Từ bố cục, màu sắc, kết cấu cho tới kiểu chữ, tôi đã nói về hình ảnh từ đầu cuốn sách cho tới bây giờ. Vậy tại sao tới bây giờ lại có một chương riêng về hình ảnh nữa, ngay ở cuối cuốn sách nữa chứ? Vì liên quan trực tiếp đến kiểu chữ, hình ảnh cũng có rất nhiều khía cạnh – bao gồm sự lựa chọn kiểu chữ, độ phân giải hình ảnh, và nguồn thư viện hình ảnh – mà chúng ta cần bao quát. Nhưng, theo lẽ tự nhiên, thì ta còn có những khía cạnh về mặt nghệ thuật trong chủ đề này nữa, và những khía cạnh này cần được bàn bạc một cách chi tiết.
Quá trình lựa chọn những hình ảnh, biểu tượng và các yếu tố minh họa cho một thiết kế website yêu cầu bạn phải có những hiểu biết cơ bản về những quy tắc thiết kế mà tôi đã nói ở những chương đầu. Lấy hình 5.1 làm ví dụ, tôi muốn sử dụng hình một chiếc máy ảnh đặt lên đầu trang như là một biểu tượng cho trang web của tôi. Tuy nhiên khi tôi tìm kiếm những hình ảnh phù hợp thì sự lựa chọn của tôi đa phần dựa vào góc ảnh của hình hơn là hình về các loại máy ảnh. Hướng mà máy ảnh trên hình 5.1 đang hướng vào tạo ra một hiệu ứng chuyển động mạnh cho trang. Nếu hướng máy ảnh hướng thẳng ra ngoài thì có thể nó vẫn ổn những sẽ trông thụ động. Nếu nó hướng xuống dưới bên phải, mắt của bạn sẽ bị hút xuống phía dưới trang hơn là tập trung vào phần nội dung. Hiện tượng này là do luật nhấn mạnh mà tôi đã nói ở chương 1. Vị trí chiếc máy ảnh nằm trên đầu trang đảm bảo cho nó được chú ý. Việc cô lập một hình ảnh làm cho nó nổi bật lên thậm chí hơn cả một trung điểm. Sau cùng, hướng của ống kính máy ảnh tạo ra một đường liên tục hướng mắt ta tới trung điểm tiếp theo trên trang.
Hình 5.1
Cứ như vậy cho tới cuối của chương này, bạn sẽ biết được cách áp dụng hình ảnh vô trong thiết kế của mình.
Những điều cần đạt được
Một câu nói xa xưa “một bức ảnh đáng giá hơn cả ngàn từ” vẫn còn rất đúng trong thiết kế web ngày nay. Hình ảnh và tranh minh họa thường đóng vai trò là một móc câu bắt được sự chú ý của người truy cập và điều chỉnh họ vào phần nội dung. Mặt khác, một hình được chọn sai, hoặc chỉ là một hình đúng nhưng được thể hiện không đúng cách, cũng làm thiệt lại về diện mạo trang web của bạn. Mỗi người xem một tấm hình giống nhau sẽ có một cái nhìn khác nhau tùy thuộc vào tính cách và trải nghiệm cá nhân của họ. Nói cách khác, một ngàn từ mà người này rút ra được từ một tấm hình có thể sẽ khác so với một ngàn từ của người khác.
Trước khi lựa chọn hình ảnh, hãy tự hỏi mình 3 câu hỏi sau:
Nó có liên quan không?
Những hình ảnh liên quan có thể thêm vào sự thú vị trong thiết kế và bổ trợ cho nội dung của trang web. Nó là những sự nhận diện hình ảnh có thể giúp cho người truy cập nhớ bao quát nội dung trang của bạn và biết được họ phải tìm ở đâu khi quay lại. Hãy nhìn vào trang quảng cáo cho một tính năng mạng xã hội mới MailChimp ở hình 5.2. Hình nền của trang trông rất vui mắt và thú vị, tạo cho trang một rung cảm hoài cổ và tạo nên một tích cách mà không hình nào có thể thay thế. Đây là một nguyên tắc logic mà đa số mọi người đều làm đúng khi chọn hình ảnh; tuy nhiên, đây chỉ mới là một yếu tố thôi.
Hình 5.2
Nó có thú vị không?
Mặc dù việc duy trì được sự liên kết giữa hình ảnh và nội dung là điều quan trọng nhưng bạn không nên lúc nào cũng đặt nó làm ưu tiên chính. Vấn đề khi tìm kiếm những hình ảnh có liên quan đến nội dung là nó quá thông thường. Và trong việc chọn hình ảnh thì vùng đất của sự thông thường là nơi mà mọi điều sáo rỗng được nảy sinh.
Nếu bạn đang thiết kế trang web cho một nhà hàng Tex-Mex thì loại hình ảnh nào bạn sẽ chọn lựa? Tôi nghĩ linh tính của tôi sẽ mách bảo rằng “ mình sẽ tìm hình một người đang ăn uống trong vui vẻ”. Nhưng đây chắc chắn không phải là hình mà bạn sẽ tìm thấy ở trang Tijuana Flats ở hình 5.3. Thay vào đó, PUSH, một công ty agency đã phát triển trang này, sử dụng những hình ảnh truyện tranh của Alex Saviuk để minh họa trang web. Đây là điều mà tôi gọi là một ví dụ cực kì điển hình cho lí do tại sao sự liên quan đôi khi phải ngồi ghế sau nhường chỗ cho sự thú vị. Tuy rằng không phải tất cả mọi người đều thích nó những đối với tôi thì tôi thực sự yêu nó – đặc biệt là nó được xây dựng trên nền web căn bản, và đầu của con quái vật cúi xuống khi bạn kéo trang web xuống. Bài học rút ra ở đây là cho dù sự thú vị có nghĩa là kì lạ và chơi shock nhưng nó vẫn thường tốt hơn là việc xây dựng hình ảnh có liên quan nhưng lại nhàm chán.
Hình 5.3
Nó có hấp dẫn không?
Những hình ảnh hấp dẫn về mặt mĩ thuật hoặc cảm xúc có thể được sử dụng rất tốt như một móc câu lôi kéo sự chú ý và làm sự nhấn mạnh. Vấn đề đặt ra ở đây là vẻ đẹp và sự quyến rũ được cảm nhận khác nhau ở mỗi người. Dựa vào chủ đề và nhóm đối tượng mục tiêu của trang web của bạn mà một hình cuốn hút có thể là hình của một bà mẹ và con nhỏ, một ảnh chụp toàn cảnh thành phố hoặc một con linh vật hoạt hình dễ thương nào đó.
Hình ảnh hấp dẫn đặc biệt quan trọng với các website của nhà hàng, thực đơn, và dịch vụ. Nếu những hình ảnh thức ăn ở trên web mà không làm bạn chảy nước miếng thì chắc hẳn khách hàng cũng sẽ không ăn, không đặt hàng. Những công thức món ăn của Heidi Swanson trên trang 101 Cookbook ở hình 5.4 thường thì rất tốt. Nhưng theo ý kiến của tôi thì những yếu tố lôi kéo người truy cập và làm cho họ sử dụng những công thức của cô ấy là do bố cục website 3 cột tối giản và những hình ảnh món ăn làm bạn không thể ngăn nước miếng ứa ra được.
Hình 5.4
Tôi nhận ra rằng những yếu tố liên quan, thú vị và hấp dẫn đều rất mang tính chủ quan, nhưng đôi khi sự chủ quan trong nghệ thuật lại phù hợp. Nếu bạn nghĩ nó là một lựa chọn hình ảnh tốt, hãy áp dụng nó. Thông thường mà nói thì tôi sẽ tránh sử dụng những hình ảnh quái vật nhầy nhụa, người ngoài hành tinh ở đa số các thiết kế của tôi, nhưng như chúng ta đã thấy ở trên, thì với đúng khách hàng và đúng người truy cập thì nó là một hướng đúng dắn cho thiết kế. Với mỗi hình bạn chọn cho một website, nó cần phải đáp ứng được 2 trong 3 câu hỏi trên. Tại sao không phải là cả 3? Đôi khi sẽ thích hơn nếu bạn tung hứng sự hấp dẫn và sự thú vị mà không có liên quan gì đến website của bạn. Bạn biết đấy, như một bầy chim đang cắp một con cá voi trong một cái lưới chẳng hạn.
Nguồn hình ảnh hợp pháp
Vậy bạn có thể tìm những tấm hình có liên quan, thú vị và hấp dẫn này ở đâu đây? Căn bản bạn có 3 sự lựa chọn: Tự tay làm hình, mua hình từ nguồn hoặc thuê một chuyên gia. Sự lựa chọn của bạn sẽ tùy thuộc vào ngân sách và nhu cầu của khách hàng, cũng như tuy thuộc vào kĩ năng của bạn.
Chụp hình hoặc vẽ hình
Đối với tôi thì việc tự tay chụp hình bằng chính máy ảnh của tôi hoặc tự tạo ra một hình ảnh minh họa thông thường là việc đôi bên cùng có lợi. Nếu một khách hàng địa phương cần một tấm ảnh để sử dụng trên website của họ thì nó sẽ cho tôi cơ hội trốn ra khỏi văn phòng và làm một vài việc khác cho đổi gió. Tôi đã từng có cơ hội chụp hình những sản phẩm, nhà hàng, nhà máy, chung cư, phòng tập võ, cửa hàng bách hóa – thậm chí còn có thể lái xe chơi golf đi vòng vòng quanh sân golf chụp hình vào buổi sáng nữa, tất cả những việc này đều nằm trong lịch làm việc của tôi. Nhưng nó không chỉ là một niềm vui đối với tôi. Khách hàng thường thích ý tưởng này vì nó cho họ thấy được rằng tôi muốn tự tay mình làm từng bước trong dự án. Nó cũng tiết kiệm được cho họ trong khoản chi phí hơn là thuê một nhà chụp ảnh chuyên nghiệp.
Điều này cũng thường đúng trong việc vẽ hoặc thiết kế các hình ảnh. Đa số thì các trang của khách hàng đều đòi hỏi một mức độ hình ảnh minh họa nào đó. Với những hình như các biểu tượng, các nút ấn, hình nền, các hinh vẽ cơ bản, và logo thường được tôi tự tay thực hiện. Nhớ trong đầu rằng những hình ảnh minh họa này không nhất thiết phải phức tạp hoặc tốn nhiều thời gian để có thể hiệu quả. Hãy xem một trang web Western Australian ở hình 5.5 được thiết kế bởi công ty agency Bam Creative. Hình trái bom được sử dụng ở trang chủ và ở logo là một hình dạng hình học hết sức đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể vẽ được, nhưng nó vẫn bắt mắt và mang lại hiệu ứng hình ảnh cao.
Hình 5.5
Thỉnh thoảng thì phương pháp tự làm này không hợp với tôi. Những hình ảnh minh họa mà khách hàng cần có thể nằm ngoài khả năng vẽ của tôi hoặc nó quá phức tạp mà tôi không có đủ tự tin để tự tay làm. Nếu khách hàng muốn có được một bức ảnh cụ thể nào đó mà tôi không thể có được hoặc chất lượng ảnh khách hàng cần vượt ngoài khả năng của các thiết bị tôi đang có, thì trong những trường hợp này tôi nghĩ ngay đến một lựa chọn tốt nhất tiếp theo đó là kho hình ảnh.
Kho hình ảnh
Nếu bạn không có thời gian hoặc khả năng để có thể tạo ra hình cho mình thì bạn sẽ có cơ hội tìm được một hình ưng ý ở kho lưu trữ hình ảnh. Những hình ảnh được lưu trữ này, hoặc được gọi là ngân hàng ảnh, chứa những hình ảnh và hình minh họa được tạo ra cho sử dụng chung hơn là phục vụ cho một mục đích hoặc một dự án cụ thể. Được tính phí ( hoặc đôi khi miễn phí), các hình ảnh này bạn có thể chọn thoải mái trong dự án của mình.
Việc tìm ra được một hình ảnh phù hợp với dự án thiết kế có thể là một nhiệm vụ khó khăn, tùy thuộc vào chủ đề của dự án và ngân sách mà bạn có. Nếu dự án của bạn yêu cầu những bức ảnh về động vật, địa điểm du lịch, dịch vụ văn phòng hoặc một chủ đề thông thường khác thì bạn có thể sẽ dễ dàng tìm được hình mình thích. Mọi kho hình ảnh lưu trữ đều có những thể loại này. Nhưng việc tìm những hình ảnh về người – như là một cô gái với một đôi mắt xanh không tự nhiên và mặc một chiếc áo tay dài như ở trang Brochure Ninjas ở hình 5.6 – có thể khó hơn một chút; đa số các trang kho hình đều yêu cầu các nhà nhiếp ảnh nhập một mẫu người vào trước.
Hình 5.6
Vì lí do trên, bạn sẽ phải trả tiền để có được những hình ảnh về người chất lượng. Cuối cùng khi bạn cần những hình ảnh về logo của sản phẩm, người nổi tiếng hoặc một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, bạn sẽ có một số việc cần làm đó. Cho dù bạn có thể tìm được những hình này dễ dàng trên công cụ tìm kiếm nhưng sử dụng chúng cho một dự án chuyên nghiệp sẽ yêu cầu một sự cho phép rất chi tiết.
Luôn luôn chú ý đến hướng dẫn sử dụng hình ảnh
Cho dù với một hình ảnh miễn phí thì bạn nên đảm bảo rằng việc sử dụng chúng phải đúng theo những hướng dẫn từ trang web bạn tải ảnh về. Mỗi hướng dẫn của mỗi trang khác nhau sẽ khác nhau, vậy nên hãy chắc chắn rằng bạn biết rõ chúng trước khi tìm hình. Một vài thư viện ảnh còn giới hạn các hình ảnh của họ chỉ cho sử dụng cá nhân hoặc phi lợi nhuận.
Câu hỏi tiếp theo mà bạn phải trả lời được trước khi bạn bắt tay vào tìm kiếm một hình ảnh: Bạn sẵn sàng chi trả bao nhiêu? Giá của một hình ảnh có thể giao động từ 0 cho tới hàng trăm đô. Vậy bạn cũng có thể tưởng tượng ra được rằng chất lượng của những hình miễn phí sẽ thấp hơn rất nhiều so với những hình tính phí. Những hình ảnh miễn phí đôi khi cũng đáng giá; nhưng bạn có thể sẽ phải bơi qua một đống những hình linh tinh xấu xí trước khi bạn tìm đến được hình bạn muốn. Những bức hình đắt tiền cũng tương tự như vậy. Bạn sẵn sàng chi 500 đô cho một bức ảnh duy nhất không có nghĩa là nó đảm bảo bạn sẽ nhận được một chiếc Ferrari thay vì một chiếc Chryler minivan cũ kĩ từ những năm 90s. Bất kể là giá cả như thế nào thì mọi hình ảnh bạn tìm đều phải phù hợp với mục đích. Nếu bạn có thể tìm được hình bạn muốn một cách nhanh chóng, và giá cả phải chăng, thì bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc thiết kế.
Có 3 nhóm khác nhau trong những kho lưu trữ hình ảnh: nhóm miễn phí, nhóm miễn phí tiền bản quyền và nhóm được quản lí. Hãy xem vào từng nhóm này nhé.
Nhóm miễn phí
Tôi chắc chắc bạn đã nghe câu “chả ai cho không ai cái gì bao giờ”. Câu nói này có thể đúng trong hầu như mọi thứ, và chắc chắn rằng cũng đúng trong các hình ảnh này. Mặc dù có những kho hình ảnh miễn phí tuyệt vời, thì nó vẫn tốn cho những công sức, thiết bị và thời gian để tạo ra những kho ảnh đó. Vậy tại sao những nhà nhiếp ảnh này lại làm tất cả miễn phí? Lí do cũng giống như một nhạc sĩ tài năng đăng tải một bản nhạc miễn phí hoặc một nhóm lập trình viên bỏ thời gian trên một dự án mã nguồn mở. Đó là vì niềm đam mê của họ, nó làm cho nhiều người sử dụng thiết kế của họ hơn và có cơ hội để họ có thể được chú ý đến.
Trong tất cả các nguồn lưu trữ hình ảnh miễn phí thì Stock.XCHING là một bộ sưu tập lớn nhất mà tôi thường xuyên sử dụng ở hình 5.7.
Hình 5.7
Stock.XCHING có hơn 400,000 hình ảnh chất lượng cao, được các user đưa lên, với nhiều hình mới được thêm vào mỗi ngày. Để đảm bảo chất lượng và tính liên quan của dữ liệu thư viện thì các nhà quản lí web phải kiểm tra từng hỉnh ảnh nộp lên trước khi cho chúng lên trang web. Khi tải một hình từ Stock.XCHING, hãy đảm bảo rằng bạn kiểm tra quy định của bức hình đó. Đa số các hình trong dữ liệu đều cho phép thoải mái sử dụng, tức là bạn có thể sử dụng cho cá nhân hoặc thương mại.
Số lượng hình ảnh trong các bộ sưu tập này đóng một vai trò rất quan trọng. Càng nhiều hình được hiển thị cho một từ khóa thì bạn càng có khả năng tìm ra được hình bạn muốn. Mặc dù có rất nhiều những kho hình online khác nhưng đa số chúng đều có rất rất ít hình ảnh cho một từ khóa được tìm kiếm. Một trong những web này đó là Old Book Illustration ở hình 5.8.
Hình 5.8
Nếu bạn đã từng bỏ thời gian ra tìm kiếm một hình ảnh phù hợp, bạn sẽ biết rằng đây là một công việc hết sức nản. Đôi khi bạn sẽ mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm hình ảnh hơn là thời gian thiết kế, và khi mà khách hàng đang hối thúc bạn sau lưng thì việc lãng phí thời gian là không thể. Vì vậy, khi bạn sẵn sàng chi trả một số tiền nhỏ thì việc tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Đây là khi mà những kho hình ảnh tính phí, là nhóm miễn phí tiền bản quyền và nhóm được quản lý sẽ được sử dụng.
Nhóm miễn phí tiền bản quyền
Có lẽ hơi trái ngược với những gì bạn đang nghĩ nhưng một hình trong nhóm này sẽ không có sẵn cho những người dùng miễn phí. Ý nghĩa tên gọi này liên quan tới việc phí bản quyền của một hình. Một hình trong nhóm miễn phí tiền bản quyền là một hình cho phép bạn chỉ trả tiền một lần duy nhất cho một hình mà bạn mua. Một khi đã mua quyền sử dụng của hình đó rồi thì bạn có thể sử dụng nó cho nhiều dự án, nhiều khách hàng khác nhau mà không phải trả thêm bất cứ phí nào nữa. Như bạn cũng có thể thấy được đây là sự lựa chọn thông dụng cho các nhà thiết kế sử dụng những loại hình ảnh nhiều lần và muốn tránh những rắc rối trong việc bản quyền. Một trong những trang nổi tiếng nhất để mua hình trong nhóm này là iStockphoto ở hình 5.9.
