Trang chủ » Tư vấn »Thủ thuật làm SEO» 7 yếu tố xác định một bài Content SEO chất lượng

Ngày tạo: 07/03/2018

7 yếu tố xác định một bài Content SEO chất lượng



Trong nhiều năm qua, Google đã đưa ra hàng chục phiên bản cập nhật, từ Penguin đến Panda, và gần đây nhất là sự nâng cấp thuật toán cho việc xếp hạng cốt lõi của họ. Và mỗi lần như thế, cách xếp hạng web trên các trang tìm kiếm lại thay đổi một chút.

Tuy nhiên, từ năm 2011, có một điều vẫn được giữ nguyên: đó là Google luôn xem trọng nội dung chất lượng. Tất cả chúng ta đều biết rằng nội dung chất lượng là một yếu tố đóng vai trò chủ chốt trong việc xếp hạng nhưng thực sự thì thuật ngữ “nội dung chất lượng” được định nghĩa thế nào trong SEO?



Quan trọng hơn hết, bạn cần biết Google sẽ phân loại đâu là nội dung chất lượng và làm sao để bạn có thể tạo ra loại nội dung này. May mắn thay, vào cuối năm 2015, lần đầu tiên Google đã đưa ra bản full Hướng Dẫn Xếp Hạng Chất Lượng Tìm Kiếm nhằm cung cấp một cái nhìn sâu sắc về cách họ đánh giá chất lượng của một trang.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét bảy yếu tố xác định nên một bài nội dung SEO chất lượng cao, và cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để tạo ra nội dung như thế theo phong cách của Google.

Trước khi chúng ta bắt đầu: Hãy tìm hiểu những trang “Hoặc tiền hoặc cuộc sống của bạn” 

Google đặt tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt cho những trang được họ gắn nhãn “Hoặc tiền hoặc cuộc sống của bạn” ( “Your money or your life” – tạm viết tắt là YMYL)

Các trang YMYL bao gồm các trang sản phẩm thương mại điện tử, các trang giao dịch tài chính, y tế và pháp luật. Theo ngôn ngữ của Google, các trang YMYL là các trang web có khả năng ảnh hưởng đến "hạnh phúc, sức khỏe hoặc tài sản của người dùng".

Vì vậy, hãy hiểu rằng nếu bạn sở hữu trang web thương mại điện tử hoặc bất kỳ loại trang nào kể trên, trang web của bạn sẽ bị kiểm tra nghiêm ngặt hơn các trang khác bởi những người đánh giá chất lượng của Google. Đừng ngạc nhiên vì Google thực sự có những người làm công việc đó.

Bạn cần phải thực hiện thêm một bước để cho Google biết rằng trang web của bạn đáng tin cậy, uy tín và có đủ authority để được xếp hạng cao. Ngay cả khi web của bạn không nằm trong các trang YMYL, bạn vẫn cần đảm bảo rằng nội dung của mình đáp ứng được các tiêu chí của họ.
Giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu bảy yếu tố mà Google sử dụng để xác định chất lượng nội dung của bạn nào!

Yếu tố thứ nhất: Ý định của người dùng


Đầu năm 2016, Google triển khai bản cập nhật thuật toán xếp hạng cốt lõi thay vì bản cập nhật Penguin như người ta đã nghĩ. Sự cập nhật này đã làm thay đổi đáng kể bảng xếp hạng toàn cầu.

Sự thay đổi lớn trong thuật toán xếp hạng của Google nhằm hướng tới mục đích của người dùng, có nghĩa là Google sẽ đánh giá một nội dung là có chất lượng cao khi nó đáp ứng được những gì người dùng muốn từ nó.

Động thái này đã có tác động khá lớn trong việc định ra “loại nội dung nào sẽ được xếp hạng cao”. Ví dụ: các trang web như BrainPOP - một trang trò chơi tương tác có tính giáo dục, với rất ít chữ trên trang – đã được xếp hạng rất cao. Điều quan trọng ở đây là liệu ý định người dùng có được thỏa mãn hay không; chứ không phải việc có bao nhiêu chữ trên trang web.

Ví dụ trên đã lý giải rõ ràng tại sao việc xem xét ý định của người dùng khi tạo nội dung là vô cùng quan trọng. 

Cuối cùng, bạn cần tự hỏi - liệu nội dung của mình có đáp ứng được nhu cầu của người xem chưa hay họ phải tìm kiếm ở những nơi khác?



Yếu tố thứ 2: Nội dung chính được xây dựng tốt


Chất lượng của [nội dung chính] là một trong những căn cứ quan trọng nhất để Đánh giá Chất lượng Trang.

Theo Google, nội dung chính là phần trên web mà giúp bạn đạt được mục đích của trang. Nội dung chính hiển nhiên có thể là văn bản, nhưng ngoài ra đó cũng có thể là video, hình ảnh, trò chơi hoặc thậm chí là nội dung do người dùng tạo ra, chẳng hạn như những đánh giá (review).

Cho dù nội dung chính của bạn là một bài báo dài hay một đoạn video ngắn, Google sẽ luôn đánh giá những nội dung “được chăm chút, cần nhiều thời gian và chuyên môn để thực hiện” là chất lượng cao.

Họ đã nêu rõ trong hướng dẫn của mình: "Đối với mọi loại web, việc tạo ra [nội dung chính] chất lượng cao cần ít nhất một trong số các yếu tố sau đây: thời gian, nỗ lực, kiến thức chuyên môn và tài năng/kỹ năng."

Yếu tố thứ 3: Nội dung phụ trợ (bổ sung) hữu ích (supplementary content)


Mặc dù nội dung chính của bạn quyết định phần lớn cho việc xếp hạng chất lượng của một trang, nhưng nội dung phụ cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Trong ghi chép Hướng Dẫn, Google đã khuyến khích những người đánh giá của họ tìm kiếm nội dung phụ trợ hữu ích (supplementary content) khi nhìn nhận chất lượng trang.

Theo Google, "supplementary content hữu ích là thứ được tạo ra vì nội dung và mục đích của trang".

Theo Google, các tính năng hỗ trợ người dùng trong việc tìm kiếm những gì họ muốn đều được coi là supplementary content. Những nội dung phụ này sẽ “bổ sung” cho nội dung chính của bạn và mang đến thêm những giá trị hữu ích cho khách truy cập, từ đó góp phần tạo nên trải nghiệm người dùng tốt hơn và khuyến khích họ khám phá thêm về trang web.

Cách dễ dàng để thêm một số nội dung phụ trợ (supplementary content) chất lượng cao vào trang web là liên kết với các bài viết khác của riêng bạn. Nếu bạn viết một blog, hãy thêm phần bài viết có liên quan rồi dẫn link đến các bài báo khác trên trang web của mình.

Yếu tố thứ 4: Trình bày trang (Page Layout)


Nội dung được viết tốt và mang lại giá trị vẫn chưa đủ để Google quyết định đâu; vấn đề còn nằm ở cách cách bạn trình bày nội dung đó.
Ngày nay, tất cả chúng ta đều biết rằng để một trang web có được thứ hạng cao, cần phải có nội dung chất lượng. Tuy nhiên, bên cạnh đó thiết kế cũng vô cùng quan trọng. Dẫu biết vậy nhưng vẫn (và sẽ luôn) có nhiều trang thiết kế rất tệ ngoài thực tế.

Google có nói rằng để nội dung được xem là chất lượng cao, việc bố trí trang phải đáp ứng các tiêu chí nhất định:

  1. Không nên để người sử dụng phải cuộn xuống mới xem được nội dung chính của trang. 
  2. Không để nhiều quảng cáo trong above the fold (là phần nửa trên của trang web bạn có thể xem mà không cần cuộn xuống), vì những quảng cáo này sẽ đẩy nội dung chính của bạn xuống dưới.
Cuối cùng, Google muốn nội dung chính của bạn phải ở phía trước và trung tâm – tức ngay lập tức hiển thị khi người dùng mở trang.

Cũng đừng cho là một layout (bố cục) đẹp đồng nghĩa với một layout tốt. Theo Hướng dẫn của Google:

Một số trang "đẹp hơn" hoặc trông chuyên nghiệp hơn những trang khác, nhưng bạn không nên đánh giá dựa trên mức độ "đẹp" của web. Một trang có thể rất hữu ích và đạt được mục đích của mình mà không cần phải “đẹp”.

Hai ví dụ tuyệt vời cho điều này là IMDB và Craigslist. Cả hai trang web này không hẳn có thẩm mỹ thiết kế xuất sắc, nhưng chúng lại rất dễ sử dụng và điều hướng, quan trọng nhất là nội dung chính của mỗi trang đều được trình bày ở phía trước và trung tâm.

Yếu tố thứ 5: Vị trí đặt quảng cáo


Sử dụng quảng cáo trên trang web của bạn thì tốt thôi và nó không hẳn sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng chất lượng của bạn trên Google, nhưng nếu dùng sai cách thì có thể gây ra việc đó đấy. Google không đánh giá cao các trang mà quảng cáo và nội dung kết hợp với nhau.

Về cơ bản, phải tách biệt rõ ràng giữa quảng cáo và nội dung, để người đọc có thể bỏ qua nếu muốn. Theo Hướng 
Dẫn của Google, quảng cáo phải được đặt sao cho không làm rối hay lu mờ đi nội dung chính của trang.

Phải rõ ràng khu vực nào của trang là quảng cáo, và theo Các Hướng Dẫn, phần này nên được " dán nhãn rõ ràng hoặc trình bày đơn giản thông qua cách bài bố hoặc thiết kế".



