Trang chủ » Tư vấn »Để có một website hiệu quả» Các phương pháp tối ưu hóa tìm kiếm khi lập trang web

Ngày tạo: 23/09/2016

Các phương pháp tối ưu hóa tìm kiếm khi lập trang web



Mục đích cuối cùng của bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào khi lập trang web cũng là quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ thành công đến đại đa số người dùng, thu được lợi nhuận từ sản phẩm, dịch vụ đó. Với mục đích xác định như trên, việc tối ưu hóa tìm kiếm khi làm website là rất cần thiết và quan trọng. Bài viết này cung cấp cho bạn 10 yếu tố cơ bản về tối ưu hóa tìm kiếm để áp dụng khi thiết kế website cho doanh nghiệp.

1. Xác định cấu trúc website

Bước đầu tiên cần làm là phác họa sơ nét về nội dung các mục đích chính của website, làm cơ sở để xác định xem website của mình cần có những gì và thể hiện dưới hình thức ra sao cho hiệu quả. Chẳng hạn, nếu làm một website về sách kinh tế, chúng ta sẽ cần có những danh mục riêng cho các đầu sách khác nhau, gồm: quản trị, tiếp thị, tài chính kế toán, xuất nhập khẩu… sau đó là các danh mục con, chẳng hạn danh mục sách tiếp thị sẽ có tiếp thị quốc tế, tiếp thị cơ bản, tiếp thị trực tiếp, quảng cáo…




2. Nội dung trang web luôn quan trọng

Để xác định nội dung và mang đến nội dung chất lượng cho website, điều cần làm là nghiên cứu thật kỹ thói quen, cách thức mà người dùng sẽ sử dụng để tìm kiếm sản phẩm của bạn. Theo đó, cần đưa ra nhiều giả thiết khác nhau để thử nghiệm, điều chỉnh sao cho hợp lý.

3. Xác định tiêu đề, từ khoá, và mô tả nội dung trang web

Có 3 loại Meta Tags ( thẻ siêu dữ liệu ) chủ yếu là: Tiêu đề, từ khóa và mô tả. Trong số đó, tiêu đề là yếu tố quan trọng nhất, không chỉ giúp tạo sự hấp dẫn để thu hút, tăng tỉ lệ truy cập dựa trên kết quả tìm kiếm, mà còn có tác động tích cực đến bộ máy tìm kiếm thông qua từ khóa hoặc nhóm từ khóa tương tự với tiêu đề.
Vì lẽ đó, tiêu đề nên bao gồm cả từ khóa mà bạn muốn sử dụng để định vị cho website của mình. Trong Meta tags nên là sự xuất hiện của loạt từ khóa liên quan tới nội dung web và xuất hiện luôn trong phần nội dung.

4. Xây dựng , đo lường và hiệu chỉnh


Nếu muốn website của mình đạt được vị trí tốt trong bộ máy tìm kiếm thì khi lap trang web, bạn cần chuẩn bị trước một số thay đổi và điều chỉnh sao cho thật hợp lý. Để biết được hiệu quả của công việc, nên đo lường lại sau một thời gian thực hiện, chẳng hạn là sau mỗi quý, sau mỗi 6 tháng…

Ngoài ra, bạn cũng cần check lại xem, website có cung cấp đủ thông tin cho người dùng lẫn bộ máy tìm kiếm hay không? Đối thủ cạnh tranh sử dụng phương pháp gì và có làm tốt hơn bạn hay không?



5. Giữ cho trang web gọn nhẹ

Muốn tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm thì cần giữ cho website gọn nhẹ, các trang trang link từ trang chủ chỉ nên có từ 350 đến 550 từ, nếu nội dung trên 1 trang quá nhiều thì nên phân ra thành nhiều trang khác nhau và giữ nguyên cách trình bày như ban đầu. Nguyên nhân là có một số bộ máy tìm kiếm sẽ bỏ qua những trang có dung lượng vượt quá 100 Kb. Do đó bạn nên tìm cách để giảm thiểu dung lượng của trang.

6. Nên tập trung vào một số bộ máy tìm kiếm nhất định


Không nên hoặc cần cẩn trọng hơn khi đưa web lên quá nhiều bộ máy tìm kiếm. Muốn có thứ hạng cao trên một bộ máy nhất định thì cần có cả một kế hoạch kỹ càng, kết hợp với việc sử dụng các mã đoạn, chứ không phải là cứ đăng ký ồ ạt web lên các bộ máy tìm kiếm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết cách xác nhận xem có bao nhiêu khách hàng đang truy cập vào web cũng như lượng truy cập thông qua bộ máy tìm kiếm để đo lường hiệu quả và có cách điều chỉnh phù hợp.

7. Làm sơ đồ trang web (site map)

Sơ đồ trang web vừa có ích cho người truy cập lẫn con nhện tìm kiếm, muốn mang lại hiệu quả. Cách sắp xếp sơ đồ cần hợp lý với các đường liên kết HTML, trong đó bao gồm cả các từ khóa hiệu quả (chẳng hạn như thay vì sử dụng từ khóa chung chung (vd: quần áo), bạn nên chọn từ khóa phù hợp với một đối tượng nào đó (áo nữ), sơ đồ web phải được thiết kế để nối kết toàn bộ trang web.

Đào Thơ