Hình 5.9
Trong khi phần lớn các trang khác chỉ cung cấp những hình từ những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp thì iStockphoto cho phép mọi người có thể dễ dàng tải lên hình ảnh, hình minh họa hoặc thậm chí là một audio hoặc video để bán. Để duy trì được chất lượng và sự đa dạng của trang, các nhà quản lí chỉ chấp nhận những hình ảnh chất lượng cao và thường từ chối những hình ảnh mà họ đã có rồi.
Lí do tạo nên sự khác biệt giữa hình ảnh trong Stock.XCHING và iStockphoto rất đơn giản. iStockphoto trả tiền cho các họa sĩ của họ; vì vậy trang web thu hút được nhiều loạt đăng bài chất lượng cao hơn. Việc mua bán hình ảnh ở đây dựa trên hệ thống credit. Một khi bạn đã tạo một tài khoản bạn có thể mua các gói credit, nó giống như là bạn mua vé vào lễ hội carnival vậy. Giá của một credit giao động từ 1 tới 1.50 đô; mua càng nhiều thì càng rẻ. Một hình tiêu chuẩn trên iStockphoto thường có giá từ 2 đến 25 credits tương đương 37,50 đô một hình. Mặc dù vậy, đối với website, bạn thông thường chỉ cần một ảnh nhỏ giá từ 10 credit trở xuống là đủ rồi. Một dịch vụ khác tương tự như iStockphoto nhưng rẻ hơn một chút đó là Dreamstime. Mặc dù iStockphoto là điểm đến mặc định của tôi nhưng gần đây tôi đã tìm ra được một vài hình như mong muốn từ Dreamstime, và nó có thư viện hình miễn phí ngày càng tăng.
Nếu bạn thường xuyên tải nhiều hình từ những kho hình ảnh này thì việc chi trả cho từng tấm hình sẽ rất tốn kém, cho dù mỗi tấm là 2 credit đi chăng nữa. Một lựa chọn khác thay thế cho hệ thống credit là trả theo dịch vụ cho thuê. Một vài kho hình không bán trực tiếp hình ảnh mà họ cho thuê và tính tiền hàng tháng. Vì vậy bạn có thể tải bao nhiêu tùy thích. Photos.com và Shuttertock là 2 dịch vụ như vậy. Mặc dù những loại dịch vụ này bắt đầu với phí 100 đô mỗi tháng nhưng họ thường giảm giá cho những khách hàng trả trước nhiều tháng một lần – điều này có thể tiết kiệm cho bạn được đôi chút.
Nhóm được quản lí
Cấp độ cuối cùng trong các dịch vụ cung cấp hình ảnh đó là nhóm các hình ảnh được quản lí. Loại dịch vụ hình ảnh này có thể mắc hơn chút đỉnh so với các loại khác vì bạn sẽ được tính phí dựa trên quy mô công ty, số lượng người coi hình của bạn và số lượng thời gian mà tấm hình được sử dụng. Đa số các nhà cung cấp dịch vụ lớn đều có những sự lựa chọn quản lí này cho những hình ảnh độc quyền của họ như Corbis, Getty Igames và Jupiterimages. Những bức ảnh trong nhóm này thường là những bức ảnh có độ chuyên nghiệp cao nhất.
Bởi vì các công ty dịch vụ này có thể nắm rõ được ai sử dụng hình ảnh của họ và sử dụng trong bao lâu cho nên việc mà công ty đối thủ của khách hàng bạn có một bức hình giống y hệt khách hàng của bạn trên trang chủ là điều hầu như không thể xảy ra. Với một số lượng hình ảnh lớn thuộc nhóm miễn phí tiền bản quyền thì bạn có lẽ sẽ nghĩ điều này cũng khó xảy ra nhưng cho chù bạn có để ý hay không thì nó xảy ra thường xuyên hơn bạn nghĩ. TinEye là một công cụ tuyệt vời hỗ trợ cho việc kiểm tra mức độ sử dụng rộng rãi của một hình ảnh nhất định. Tính năng hỗ trợ này của trình duyệt được coi như một công cụ tìm kiếm của hình ảnh. Bạn chỉ cần click phải chuột vào hình mà bạn muốn kiểm tra, và nó sẽ tìm kiếm những hình khớp với hình của bạn trong hơn 2 tỉ hình trên mạng. Như bạn thấy ở hình 5.10, nó còn tìm ra được những hình được chỉnh sửa khác đi của hình mà bạn tìm kiếm nữa. Một điều quan trọng cần lưu ý ở đây nữa là có quá nhiều hình của một nữ nhân viên dịch vụ khách hàng đeo một chiếc tai phone trên các kho hình ảnh làm cho nó trở nên quá tầm thường. Bạn nên suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi sử dụng các loại hình ảnh này, hoặc bất cứ loại hình ảnh nào có liên quan tới những doanh nhân đứng bắt tay nhau.
Hình 5.10
Trong khi chi trả tiền cho nhóm hình ảnh được quản lí này có thể sẽ giúp được khách hàng của bạn tránh được những trường hợp đụng hàng như trên, nó cũng không chắc chắn được 100%. Nếu bạn muốn có được 100% sự đảm bảo rằng một tấm ảnh bạn sử dụng trên website của mình sẽ không được sử dụng bởi bất cứ ai thì lựa chọn tốt nhất là thuê một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp.
Nhờ sự giúp đỡ từ các chuyên gia
Nếu bạn lên kế hoạch để thuê một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để làm việc thay bạn, hãy đảm bảo rằng tìm được một người có nhiều kinh nghiệm với những hình ảnh thương mại và những góc chụp phù hợp với mong muốn của bạn. Ví dụ như một nhiếp ảnh gia tuyệt vời đã chụp được cảnh anh rể của bạn khóc sướt mướt trong đám cưới của em bạn có thể có tài trong chụp ảnh chân dung và sự kiện nhưng có thể sẽ không biết gì về cấu trúc kĩ thuật hoặc sản phẩm của một bức ảnh.
Một cách tốt nhất để tìm ra được một nhiếp ảnh gia thương mại tốt là nhờ truyền miệng. Nếu bạn biết một công ty nào đã thuê một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì hãy hỏi họ về anh thợ chụp này. Nếu không có ai để hỏi bạn có thể bắt đầu với hội nhiếp ảnh chuyên nghiệp ở địa phương bạn. Nếu bạn ở Mĩ thì trang web the American Photographic Artists (APA) là một nơi tuyệt vời để tìm kiếm. Rất nhiều các thợ chụp trong danh sách của APA có một lịch sử làm việc và kinh nghiệm có thể phù hợp với bạn.
Để có thể có được giá cả tốt thì bạn phải hết sức chi tiết khi viết những yêu cầu khi thuê thợ chụp. Đảm bảo rằng phải liệt kê đầy đủ các chi tiết của mỗi tấm hình mà bạn cần. Nói rõ nơi bạn muốn chụp hình nếu nó là một tấm ngoài trời, và hãy chuẩn bị tất cả (như người mẫu, địa điểm, quần áo, vân vân) để có thể chụp cho xong trong 1 ngày. Đa số các nhà nhiếp ảnh tính tiền theo ngày hoặc theo buổi. Giá thuê một thợ chụp thì cũng rất đa dạng, tùy vào thị trường và kinh nghiệm của thợ chụp, có thể giao động từ dưới 1 ngàn cho tới vài ngàn đô. Một khía cạnh nữa cần cân nhắc là quyền tác giả và quy định sử dụng của thợ chụp. Nhiều thợ chụp sẵn sàng cho phép toàn quyền sử dụng khi bạn trả tiền xong xuôi. Một vài thợ chụp khác sẽ yêu cầu thêm tiền nếu bạn sử dụng hình đó cho thương mại. Một số ít những nhiếp ảnh gia các lại còn yêu cầu quyền sở hữu của họ lên bức ảnh họ chụp và tính tiền theo số lượt sử dụng ảnh. Bạn nên thương lượng làm sao để được toàn quyền sử dụng, nhưng cũng nhớ rằng để được toàn quyền sử dụng thì chắc chắn sẽ tốn tiền nhiều hơn.
Trong trường hợp nếu bạn muốn thuê một chuyên gia về ảnh minh họa thì một nguồn khác để bạn có thể tìm kiếm là Hire an Illustrator. Ở đây có hơn 300 nghệ sĩ và nó dễ dàng cho bạn tìm theo tên, phong cách, phương tiện hoặc địa điểm. Cũng giống như thuê một thợ chụp thì cách tốt nhất để tìm được một chuyên gia về ảnh minh họa là nhờ truyền miệng. Trong 2 năm qua tôi đã tổ chức một trang web Converge SE. Tôi đã tìm được rất nhiều nhiều chuyên gia hình ảnh minh họa từ sự kiện năm ngoái mang tên “convergent creatures” như hình 5.11 được vẽ bởi Giovanni Difeterici.
