Trang chủ » Tư vấn »Thời trang» Cách bảo quản áo thun tốt nhất

Ngày tạo: 27/04/2017

Cách bảo quản áo thun tốt nhất



Nhờ sở hữu những ưu điểm như: tôn dáng người mặc, mang lại sự trẻ trung, khỏe khoắn, dễ dàng trong phối đồ… do đó áo thun ngày càng được ưa chuộng chọn làm trang phục hàng ngày cũng như làm áo nhóm, áo đồng phục cho các doanh nghiệp. Nếu bạn cũng là tín đồ của loại trang phục này, hãy tham khảo các cách để bảo quản áo thun tốt nhất trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bảo quản từ khâu giặt áo


Để đảm bảo cho độ bền của từng sợi vải và độ bền của màu áo thì khi giặt, bạn nên note lại những lưu ý dưới đây:

*Với những chiếc áo thun mới mua, ao nhom mới nhận về từ xưởng in và trên áo có in họa tiết, do lúc này mực in trên áo còn rất mới, chưa thực sự bám chặt vào từng thớ vải, do đó không nên giặt ngay với xà phòng mà nên ngâm với nước giấm hoặc chỉ giặt qua bằng nước lã, sau đó ngâm với dầu xả vải loại tốt. Như vậy sẽ giúp cho áo có độ bền màu lâu hơn.



*Ở lần giặt đầu tiên, chúng ta không nên giặt bằng máy mà thay vào đó hãy giặt bằng tay để tránh áo bị xổ lông, hoặc loang màu. Không nên dùng nước nóng trên 40 độ để giặt áo vì sẽ làm cho chất thun bị giãn ra, gây hỏng, mất dáng áo. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng các loại bột giặt có chất tẩy mạnh vì sẽ làm trôi mất màu mực in trên áo, làm giảm độ bền của các sợi vải.

*Không nên dùng nước xả vải thường xuyên cho áo thun, bởi bản chất của áo thun vốn đã rất mềm mại nên việc sử dụng dầu xả là không cần thiết. Bên cạnh đó với tính năng làm mềm vải thì nước xả vải sẽ khiến cho áo thun mau bị giãn hơn.

*Sau khi giặt xong không nên vắt mạnh tay như là các loại áo khác vì cũng có thể làm cho vải áo bị giãn. Đây cũng chính là lý do mà chúng ta không nên giặt và vắt áo thun bằng máy giặt.



2. Cách bảo quản

Muốn bảo quản tốt nhất cho áo thun thì bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

*Không để áo tiếp xúc với môi trường ẩm ướ trong thời gian dài vì chất liệu thun có tính hút ẩm cao nên sẽ rất dễ bị mốc, ố vàng.

*Khi mặc áo thun tham gia các trò chơi vận động mạnh hoặc làm các công việc ra nhiều mồ hôi thì sau khi thay nên giặt và phơi ngay, không nên để lâu vì như vậy sẽ làm cho áo bị mốc và hôi.

*Khi phơi áo thì cần lộn sang mặt trái và vắt ngang dây phơi, thay vì mọc thẳng đứng để tránh làm dáng áo bị chảy xệ theo nước. 

*Khi phải là áo, không nên là trực tiếp trên mặt phải, đặc biệt là với những chiếc áo thun trắng hoặc áo thun có hình in. Nhiệt độ cao của bàn là sẽ làm cho hình in bị chảy xệ, bong tróc hoặc biến dạng.

+Với những chiếc áo thun có hình in thì khi gấp để cất, chúng ta nên lộn sang trái và không để hình in của áo này tiếp xúc với chiếc áo khác, cũng không nên để gập 2 mặt có hình in vào nhau vì sẽ có nguy cơ loang màu, dính chặt lấy nhau.

Đào Thơ