Ngày nay, việc sở hữu một trang web là điều hết sức cần thiết và quan trọng để giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Nhưng thiết kế web không phải là việc muốn là có thể làm được, nó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu thật kỹ cũng như các kiến thức mới mang lại hiệu quả tốt nhất cho trang web.
5.Thiết kế và kiểm tra khung trang web
Bước tiếp theo cần thực hiện là hãy kiểm tra lại các chức năng, cấu trúc của trang web để xem khả năng hoạt động của chúng như thế nào. Đây là bước khá quan trọng trong việc chuyển những mô tả thành các trang web cụ thể.
Hãy liên hệ với người quản trị server để xem việc tổ chức tập tin như thế nào, có thể cho họ biết những tập tin mà bạn đang sử dụng nhưng chưa được hỗ trợ trên web.
Để tăng tốc độ truy xuất các trang hãy ghi nhận lại những ảnh thường được dùng trong việc truy xuất để đưa vào cache.
Điều cần làm tiếp theo chính là thử nghiệm web trên server để xem nó hoạt động như thế nào, có đúng với thiết kế hay không.
6.Đưa nội dung vào trong web
Đến bước thứ 6 này bạn đã có thể bắt đầu đưa nội dung vào trong trang web. Hãy sử dụng những nội dung thực sự để đưa vào các khung văn bản và đồ họa để xem chúng ăn khớp với nhau như thế nào. Bạn nên chú ý rằng không có một hình ảnh hay văn bản nào vừa y với thiết kế ban đầu, do đó chúng ta cần hiệu chỉnh để làm cho chúng trở nên phù hợp với nhau.
Để khâu này trở nên nhanh chóng, đơn giản và không mất nhiều thời gian tốt nhất nên tạo mối liên hệ giữa các thành viên trong suốt quá trình thiết kế. Đây là cách tốt nhất để tiết kiệm thời gian chỉnh sửa đồng thời giúp trang web của bạn đẹp hơn.
Bạn nên để các trang hoạt động riêng lẻ sẽ dễ dàng kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chúng.
Làm cho các nhóm trang liên quan nhau hoạt động trơn tru trước khi mở rộng các module ra.
Hãy thay đổi các thiết kế trước đó để chúng hoàn chỉnh hơn bởi nhiều lý do như bạn dự trù sai, công nghệ đã có sự thay đổi…
7.Kiểm tra và đánh giá
Bước cuối cùng không kém phần quan trọng trong khâu thiết kế web chính là kiểm tra lại toàn bộ trang web và đánh giá chúng một cách chi tiết, toàn diện nhất. Khi bạn kiểm tra từng trang lẻ bạn đã có những đánh giá, nhận xét và hiệu chỉnh nó. Nên nhớ rằng, đây là điều hết sức quan trọng quyết định đến chất lượng trang web khi đi vào hoạt động.
Thực hiện kiểm tra hoạt động của các liên kết nội bộ cũng như các nguồn tài nguyên trên web.
Nếu có sử dụng các liên kết ngoại hãy kiểm tra độ chính xác của nó. Nếu trang web của bạn khi đi vào hoạt động nhưng các liên kết ấy lại không tồn tại, chuyển hướng đến một trang web khác sẽ thực sự là một sai lầm lớn.
Sử dụng web trên nhiều trình duyệt khác nhau để xem sự tương thích của nó, có bị lỗi chỗ nào hay không để điều chỉnh lại cho phù hợp.
Bạn cũng nên chạy thử trang ở nhiều tình trạng mức độ truy cập như lượng người truy cập nhiều, tình hình mạng…