Hình 5.11
Tôi có cơ hội gặp gỡ Giovanni và nhiều nhà thiết kế, phát triển web, nhiếp ảnh gia, chuyên gia hiệu ứng hình ảnh, video và nhiều nữa tại những cuộc gặp mặt người sử dụng. Nếu bạn sống trong hoặc gần một thành phố lớn thì bạn sẽ có cơ hội tiếp cận các nhóm người sử dụng này trong bất cứ lĩnh vực nào từ webiste, kĩ thuật đến thiết kế. Đây là những chỗ tốt để bạn có thể tuyển dụng nhân tài cho dự án của bạn hoặc thuê họ cho đội của bạn luôn.
Bất kể bạn lấy hình ảnh từ nguồn nào đi nữa – nguồn miễn phí như Stock.XCHING hoặc trả phí – thì quyết định cuối cùng cũng nằm trong tay khách hàng. Mặc dù một hình ảnh bạn thấy rằng là phù hợp nhát cho công ty của họ thì đôi khi họ cũng sẽ không đồng ý với bạn. Vậy nên hãy luôn luôn thích ứng và sẵn sàng để thay đổi khi cần thiết. Miễn là bạn đang tạo nên những thiết kế tuyệt vời từ những nguồn hình ảnh hợp pháp này thì công sức của bạn sẽ được đền đáp và bạn sẽ làm cho khách hàng của mình kinh ngạc.
Những điều nên tránh
Vậy là tôi đã nói xong cho bạn một vài nguồn để bạn có thể tìm kiếm hình ảnh của mình. Bây giờ là lúc để nói tới những nguồn mà bạn không nên lấy hình ảnh.
Google Ganking
Là một nhà thiết kế website thì bạn sẽ thấy dễ dàng trong việc tìm kiếm ảnh trên công cụ tìm kiếm hình ảnh của Google. Ví dụ như bạn đang xây dựng một website cho cửa hàng xe đạp, và khách hàng của bạn chưa cung cấp bất cứ hình ảnh nào để bạn có thể sử dụng, thì việc tìm kiếm hình ảnh về những từ khóa như xe đạp leo núi, xe đạp đua, xe đạp thường và một vài từ khóa liên quan nữa có thể cho bạn được một cái nhìn tổng thể hơn về chủ đề và ý tưởng loại hình nào bạn sẽ chọn. Thông thường cách tìm kiếm google này sẽ đem lại nhiều kết quả có thể được sử dụng tốt trên thiết kế của bạn. Bạn có thể cảm thấy được sự ham muốn khi bạn lưu lại một vài tấm trong máy của bạn, cho vào photoshop, sử dụng một vài tính năng crop, resize và thêm một vài hiệu ứng để cho phù hợp với nhu cầu của mình. Hiện tượng này được gọi là Google Ganking và nó là một vấn đề hết sức ngiêm trọng trong thiết kế web. Ngoại trừ những hình mà có đánh dấu cụ thể rằng có thể được sử dụng miễn phí hoặc có sẵn trên các domain mở, thì hầu hết các hình đều thuộc quyền sở hữu của các chủ trang web, vì vậy bạn cần phải được phép để sử dụng chúng. Bạn sẽ nghĩ rằng những người chủ web đó sẽ không bao giờ chú ý đến việc bạn copy một bức hình trên trang của họ, nhưng việc mạo hiểm này sẽ làm bạn đối mặt với một sự “nhục nhã” khi mà một lá thư “yêu cầu chấm dứt sử dụng” được gửi tới cho khách hàng của bạn, hoặc tệ hơn nữa là bạn có thể gặp phải vấn đề nghiêm trọng về vi phạm luật pháp.
Điều nảy xảy ra tương tự ở những hình ảnh được tìm ở Flickr. Trong khi hầu hết các hình ảnh trên Flickr đều có sở hữu bản quyền thì dịch vụ này cho phép các nhà sở hữu được một trong những quyền sở hữu trí tuệ căn bản. Những quyền này cho phép bạn quy định những việc bạn được và không được phép làm. Một trong những lựa chọn là cho phép các hình ảnh được sử dụng trong mục đích kinh doanh. Hình 5.12 cho thấy kết quả tìm kiếm của từ khóa “con sóc” mà có sự cho phép sử dụng kinh doanh. Một từ khóa tương tự được tìm kiếm trên Stock.XCHING ở hình 5.7 cho ra thay vì 50 kết quả, tôi nhận được 2,423 kết quả.
Hình 5.12
Hotlinking
Nếu có một thứ mà các nhà thiết kế ghét hơn cả việc nhìn thấy những thiết kế của họ bị ăn cắp, thì đó là thấy chúng bị đánh cắp bởi một trang liên kết tới server của chính những nhà thiết kế đó. Thông thường thì những hình ảnh trên website được đặt trên cùng một server web và chúng được liên kết với nhau như hình ở dưới:
<img src="/images/image.jpg" alt="Image Description" />
Tuy nhiên, những hình ảnh này có thể được liên kết ra ngoài khỏi trang web bằng việc sử dụng một URL đầy đủ của tấm hình:
<img src="http://www.somesite.com/images/image.jpg" alt="Image Description " />
Quay trở lại với ví dụ cửa hàng bán xe đạp của tôi, cho rằng tôi muốn sử dụng một hình ảnh cụ thể của một kiểu xe đạp và tôi đã tim được một ảnh của đúng loại xe đạp đó ở một trang nhà sản xuất xe đẹp và muốn sử dụng nó. Thay vì hỏi mượn ảnh từ nhà sản xuất, hoặc thậm chí là chỉ tải ảnh đó về và đặt lên server web của khách hàng của tôi, hãy tưởng tượng rằng tôi quyết định liên kết thẳng vô hình của trang web với trang của nhà sản xuất. Cách ăn cắp này được gọi là hotlinking.
Không tính đến chuyện vi phạm bản quyền, hotlinking còn sử dụng cả bandwidth của trang web bị ăn cắp hình. Với đa số các hosting accounts thì một bandwitdh có thể rất đắt tiền. Vì vậy theo nghĩa thực tế thì nó giống như là việc bạn sử dụng tiền điện thoại của người khác để gọi điện vậy. Đa số các chuyên gia thiết kế web đều biết rằng hotlinking là điều cấm kị nhưng đa số các đối tượng vi phạm thường là các người dùng forum, bloggers và các người dùng MySpace. Vậy nên nếu bạn đã biết rồi thì giờ biết thêm chút nữa cũng là điều tốt.
Clipart
Nhiều website cung cấp những gói hình ảnh minh họa clipart miễn phí hoặc rất rẻ. Trong khi những hình ảnh thông thường này có thể được sử dụng trong các thông báo nội bộ công ty hoặc những tấm thiệp tự làm thì chúng nên được coi là nằm ngoài phạm vi của những dự án chuyên nghiệp.
Có thể bạn sẽ nghĩ tôi hơi quá khắc nghiệt khi nói vậy những hãy nghĩ một chút xem, nếu bạn đi vào một nhà hàng 5 sao, bạn có mong muốn được phục vụ món khoai tây nghiền trong một chiếc hộp không? Tất nhiên là không rồi! Bạn sẽ mong muốn những nguyên liệu tươi ngon nhất, được nấu từ những đầu bếp đại tài. Với tư cách là một nhà thiết kế phải có một định hướng rằng sẽ làm cho ra những sản phẩm độc nhất và đẹp nhất cho khách hàng. Trong khi việc sử dụng những hình ảnh từ những kho hình ảnh mà tôi đã cung cấp ở trên còn chưa đảm bảo được điều đó thì làm sao bạn có thể đưa một clipart vô trong thiết kế của mình chứ. Nếu chính khách hàng là người yêu cầu bạn đưa một clipart hoặc một ảnh động nào đó vào trang của họ thì bạn nên nói chuyện với họ một chút. Chỉ cần nhớ rằng nếu khách hàng đã tìm đến bạn để thiết kế thì nhiệm vụ của bạn là đưa ra ý kiến làm cho trang web của họ tốt hơn. Tuy nhiên bạn cũng cần phải nhớ điều luật khắc cốt ghi tâm là khách hàng là thượng đế. Đôi khi khách hàng sẽ bắt buộc bạn thiết kế đúng ý họ và bạn sẽ phải làm theo. Tôi đoán một số người thực sự rất thích món khoai tây nghiền của họ.
Không bàn tới việc bạn đã chọn ra được một hình ảnh đẹp tới đâu cho thiết kế của mình thì vẫn còn một yếu tố quan trọng nữa cần cân nhắc: cách trình bày. Khi bạn tùy chỉnh một hình ảnh cho web thì cách trình bày của nó sẽ thường dựa vào những sự hạn chế từ bố cục mà bạn chọn. Ví dụ như kích thước của hình sẽ tùy thuộc vào kích thước của những hình chữ nhật trên đường kẻ ô của bạn. Là một nhà thiết kế thì nó tùy vào bạn quyết định ảnh của bạn sẽ được crop như thế nào, sẽ được thêm viền hay bỏ vào khung, hoặc thêm bất cứ hiệu ứng gì không.
Crop một cách sáng tạo
Một trong những tác động mạnh mẽ nhất mà bạn có thể làm trong việc trình bày một hình ảnh là việc lựa chọn thông minh phần nào sẽ được sử dụng và phần nào không. Quá trình này được gọi là cropping, và nó là một kĩ thuật căn bản trong chỉnh sửa hình ảnh.
