Dù bạn xây dựng một chiến dịch quảng cáo trực tuyến bài bản, công phu đến đâu mà không lưu ý đến những vấn đề dưới đây thì tính hiệu quả và khả năng thành công cũng sẽ không cao.
1. Xây dựng website có khả năng Responsive
Responsive được hiểu là khả năng thay đổi và thích ứng của giao diện website trên mọi thiết bị truy cập (máy tính, laptop, máy tính bảng, điện thoại di động). Nếu website của bạn chưa được Responsive, ngay lập tức, cần nâng cấp và cải thiện.
Thống kê thực tế cho thấy, tỷ lệ truy cập website trên di động so với truy cập website trên máy tính là 4:6. Điều này nghĩa là, nếu website không tương thích với di động thì bạn đã mất đi 40% lượng khách hàng tiềm năng. Do đó, nên thay đổi ngay từ bây giờ. Khi được Responsive, giao diện website của bạn sẽ tự động chuyển sang bản thích ứng di động, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
2. Xây dựng hệ thống nội dung đa dạng
Trong SEO web hay trong quảng cáo trực tuyến, nội dung luôn là ưu tiên hàng đầu. Bởi người dùng luôn bị thuyết phục bởi những nội dung hay, đặc sắc và hữu ích. Bạn cần chủ động xây dựng hệ thống nội dung đa dạng cho website, bao gồm các miêu tả về sản phẩm/dịch vụ; các chia sẻ, hướng dẫn, kinh nghiệm, mẹo vặt; hay thậm chí là những phản hồi, đánh giá của người dùng.
Bên cạnh nội dung văn bản, đừng bỏ qua nội dung là hình ảnh, video,… để vừa tạo sự trực quan, sinh động cho website, vừa nâng cao độ tin cậy cho người dùng.
3. Dự đoán khả năng truy cập để cân nhắc nền tảng website
Nếu website của bạn có khả năng chịu được 1000 lượt truy cập tại một thời điểm, nhưng chiến dịch quảng cáo trực tuyến của bạn dự định sẽ thu hút 1500 lượt truy cập thì sẽ dẫn đến hiện tượng “sập” website. Đó là lý do vì sao nên dự đoán khả năng truy cập của chiến dịch quảng cáo để có thể xây dựng nền tảng website phù hợp, từ lượng lưu trữ, tốc độ băng thông đến khả năng chịu tải số lượng người dùng truy cập tối đa trong một thời điểm để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro.
4. Tối ưu các thẻ mô tả trên website (Microdata)
Có 2 loại thẻ bạn cần đặc biệt quan tâm trước khi chạy chiến dịch quảng cáo trực tuyến, đó là thẻ mô tả dành cho Google và thẻ mô tả dành cho kênh Social (chủ yếu là Facebook). Trong đó, thẻ mô tả dành cho Google sẽ giúp Google dựa vào đó để hiển thị kết quả tìm kiếm cho người dùng. Còn thẻ mô tả dành cho Social sẽ giúp hiển thị các trích dẫn khi người dùng chia sẻ liên kết (share link) lên mạng xã hội. Nội dung của các thẻ này phải được tối ưu hóa bằng cách chứa các từ khóa quan trọng, có liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ.