Trang chủ » Tư vấn »Để có một website hiệu quả» Các danh mục cần có khi thiết kế website giáo dục (P1)

Ngày tạo: 15/12/2016

Các danh mục cần có khi thiết kế website giáo dục (P1)



Xác định các danh mục cần thiết dĩ nhiên là việc làm tối quan trọng khi thiết kế bất kỳ một website nào, đối với việc thiết kế website giáo dục cũng vậy. 

Quá ít danh mục sẽ không đủ diện tích để thể hiện hết những gì bạn muốn biểu đạt, khó phần luồng nội dung cũng như không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng. Trong khi quá nhiều danh mục trong một website sẽ làm cho vấn đề bị loãng, gây mất tập trung cho người dùng… vậy, làm cách nào để xác định số danh mục cần có khi thiet ke website giao duc?

Dựa vào mục đích của trang web


Mục đích của bạn khi thiết kế web giáo dục là gì? Xây dựng trang tin nội bộ hay là nơi tham khảo thông tin, lựa chọn chương trình học cho các học viên và phụ huynh?
Nếu đó chỉ đơn thuần là một trang tin nội bộ với mục đích đăng tải các thông tin về lịch dạy, học cho giáo viên và học sinh trong trường, cũng như đưa một số tin tức về hoạt động dạy và học của trường, các hoạt động sắp diễn ra…. Thì không cần có quá nhiều danh mục. Bạn chỉ cần đảm bảo các danh mục cơ bản như:

+Giới thiệu

+Tin tức nội bộ

+Thời gian biểu

+Lịch bồi dưỡng học sinh giỏi (nếu có)

+Kinh nghiệm đứng lớp



Nếu có thời gian và nguồn nhân lúc đầu tư cho web, bạn có thể mở rộng thêm một số danh mục như: kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm học tập, ôn thi cuối kỳ, ôn thi tốt nghiệp, đề thi các năm… tuy nhiên nếu không có sẵn nguồn nhân lực và thực chất đó chỉ là một trang web nội bộ, không mang ý nghĩa quảng bá thì bạn chỉ cần đảm bảo các danh mục cơ bản trên là đủ.

Ngược lại, với mục đích tuyên truyền, quảng bá, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp nhằm tăng tính cạnh tranh (thường là các trung tâm, trường học tư nhân) thì bạn cần nghiên cứu và đầu tư nhiều hơn cho các danh mục trên web nhằm mang lại một phiên bản thật sự sinh động, hấp dẫn, có sức thuyết phục học viên.

Theo đó, khi thiet ke web giao duc, bạn cần tạo các danh mục như:

+Giới thiệu: cho người truy cập biết trường học, trung tâm của bạn được thành lập từ năm nào? Hoạt động trong những lĩnh vực nào (tư vấn du học, dạy ngoại ngữ, hướng dẫn thủ tục du học…), những thành tích đã đạt được… nhằm tăng sự tin tưởng cho học viên khi tham khảo.



+Đội ngũ nhân sự:
tùy thuộc vào quy mô trang web, mục này bạn có thể gộp vào phần giới thiệu. Nhưng nếu đây là một điểm mạnh đặc biệt, bạn có thể tách ra thành một danh mục riêng để gây sự chú ý. Đội ngũ giáo viên tốt nghiệp từ đâu, được tuyển dụng theo tiêu chí như thế nào? Đó luôn là thắc mắc hàng đầu của phụ huynh và học sinh trước khi quyết định có đăng ký theo học hay không?

+Tin tức & sự kiện: Cho thấy các hoạt động của học sinh, sinh viên cũng như cán bộ, giáo viên trong trường. Tác dụng của danh mục này là vừa củng cố thêm niềm tin, vừa gây sự thích thú và tò mò của học viên, phụ huynh với những hoạt động hấp dẫn, cho thấy một môi trường giáo dục năng động.

+Lịch học: Danh mục này rất cần thiết và tiện lợi cho học viên khi muốn xem lịch học. Ngoài ra, việc công khai lịch học cũng là một cách để nhà trường phối hợp với phụ huynh để quản lý con em của mình, tạo sự an tâm hơn cho phụ huynh khi gửi gắm con em.

+Các khóa sắp khai giảng: Sau khi tìm hiểu và muốn đăng ký dự tuyển, theo học, phụ huynh và học sinh tất nhiên sẽ tìm kiếm các khóa học sắp tới để được đăng ký. Danh mục này cũng có vai trò quan trọng và tương tự như nút bấm “mua hàng” của một website thương mại điện tử vậy.

+Phương pháp giảng dạy: Phương pháp giảng dạy cũng là điều mà học sinh và phụ huynh căn cứ vào đó để biết có nên chọn lựa trường học, trung tâm của bạn hay không? Nếu cảm thấy tâm đắc, an tâm và thích thú với phương pháp giảng dạy đó, họ tất nhiên sẽ không ngần ngại đăng ký tham gia các khóa học.

Đào Thơ