Ở mức độ căn bản nhất thì cropping là việc loại bỏ những phần hoặc chi tiết không cần thiết của một hình. Bức ảnh ở hình 5.14 được tôi chụp cách đây không lâu khi đang đi dạo ở Charleston với vợ. Tấm hình này thì cũng ổn thôi ngoại trừ những người đi đường và đường dây điện làm sao lãng cho bức hình. Bằng cách cropping một vài phần phía dưới bên phải thì toàn bộ bức ảnh - ở hình 5.14 bớt đông đúc và giống một bức ảnh ngày lễ bình thường. Ở bức ảnh đầu tiên thì góc chụp làm cho tháp chuông nhà thờ thành một trung điểm, nhưng bức ảnh chứa quá nhiều yếu tố làm sao lãng sự chú ý của người xem. Với tấm ảnh đã được cropped thì tháp chuông vẫn là một trung điểm nhưng 2 tòa nhà được nổi lên như một trung điểm phụ, dựa vào luật 3 phần tôi đã nói ở chương 1. Mặc dù tháp chuông đã không còn nằm ở chính giữa bức ảnh, nhưng những đường thẳng chạy dọc phía trên các tòa nhà, các lề đường và thậm chí là vạch kẻ đường màu vàng cũng chỉ hướng về chiếc tháp chuông này. Việc tạo một yếu tố không nằm chính giữa làm trung điểm làm cho bức ảnh có được sự sắp xếp thú vị và có cảm giác như được sắp xếp một cách có chủ đích.
Hình 5.14
Hình 5.15
Chúng ta cũng có thể crop những cách khác lạ để tạo ra được sự xúc cảm, cho thấy được những khía cạnh thú vị hoặc thay đổi cả thông điệp của bức ảnh. Ở hình 5.16, bức ảnh của một tay đàn guitar được cropped nhỏ lại chỉ còn phần thân của cây đàn. Cách này làm cho bức ảnh có được sự chuyển động khi chơi đàn và cho phép sự liên kết với nhiều người.
Hình 5.16
Khi crop một bức ảnh nhỏ lại như ảnh guitar ở trên, điều quan trọng là bạn phải để ý đến kích thước tổng thể của bức ảnh mà bạn đang làm việc. Có thể bạn muốn crop một phần rất chi tiết trong một bức ảnh và phóng to nó lên, nhưng độ phân giải của bức ảnh lại quá thấp làm cho bức ảnh được crop ra sẽ bị bể. May mắn thay, những hình ảnh được sử dụng trên website có thể có những độ phân giải thấp hơn nhiều so với trong in ấn, nhưng hãy luôn luôn kiểm tra chất lượng ảnh cuối cùng của bạn để đảm bảo rằng chúng không có vấn đề gì.
Hình ảnh thì không nhất thiết lúc nào cũng phải được đóng trong khung. Nhiều cách crop thú vị khác nhau sẽ làm cho bức ảnh thêm phần sáng tạo. Hình 5.17 là một bức ảnh tôi chụp ở trên bờ sông Saluda. Tôi thích bức ảnh này nhiều đến nỗi tôi đã để nó làm hình nền máy tính của mình, những hãy cố suy nghĩ tư duy khác đi một chút xem nào.
Hình 5.17
Một phương pháp crop độc đáo nữa có thể bị trông như nghiệp dư nếu sử dụng sai, nhưng cũng có thể tạo ra được những hình ảnh đột phá nếu được sử dụng đúng đắn. Ví dụ bây giờ tôi đang thiết kế một website cho thuê thuyền kayaks để chơi trên sông Saluda. Trong trường hợp đó tôi sẽ sử dụng một kĩ thuật được mô tả trong hình 5.18.
Hình 5.18
Ở đây tôi đã sử dụng hình của 2 người chèo thuyền kayak là một mask mà dựa vào đó tôi crop hình. Trong những chương trình thiết kế hình ảnh thì mask đơn giản là một cửa sổ mà từ đó tôi có thể thấy được bức ảnh của tôi vậy. Khi tôi đặt một mask có hình 2 người chèo thuyền trên bức ảnh và crop nó, tôi có được nửa trên ở hình 5.18. Bằng cách flip mask theo chiều dọc và cho nó màu xanh dương, tôi tạo ra được một hình giống như hình ảnh phản chiếu của hình trên.
Vậy hình trên này có thể áp dụng được cho một tiệm thuê thuyền kayak, nhưng nếu tôi đang thiết kế cho một trang du lịch thì sao? Một trung tâm du lịch thì không muốn bị giới hạn chỉ với mỗi trò kayak, nó còn rất tuyệt vời cho việc bơi lội, leo núi, và câu cá. Bằng cách sử dụng chữ “RIVER” để làm mask như hình 5.19, tôi đã tạo ra được một hình mang tính đa dạng hơn trong khi vẫn đầy đủ tính tươi mới và sáng tạo.
Hình 5.19
Một cách cuối cùng crop không theo hình chữ nhật nữa liên quan với việc tách hẳn một vật thể ra khỏi quang cảnh xung quanh nó. Phần mà chúng ta lấy ra này được gọi là knockout. Một hình knockout có thể được hiển thị mà không cần hình nền, và được đặt vào trong một hình khác, hoặc thậm chí được duplicated và xoay một vòng cho thành một bông hoa. Có thể ví dụ cuối cùng này sử dụng hình knockout ở hình 5.20 thì không có ý nghĩa gì nhưng bạn phải thừa nhận rằng bông hoa chuối của tôi rất tuyệt đấy chứ.
Hình 5.20
Như bạn đã thấy thì crop cung cấp cho chúng ta vô vàn những hình ảnh độc đáo để thiết kế. Giới hạn duy nhất chính là trí tượng tưởng và khả năng sử dụng photoshop của bạn.
Hiệu chỉnh photoshop
Trong khi có rất nhiều những chương trình chinh sửa hình ảnh có thể sử dụng được thì Adobe Photoshop từ lâu vẫn luôn là sự lựa chọn của tôi. Mặc dù nó hơi khó sử dụng hơn nữa chương trình khác nhưng nó giúp tôi rất nhiều trong công việc. Nó giống như là một con dao đa năng của quân đội Thụy Sĩ vậy. Những công cụ khác có thể rẻ hơn những chúng chỉ có thể có được một cái dao, hoặc một cái dũa móng hoặc một cây tăm xỉa răng rẻ tiền. Mặt khác photoshop thì có thể cắt, thái hoặc tạo ra được những hình ảnh màu nước tuyệt đẹp chỉ trong một phần triệu giây. Từ đây trở đi tôi sẽ thường sử dụng photoshop trong cuốn sách này; tuy nhiên, đa số những chủ để mà tôi sẽ nói tiếp theo chỉ là những hiệu chỉnh hình ảnh căn bản mà mọi chương trình chỉnh sửa hình ảnh nào cũng có. Tôi đoán chương này đúng hơn tên là hiệu chỉnh hình ảnh.
Khi tôi chụp một tấm hình từ máy ảnh cá nhân của mình, tôi thường suy nghĩ một chút về bố cục, vị trí sắp xếp và ánh sáng ra làm sao. Nhưng bởi vì tôi không phải là một dân chuyên nghiệp cho nên đa số các bức hình tôi chụp đều không được đẹp cho lắm. Những hình “không được đẹp cho lắm” này sẽ đi thẳng vào trong thư viện ảnh cá nhân của tôi. Nếu tôi lấy một tấm ảnh ra để làm trong một thiết kế dự án thì tất nhiên những tấm hình này phải qua sửa chữa lại một chút mới có thể sử dụng được. Thông thường thì những điều chỉnh chủ yếu là crop, điều chình ánh sáng, contrast và saturation của bức ảnh.
Hình 5.21 là một ví dụ từ một tấm hình được lấy trực tiếp từ máy ảnh của tôi. Nó là một bức ảnh tuyệt vời về những điêu khắc đá trên cổng vào Biltmore Estate ở Asheville, Bắc Carolina mà tôi đã chụp được trong khi đi nghỉ hè. Tấm ảnh này nhìn cũng tạm được nhưng để sử dụng trong chuyên nghiệp thì không. Thậm chí nếu xem xét dưới góc độ nội dung hình ảnh không thôi thì nó đã có nhiều trung điểm xung khắc với nhau và thiếu sự cân bằng nữa.
Hình 5.21
Bước đầu tiên thường là crop bức ảnh ra để có thể tập trung vô một vật thể mà tôi muốn sử dụng. Trong trường hợp này thì nó là tượng hình người trên cách cửa bên phải. Giả dụ là tôi đang muốn sử dụng bức ảnh này để làm hình cho bài viết về Biltmore Estate của tôi. Tôi muốn có một tấm cận cảnh bức tượng như hình 5.22 nhưng tôi cũng muốn tìm ra được một cách sáng tạo để che đi cái mái phía trên đầu của bức tượng. Một cách mà tôi có thể làm được điều này là sử dụng một khung hình để cắt bỏ đi phần đó nhưng vẫn giữ lại phần đầu trồi lên trên và phần phía tay trái nhô ra ngoài.
Hình 5.22
Để có thể tạo được hiệu ứng này trong photoshop, tôi cần có 2 layer: một là layer hình bức tượng đã được tách hẳn ra và một layer nữa là hình nền như hình 5.22. Tôi bắt đầu bằng việc duplicate bức ảnh của tôi nhiều lần để đảm bảo rằng tôi có thể có một bức chưa bị chỉnh sửa gì để quay lại từ đầu. Đối với layer nằm trên, tôi cẩn thận cắt bức tượng ra bằng cách phóng lớn hình lên và sử dụng công cụ polygonal lasso để khoanh viền và cắt hình. Để tạo được hình nền tôi sử dụng công cụ rounded rectangle để tạo một mask mà tôi muốn hình nền mình được thấy, sao đó kéo mask này vào trong khung layer hình nền.
Hình kết quả ở 5.23 trông cũng tạm ổn những vẫn còn có một vài hiệu chỉnh nữa có thể được sử dụng. Vấn đề đầu tiên ở đây là vùng tối ở 2 vai và cái khiên của bức tượng không dễ nhìn cho lắm.Tôi sẽ không loại bỏ hẳn nó đi đâu, nhưng tôi có thể làm giảm độ contrast ở những phần này xuống. Công cụ cho công việc này là Dodge và Burn. Công cụ Dodge là một công cụ dạng cọ có tác dụng làm sáng lên vùng mà bạn chọn, trong khi Burn làm tối đi. Sử dụng những công cụ này cho phép tôi làm sáng lên những vùng tối và làm tối bớt đi những vùng sáng để tạo ra sự hài hòa về độ tương phản cho ảnh.
Hình 5.23
Tiếp theo là tới lúc điều chỉnh brightness và contrast tổng thể của hình, 2 hiệu chỉnh mà hầu như mọi chương trình chỉnh sửa hình ảnh đều có; Muốn sử dụng nó trên photoshop thì bạn vào Image > Adjustments > Brightness/Contrast. Bảng điều khiển sẽ được thấy như hình 5.24.
Hình 5.24
Như chúng ta đã học ở chương 2 thì brightness là số lượng tổng thể ánh sáng và bóng tối trên một hình. Contrast là sự khác biệt giữa những vùng sáng và vùng tối của một hình. Tăng brighness và contrast của hình lên một vài nấc và giảm chúng xuống ở layer hình nền một chút sẽ giúp cho hình ảnh được nổi lên.
Sau khi đã xong phần brightness và contrast thì tôi tiếp tục với hue và saturation. Bảng điều khiển Hue và Saturation ở hình 5.25 có thể được truy cập bằng cách vào Image > Adjustments > Hue/Saturation. Hiệu ứng Hue thay đổi toàn bộ màu sắc tổng thể của bức ảnh. Bằng cách di chuyển thanh kéo lên hoặc xuống, bạn có thể thay đổi màu sắc của hình cho nó có màu xanh hơn hoặc đỏ, hoặc cam, vân vân. Màu sắc tổng thể của bức ảnh này thì cũng ổn rồi nên tôi không muốn điều chỉnh mức độ Hue này nhiều. Thanh Saturation điều chỉnh mức độ bão hòa của màu sắc trên hình. Nếu bạn tắt hiệu ứng saturation đi thì bạn sẽ có được một hình màu xám, nhưng nếu bạn nâng nó lên thì tất cả các màu sẽ sáng hơn và hoành tráng hơn. Tôi muốn tăng saturation của hình bức tượng lên và giảm của hình nền xuống. Điều này sẽ làm tăng sự tương phản và cho bức ảnh được nổi lên như tôi muốn.
Hình 5.25
Cuối cùng thì bức ảnh cũng đã được sẵn sàng để sử dụng. Hãy chú ý bức tượng ở hình 5.26 nổi bật lên khỏi nền và những tông màu thì đậm đà hơn trước rất nhiều. Những chi tiết tinh tế này tạo nên một sự thay đổi rất lớn lên tổng thể bức hình. Tôi còn cho một đường viền màu đen vào trong layer hình nền bằng cách vào Layer > Layer Style > Stroke.
Hình 5.26
Ngoài các hiệu chỉnh brightness, contrast, và saturation ra thì một cách khác để giúp cho bức ảnh trong giống được photoshop đó là filter
Trong chụp ảnh thì filter là một kính lọc được gắn thêm vào trong ống kính chụp hình để có thể điều chỉnh được bức ảnh của bạn. Những tấm kính lọc này thường được dùng để bắt được những màu sắc phong phú hơn, loại bỏ những điểm sáng xấu hoặc làm cho bức ảnh ấm áp hoặc mát mẻ hơn. Tính năng filter trong photoshop cũng dựa trên những ý tưởng căn bản này mặc dù thật ra chúng làm được hơn rất nhiều một kính lọc của máy ảnh. Nó được sử dụng để tạo hiệu ứng nghệ thuật, bóp méo ảnh, thêm texture, và nhiều nhiều nữa. Photoshop được tích hợp với rất nhiều dạng filter. Một vài trong số đó có thể rất hữu dụng, và một vài thì …. Well, ít hữu dụng hơn, nhưng đúng ra mà nói thì có mỗi thứ một chút cho tất cả mọi người đều có thể sử dụng. Cho các bạn thấy được những ý tưởng từ filter thì tôi sử dụng hình một bông hoa phong lan và thêm những hiệu ứng filter cơ bản trong photoshop. Hình 5.27 cho bạn thấy được những kết quả.
Hình 5.27
Nếu so với tất cả các hiệu ứng của photoshop thì những cái ở trên chỉ mới là một phần nhỏ xíu phía trên của một tảng băng chìm mà thôi. Thậm chí chỉ là phần đỉnh của phần phía trên của tảng băng chìm đó. Có rất nhiều thứ bạn có thể làm với photoshop, và một lời khuyên chân thành nhất cho bạn là hãy tự mày mò để học photoshop. Có những bài giảng online có thể giúp bạn học nhưng nó không đảm bảo và không cho bạn được những kinh nghiệm thực tế. Hãy mở một tấm ảnh lên, khám phá từng thanh công cụ, từng lệnh, từng hiệu chỉnh bạn có thể làm cho bức ảnh đó. Một khi mà bạn đã làm tan nát bức ảnh đó rồi thì hãy tiếp tục mở một bức ảnh khác lên và bắt đầu lại từ đầu.
Định dạng file ảnh và độ phân giải
Không quan trọng bạn sử dụng chương trình chỉnh sửa hình ảnh nào, để chuẩn bị một hình ảnh để đưa lên web bạn sẽ cần phải biết một vài thông tin căn bản về định dạng file ảnh và khi nào thì sử dụng chúng. Hiện tại thì có 3 định dạng được sử dụng thông dụng nhất trên web đó là JPEG, GIF và PNG. Việc chọn lựa đúng định dạng cho hình ảnh của bạn sẽ quyết định định dạng nào sẽ có chất lượng ảnh cao nhất với dung lượng nhỏ nhất.
JPEG
JPEG (.jpg) là một định dạng file ảnh nén được phát triển bởi Joint Photographic Experts Group cho việc lưu trữ hình ảnh. Không giống như GIF hoặc PNG, định dạng ảnh JPEG cho bạn một dung lượng file nhỏ ở chế độ màu 24 bit. Điều này làm cho chúng phù hợp với bất cứ loại hình ảnh nào có nhiều chi tiết và màu sắc. Mặc dù không có giới hạn cho số lượng màu sắc mà một ảnh JPEG có thể hiển thị, nhưng đây là một định dạng có thể gây nên sự tiêu giảm về hình ảnh tùy thuộc vào việc bạn nén file. Khi lưu một file .jpg bạn sẽ phải cân nhắc kĩ lưỡng loại nén nào bạn sẽ sử dụng. Như hình 5.28, một ảnh mà có độ nén cao thì sẽ rất có lợi cho việc tải trang web nhưng nếu bạn đi quá xa như trái dâu bên phải ngoài cùng thì nó trông không hấp dẫn chút nào.
Hình 5.28
GIF
GIF (Graphics Interchange Format) là một định dạng 8 bit nén các file dựa trên số lượng màu sắc có trên hình. Mặc dù tỉ lệ nén của định dạng GIF là tốt, song nó chỉ hỗ trợ tốt đa 256 màu, và vì vậy hoàn toàn vô dụng với những trang có nhiều hình ảnh. Hai tính năng nổi trội của GIF là nó hiển thị sự trong suốt (ở hình 5.29) và hỗ trợ ảnh động. Vào cuối những năm 1990s thì UNISYS (một công ty sáng lập nên thuật toán nén được sử dụng trong ảnh GIF) truyên bố rằng GIF là định dạng thuộc quyền sở hữu của công ty và tính phí bản quyền với các công ty sử dụng bất cứ chương trình nào tạo ra file GIF. Lí do này – cùng với sự giới hạn 256 màu sắc – dẫn tới sự ra đời của định dạng PNG. Mặc dù GIF vẫn còn được sử dụng rộng rãi trên website nhưng sử dụng PNG thay thế đang ngày càng phát triển.
Hình 5.29
PNG
Định dạng PNG (Portable Networks Graphics) được phát triển bởi W3C nhằm thay thế cho GIF. Kiểu nén không thiệt hại đến chất lượng này của thuật toán PNG hoạt động tương tự với GIF, file nào có ít màu hơn thì sẽ có dung lượng nhỏ hơn. Những ảnh PNG có thể được lưu ở cả 2 dạng màu 8bit và 24bit. Cả 2 dạng này đều được hỗ trợ tính năng trong suốt, nhưng tính năng này trong ảnh PNG 24 bit được biểu diễn bằng các màu đỏ, xanh dương và xanh lục; điều này có nghĩa là mỗi pixel trên hình PNG có thể có tới 256 cấp độ khác nhau. Hiệu ứng của sự khác biệt này có thể được thấy ở hình 5.29 – chú ý rằng bạn vẫn có thể thấy được hình nền trong hình PNG trong khi GIF thì hoàn toàn mất hoặc trong suốt. Vì vậy khi bạn tính đặt một ảnh PNG trong suốt trên một hình nền khác thì bạn sẽ phải điều chỉnh bức hình sao cho những đường kẻ khớp với hình nền. Tôi hy vọng rằng khi bạn đọc cuốn sách này thì bạn đã không còn ngồi gõ code cho website trên IE6 nữa, nhưng phòng trường hợp, mã màu 24bit chỉ được hỗ trợ từ IE7 trở lên. Ngoài IE6 ra thì dung lượng của file cũng là một lí do nữa để bạn suy nghĩ khi lưu file PNG. Phiên bản 24 bit có thể sẽ nặng hơn gấp vài lần so với 8 bit.