Yếu tố thứ 6: Chiều dài nội dung


Điểm số của bài viết được quyết định không chỉ bởi chất lượng và vị trí của nội dung chính, mà còn nằm ở chiều dài của bài viết đó.

Ghi Chép Hướng Dẫn của Google có viết: Google không đề xuất một độ dài nội dung nào cụ thể. Chỉ đơn giản nói rằng để một trang được coi là chất lượng cao, thì nó phải cung cấp được một số nội dung chính tốt mà có thể đáp ứng nhu cầu người dùng. Chiều dài nội dung chỉ cần phù hợp với truy vấn là được.

Theo quyển Hướng Dẫn, Google sẽ để những người đánh giá của mình sử dụng khả năng thẩm định của họ trong việc xem xét liệu nội dung có đủ dài cho mục đích trang hay chưa:

Số lượng nội dung cần thiết cho trang phụ thuộc vào chủ đề và mục đích của trang.

Điều này có nghĩa là một trang chất lượng cao về một chủ đề rộng - chẳng hạn như “Cách hướng lưu lượng truy cập đến một Website” - sẽ cần nhiều nội dung hơn để được đánh giá là chất lượng cao so với một trang về chủ đề hẹp - như “Sử dụng Retweet để thúc đẩy lưu lượng truy cập đến một trang web”.

Tóm lại là không có một độ dài tiêu chuẩn nào (hay một-độ-dài-phù-hợp-mọi-bài-viết). Vậy, làm thế nào để bạn biết liệu độ dài nội dung của mình đã đáp ứng cho người dùng chưa?

Một phương pháp hiệu quả là hãy cứ nhìn vào các đối thủ cạnh tranh có thứ hạng top đầu của bạn bằng cách sử dụng các công cụ như Audit WebSite, Screaming Frog hoặc A1 Website Analyzer, cũng như một số công cụ khác.

Yếu tố thứ 7: E-A-T


Một trong những yếu tố chính mà Google sử dụng để xác định nội dung SEO chất lượng cao là mức độ Chuyên môn cao, Tính Authority cao và Độ tin cậy cao (E-A-T).

Theo Những Hướng Dẫn của Google, "Các trang (page) và web chất lượng cao cần phải có đủ chuyên môn để có được authority và sự tin cậy về chủ đề của page/web đó."

Một trang chất lượng cao phải chứng minh cho người đọc rằng nội dung của nó là độc quyền, có tính chuyên môn và đáng tin cậy. Điều này sẽ giúp bạn không những đáp ứng yêu cầu của Google về nội dung chất lượng, mà làm cho khách truy cập có thể tin tưởng và chia sẻ thông tin của bạn hơn. E-A-T là một yếu tố mà bạn nên cân nhắc kể cả khi nếu những người đánh giá chất lượng của Google không tồn tại.

Vậy, làm thế nào bạn có thể chứng minh rằng trang web của mình có giá trị E-A-T cao?

Trước hết, mặc dù Google nói rằng các chủ đề nhất định (chẳng hạn như tư vấn về y tế và tài chính) nên đến từ các nguồn chuyên gia và các tổ chức được công nhận, nhưng bạn không nhất thiết phải có bằng cấp hoặc phải là một "chuyên gia" thì mới tạo ra nội dung ở mức E-A-T được.

Ví dụ: các bài đánh giá chi tiết của người dùng, các trải nghiệm được chia sẻ trên những diễn đàn và trải nghiệm cuộc sống chia sẻ trên blog...đều có xếp hạng E-A-T cao.

Google nói rằng "Chúng tôi sẽ đánh giá cao những ‘sự chuyên môn thường ngày’ này và không phạt người/trang page/web chỉ vì họ không có “đào tạo chính quy” hay không được “đào tạo trong lĩnh vực này.”

Vì thế, hãy đảm bảo rằng mình đã giữ tất cả hồ sơ (profile), về các trang, tiểu sử của tác giả, và cập nhật bất kỳ bằng cấp chính thức nào rồi hiển thị những thứ đó lên trang web của bạn.

Tóm lại

“Nội dung chất lượng” có thể đã từng là một thuật ngữ mơ hồ trong SEO, nhưng nhờ Những Hướng Dẫn của Google, giờ đây chúng ta đã có cái nhìn sâu sắc về cách công cụ tìm kiếm này định nghĩa một “nội dung chất lượng”.

Chúng ta hãy nhìn lại một lần nữa bảy yếu tố chính xác định nội dung SEO chất lượng cao:

  • Ý định của người dùng
  • Nội dung chính được viết tốt
  • Nội dung phụ trợ hữu ích
  • Bố trí trang
  • Vị trí đặt quảng cáo
  • Chiều dài nội dung
  • E-A-T
Giờ là đến lượt các bạn đấy! Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn về các Hướng Dẫn của Google trong phần bình luận bên dưới nhé!