. 

Bên cạnh Google Ads thì PPC còn có thêm một số kênh khác như quảng cáo trả tiền trên Facebook, quảng cáo trên Twitter, tin nhắn được tài trợ trên LinkedIn,…

4. Các bước thực hiện Digital Marketing là gì?

Bước 1: Xây dựng khách hàng

Dù bạn chọn phương pháp Digital Marketing thì bạn cũng cần phải biết rõ đối tượng khách hàng của mình là ai, từ đó mới bắt đầu thực hiện chiến lược cho mình. Một chiến lược Digital Marketing có được kết quả tốt cần dựa vào đặc tính, nhu cầu và thị hiếu của người dùng. Đây là bước đầu tiên nhưng cũng quan trọng nhất khi thực hiện Digital Marketing.

Muốn xác định được nhóm khách hàng tiềm năng cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn phải tiến hành khảo sát, phỏng vấn đối tượng mục tiêu và thực hiện thực tiễn. Bởi nếu chỉ làm trên lý thuyết, giả định thì khả năng cao bạn sẽ đi sai hướng. Hãy thu thập đầy đủ thông tin của người dùng để nắm chắc điều mà họ muốn là gì. 

Bước 2: Xác định mục tiêu

Mục tiêu chính là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp mong muốn có được khi làm Digital Marketing. Xác định được điều này mới giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng. Dĩ nhiên, dù mục tiêu của bạn có là gì thì cũng phải biết cách đo lường và nếu đo lường hiệu quả thì chắc chắn chiến dịch của bạn sẽ thành công. 



Bước 3: Định giá các kênh Digital Marketing

Ở bước này bạn hãy xem xét các kênh và tài sản có sẵn để đưa ra chiến lược Digital Marketing phù hợp cho công ty, doanh nghiệp. Xem xét kênh nào đem lại hiệu quả tốt thì hãy tập trung vào những kênh đó. 

Bước 4: Kiểm tra và lên kế hoạch các phương tiện truyền thông

Phương tiện truyền thông là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của Digital Marketing. Những thông điệp thương hiệu sẽ được phân loại dưới dạng nội dung bao gồm cả trang giới thiệu, mô tả sản phẩm, bài đăng trên blog,… Muốn xác định xem người dùng quan tâm nhiều hay ít, đem lại hiệu quả hay không bạn có thể dựa vào lượng người truy cập. Vì thế, hãy lên kế hoạch thật chi tiết về nội dung, điều này sẽ góp phần giúp bạn thành công được 50% đấy nhé. 

Cuối cùng, bạn hãy theo dõi kết quả và lặp lại các bước trên để đảm bảo hoạt động Digital Marketing được diễn ra liên tục và mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Nếu còn thắc mắc gì hay cần được tư vấn thêm về Digital Marketing đừng ngần ngại gì mà hãy nhấc điện thoại lên gọi ngay cho chúng tôi bạn nhé!

Thùy Duyên