Cách sử lý hình ảnh sáng tạo
Một khi bạn đã chèn vào một hình JPEG, PNG hoặc GIF vào trang của bạn thì bạn có thể vẫn sẽ thấy không hài lòng với cách trình bày của nó. Mặc định thì một hình được đặt trên page sử dụng tag HTML <img> sẽ được cho vào chung dòng với những đoạn văn bản xung quanh nó. Một hình ảnh hyperlink còn có một đường viền màu xanh không mấy hấp dẫn nữa. Đó không phải là một cách trình bày mặc định thú vị, nhưng đó là tất cả mà CSS có thể làm. Nếu bạn muốn cho ảnh của bạn một khung ảnh giống như những bức ảnh mà bạn hay treo trên tưởng thì sao? Nếu bạn muốn cho ảnh của bạn một đường viền xung quanh làm cho nó giống một bức anh nghệ thuật? Có lẽ bạn muốn nó có những góc tròn giống như những tấm hình mà bạn dán vào những album hình của bạn. Trong những trường hợp đó bạn có 2 sự lựa chọn: một là tự thêm vào các hiệu ứng mà bạn muốn lên ảnh bằng các chương trình chỉnh sửa hình ảnh, hai là sử dụng tính năng background image và border của CSS để tùy chỉnh hình của bạn.
Sử dụng hình ảnh làm nổi bật hình ảnh
Việc thêm vào các đường viền, hiệu ứng viền và sự trong suốt trông có vẻ dễ dàng. Nó chỉ mất vài phút trong photoshop để làm ra bức hình như bạn muốn. Nhưng vấn đề nảy sinh ở đây là bạn phải cho tất cả các hình ảnh trên web của bạn một kiểu giống nhau. Và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn thêm vào một ảnh hoặc thay đổi bất cứ ảnh nào hiện đang có trên trang của bạn? Trong trường hợp nào đi nữa thì nhiệm vụ thông thường chỉ cần thay đổi một vài thứ trong HTML, cộng với một hoặc 2 giây để copy bức ảnh mới của bạn vào web server, thì sẽ tốn nửa tiếng hoặc hơn. Vậy bây giờ hãy nghĩ đơn giản là một hình ảnh trong phần nội dung của website chỉ là một phần của nội dung mà thôi, và nó nằm trong sự tách biệt giữa kiểu và nội dung.
Khi được tắt CSS đi thì trang Wing Cheng đơn giản trông như một trang đầy những hình ảnh như ở hình 5.30.
Hình 5.30
Bây giờ hãy hình vào hình 5.31, khi CSS đã được bật lên. Phong cách của trang vui nhộn, hoạt họa và sáng tạo. Những góc gấp của trang sách vào và ra làm cho nó trông như một trang giấy đơn 3D. Còn có một vài yếu tố khác trong mỗi nhóm và một trang kết thúc với mẫu liên lạc và sau đó trở lại với trang bìa của một cuốn sổ tay bằng da.
Hình 5.31
Nếu Wing sử dụng các kết cấu trang xen kẽ trong từng hình nền của mỗi một trang thì dung lượng của mỗi hình này sẽ nặng hơn rất nhiều và trang web sẽ tốn nhiều thời gian để tải hơn. Thay vào đó chỉ có 2 kếu cấu trang; một là góc phía dưới của trang sách, hai là góc phía trên của trang sách. Đây là 2 hình nền PNG 24 bit được áp dụng để chứa các yếu tố khác trong trang. Nếu trang web muốn thêm vào một vài yếu tố khác thì họ chỉ cần kéo hình nền vào trong CSS thay vì phải ngồi làm lại tất cả các hình ảnh.
Trong ví dụ trên thì các hình ảnh trong nội dung chính là nội dung, và chúng được làm nổi bật lên nhờ hình nền trang giấy 3D đằng sau chúng. Một kĩ thuật trái ngược với kĩ thuật này, đó là đặt những hình ảnh trang trí lên trên những hình ảnh nội dung của bạn, cũng có thể có hiệu quả tương tự. Công ty Komodo Media, nhà thiết kế trang web của Rogie King ở hình 5.32 có một phần nhỏ hiển thị những album đã được nghe gần đây của ông. Ghi chú: để giữ bí mật cho sở thích âm nhạc của Rogie thì tôi đã thay thế các album thật bằng những hình ảnh album ngẫu nhiên.
Hình 5.32
Điều thú vị ở trang của Rogie là những hình ảnh được hiển thị trên trang chỉ là những album nghệ thuật hình vuông được lấy trực tiếp ra từ những bài nghe gần nhất của ông. Hình ảnh đĩa CD đơn giản là một hình PNG 24 bit được đặt đúng chính xác ngay trên hình nền nơi mà đặt link liên kết tới mỗi album của trang. Rogie đã giải thích việc sử dụng kĩ thuật này bằng cách cho thấy hình ảnh demo của trang web của ông khi chưa được chỉnh sửa ở hình 5.33.
Hình 5.33
Sử dụng thuần CSS để làm nổi bật hình ảnh
Việc áp dụng một hình nền hoặc một layer là một cách tuyệt vời để cho những hình ảnh nội dụng của bạn độc đáo và thống nhất. Tất nhiên là không phải tất cả các hiệu ứng hình ảnh căn bản của CSS đều có một hình phụ. CSS border cung cấp nhiều hiệu ứng khả thi hơn nữa. Như các bạn có thể đã biết thì một CSS2 border chuẩn gồm có 3 tùy chỉnh: độ rộng, kiểu và màu sắc – những tùy chỉnh này được điều khiển bởi từng câu lệnh border-width, border-style và border-color. Tên của 2 câu lệnh border-width và border-color cũng đã giải thích được ý nghĩa của nó rồi. Border-width được dùng để điều chỉnh độ dày của đường viền sử dụng một đơn vị đo lường của CSS ( pixel hoặc em) hoặc một từ khóa (thin, medium hoặc thick). Câu lệnh border-color thì điều chỉnh màu và chỉ nhận giá trị mã màu thập lục.
Câu lệnh border-style là nơi mà các nhà phát triển của CSS có thể sáng tạo được. Ta có 8 hiệu ứng kiểu đường viền khác nhau: dotted, dashed, solid, double, grove, ridge, inset, outset và 2 hiệu ứng ẩn đường viền là none và hidden. Bạn có thể thấy những mẫu kiểu ở dưới hình 5.34.
Hình 5.34
Thậm chí với những sự khác nhau như vậy thì mỗi kiểu đều tách biệt và có cơ may hữu dụng. Tôi nói “có cơ may” là bởi vì còn phải tùy thuộc vào cách chúng được sử dụng như thế nào nữa, những đường viền này có cơ may xấu kinh khủng. Cũng giống như một kiểu chữ tốt phải hòa hơp với văn bản thì một đường kẻ viền tốt cũng nên hòa hợp với vật mà nó chứa. Những đường kẻ có độ dày lớn, hoặc có nhiều màu sắc tương phản sẽ làm xao lãng người xem.
Bạn có thể có được một đường viền xấu toàn diện khi kết hợp những kiểu khác nhau trên cùng một khung. Khả năng để định dạng những giá trị riêng biệt khác nhau sẽ có thể hữu dựng nếu bạn muốn đường viền chỉ có một bên của khung hoặc một đường viền có nhiều màu sắc khác nhau. Nhưng việc trộn những kiểu, màu sắc và độ dày khác nhau này xung quanh một yếu tố hay một hình ảnh có thể dẫn đến nhiều rắc rối. Như bạn thấy hình con khỉ đáng sợ ở hình 5.35, đó là do sự kết hợp viền này đem lại một kết quả hết sức tồi tệ (mặc dù theo tôi thì con khỉ cũng đáng sợ sẵn rồi).
Hình 5.35
Đây là đoạn mã CSS cho đoạn viền đáng sợ trên:
img.uglybox {
border-top: 20px groove #ff1100;
border-right: 16px dotted #66ee33;
border-bottom: 8px outset #00aaff;
border-left: 12px double #ff00ff;
}
May mắn thay việc áp dụng những tính năng khác nhau của đường viền trong CSS lên một hình không nhất thiết lúc nào cũng đáng sợ. Một sức mạnh thú vị của đường viền là nó có thể làm xấu bao nhiêu thì nó cũng có khả năng làm đẹp bấy nhiêu. Một hiệu ứng viền mà các nhà thiết kế thường muốn sử dụng cho hình của họ đó là drop shadow hoặc inset. Tôi đã nói ở chương 3 rằng CSS3 có thể được sử dụng để đổ bóng nhưng đôi khi hiệu ứng mà bạn có được thì hơi đơn giản và tinh tế hơn – như những gì mà Veerle Pieters đã làm cho những hình ảnh nội dung của mình ở hình 5.36. Viền màu đen xung quanh hình thực tế chỉ là một hình nền màu được đè lên bởi hình chính. Đường viền duy nhất ở đây mà ta thấy được dó là một đường màu sáng nhỏ xíu 1px ở rìa phía dưới và rìa bên phải của tấm hình. Nó là một hiệu ứng rất tinh tế nhưng cũng đủ làm cho cả bức hình hòa hợp với page.
Hình 5.36
Trong khi những hiệu ứng hình ảnh mà tôi đã miêu tả ở trên thì rất hữu ích nhưng khả năng để làm nổi bật những hình ảnh trong HTML sẽ càng được cải thiện hơn nữa với nhiều tính năng mới trong CSS3. Một ví dụ điển hình là bản demo cuối cùng của bài viết “Going Nuts with CSS3 Transitions” trên trang Natalie Downe’s 24 ways. Bài viết demo này , ở hình 5.37, sử dụng những hiệu ứng hình ảnh, drop shadow và rotation/scale transform của CSS3 để làm cho một thư viện ảnh bình thường trông giống như một chồng những ảnh lưu nhiệm được quăng lên bàn vậy.
Hình 5.37
Đây là một thời khắc hết sức thú vị cho thiết kế và phát triển web; ví dụ trên chỉ đại diện cho một phần nhỏ của các lựa chọn kiểu trong CSS3. Để có thể đi sâu vào những tính năng đường viền cụ thể thì tôi đề nghị bạn xem qua bài viết Estelle Weyl’s Border Properties, Values, and Browser Support trên trang The Standardista. Mục tiêu cuối cùng của tất cả các hiệu ứng hình ảnh này là để lôi kéo được sự chú ý cho hình ảnh trong nội dung, bất kể khi chúng được thiết kế với những layer sáng tạo, những tính năng đường viền đơn giản hoặc những hiệu ứng mới của CSS3. Điều quan trọng nhất cần phải nhớ đó là các đường viền và hiệu ứng là để phục vụ cho việc làm nổi bật lên hình chứa trong đó, chứ không phải dìm nó chết đuối. Hãy tránh thêm vô những hiệu ứng mà lôi kéo sự chú ý tới nó nhiều hơn là tới bức hình mà nó hỗ trợ.
Áp dụng thực tế: The Fine Print
Ở chương trước thì chúng ta đã thấy được thiết kế cuối cùng của trang Southern Savers rồi. Matthew Smith đã rút lại bản thiết kế trang chủ và đồng nghiệp Kevin Smith, nhà phát triển web, cũng đã xây dựng được một bố cục và sử dụng Cufón là phương pháp để đưa kiểu chữ Fago Office Serif vào trang web. Trên thực tế thì còn rất nhiều việc khác phải làm nữa. Mặc dù đa số những bài viết và một vài những trang căn bản trên web Southern Savers đều dựa trên bản mẫu như chúng ta đã thấy ở chương 4, thì cũng có một vài trang mà Jenny khăng khăng phải có được những thiết kế riêng biệt.
Trong khi Jenny bỏ ra rất nhiều thời gian trong việc giảng dạy ở các hội chợ và giải thích về việc sử dụng các phiếu giảm giá thì cô cũng tốn rất nhiều thời gian trong việc trả lời các comment và email trên trang web cũ của mình, những câu hỏi này thường lặp đi lặp lại rất nhiều. Đối với cô thì rõ ràng là một trang FAQ đơn giản không thể giải quyết được vấn đề này. Những trang này cần phải được làm cho thú vị, bắt mắt và dễ hiểu. Nói ngắn gọn thì họ cần hình ảnh. Đây không phải là phần mà tới bây giờ họ mới nghĩ ra; nó đã được nằm trong kế hoạch từ khi Emily Smith bắt đầu những công việc thiết kế cấu trúc thông tin mà tôi đã nói ở chương 1. Một trong những nội dung mà Jenny phải thường xuyên giải thích với các người truy cập của cô là chu kì bán hàng của các cửa hàng tạp hóa. Đa số các cửa hàng, theo như cô nói, đều đưa ra giá thấp nhất cho một sản phẩm sau mỗi 6 hoặc 8 tuần. Để mô tả điều này, Emily đã thêm vào một bản vẽ thô ở hình 5.38 vào khung sườn của trang “learn to coupon”.
Hình 5.38
Tôi đã giải thích cho các bạn ở đầu chương rằng khi bắt đầu chọn hình thì bạn nên hỏi mình 3 câu hỏi: nó có liên quan không? Nó có thú vị không? Nó có hấp dẫn không? Trong trường hợp này, Matthew biết thằng anh ta sẽ phải tự tạo ra cho mình một hình ảnh cuối cùng, nhưng anh ta vẫn giữ 3 câu hỏi này trong đầu. Mục tiêu của anh với một mẫu hình thông tin này là kéo được sự chú ý và cho thấy được nội dung, hơn là chỉ đơn giản cho thấy sự lên xuống của giá yogurt và cereal. Vì lí do này, anh đã bỏ những bảng giá đi và thay vào đó bằng những đường nảy lên tượng trưng cho giá cả. Kết hợp những yếu tố này với một sự tương phản cao, các màu sắc bổ trợ sẽ đảm bảo cho hình ảnh cuối cùng, ở hình 5.39, chắc chắn thu hút được sự chú ý.
Hình 5.39
Một yếu tố hình ảnh cần thiết nữa cho trang web là ở phần cuối của những trang “learn to coupon” giống nhau. Nó là những tóm tắt từng bước trong quá trình sử dụng phiếu giảm giá của Jenny hướng dẫn. Một lần nữa thì nội dung của phần này đã được đưa vào trong quá trình thiết kế kiến trúc nội dung của Emily. Phiên bản những mẫu giấy ghi chú từ khung sườn của web, ở hình 5.40, cho thấy được một ý tưởng hình ảnh mạnh mẽ về phần này, nhưng nó cần phải khớp về kiểu, màu sắc, và kiết cấu với những phần còn lại của trang.
Hình 5.40
Để đạt được điều này, Matthew đã thiết kế một vài hình minh họa đơn giản dựa trên bản nháp của Emily với màu xanh két và xanh dương từ bảng màu mà chúng ta đã thấy ở chương 2. Anh nối những hình này lại với những vòng tròn làm hình nền, các số được gắn lên bằng những ô tròn. Hình ảnh cuối cùng này các bạn sẽ thấy ở dưới hình 5.41.
Có được những hình ảnh như vậy thật sự là nhờ vào việc sử dụng những quy tắc thiết kế mà tôi đã nói trong toàn bộ phần nội dung từ đầu cuốn sách tới giờ. Nếu không có trước những nguyên tắc này thì Emily đã không thể có được một khung sườn web vững chắc, và Matthew cũng chẳng có gì dể có thể dựa vào làm hình ảnh. Đây chính là một quy trình thiết kế website chuyên nghiệp đã làm cho trang Southern Savers nổi trội hơn tất cả các trang khác.
Cao và xa hơn nữa
Một trong những khía cạnh thú vị nhất của việc thiết kế web là tính cộng đồng và sự tương tác giữa các chuyên gia website. Bất kể là trên những comment trên blog, Twitter, Dribbble, Forrst hoặc thậm chí là một cuộc họp mặt dân IT ở địa phương, ở đâu cũng có những người tài năng sẵn sàng chia sẻ ý kiến, kĩ thuật và chuyên môn của họ. Cộng đồng các nhà thiết kế thật sự là một nguồn tài nguyên vô giá – nhưng nó cũng có thể trở thành một gánh nặng không cần thiết. Tôi luôn luôn đi tìm những nguồn cảm hứng mới, và bởi vì có rất nhiều các tác giả về thiết kế chia sẻ những bài viết, kinh nghiệm, ý tưởng của họ trên mạng, thì thật dễ dàng cho tôi có thể tìm ra được tất cả các nguồn cảm hứng mà tôi cần. Và điều này cũng tạo nên sự bất lợi ở đây, nếu tất cả các nhà thiết kế web đều có được ý tưởng nhờ vào các nhà thiết kế web khác thì cuối cùng chúng ta sẽ có được những thiết kế y hệt nhau.
Trong khi các quy tắc và hướng dẫn về thiết kế tôi đã nói trong cuốn sách này có thể giúp bạn có được những quyết định mang tính thẩm mỹ lẫn hiệu quả trong thiết kế nhưng ở đây không có nguyên tắc hoặc một kiểu chung nhất định nào cả. Một yếu tố quan trọng nhất mà bạn có thể mang vào trong thiết kế chính là chất riêng của bạn, kinh nghiệm của bạn và những điều bạn cho là thú vị. 3 yếu tố này chính là những nền móng hình thành nên thiết kế của bạn. Nếu mỗi nhà thiết kế đều dành ít thời gian đi để bắt chước một mẫu hay một xu hướng thiết kế và dành nhiều thời gian hơn để tạo dựng một phong cách riêng của họ thì thế giới website sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều. Mặc dù tôi rất muốn nói cho bạn biết làm cách nào để có thể xác định được phong cách của bạn nhưng ngay cả tôi đây còn đang cố gắng để xác định phong cách của mình nữa mà. Điều tôi có thể làm chỉ là chúc bạn thật nhiều may mắn trong sự nghiệp thiết kế web của mình, và hi vọng cuốn sách này sẽ giúp được bạn và hỗ trợ bạn bắt đầu sự nghiệp – hoặc là một sở thích – của mình trong thiết kế website.
Theo Beautiful Web Design