Tiết trời ẩm nồm của miền Bắc và mưa nhiều ẩm ướt của miền Nam là nguyên nhân khiến áo thun đồng phục không kịp khô để sử dụng. Tuy nhiên, với 6 cách làm dưới đây, bạn có thể giúp áo thun đồng phục khô nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến chất lượng của áo.
1. Thông gió
Khi phơi áo, bất kể là dưới nắng hay dùng quạt thổi, máy sấy, cũng nên tạo một khoảng trống cần thiết giữa áo với các loại quần áo khác để tạo độ thông gió, thoáng khí, nhờ đó giúp áo mau khô hơn.
2. Phơi ngược
Với những áo thun đồng phục cao cấp sử dụng chất liệu dày dặn, tốt nhất nên phơi ngược áo, nghĩa là phần cổ áo, túi áo và tay áo hướng xuống dưới. Cách này sẽ giúp áo nhanh khô hơn, đồng thời không làm hỏng form áo.
3. Cuộn trong khăn lông khô
Sau khi vắt áo, có thể trải áo lên một chiếc khăn lông khô, to rồi cuộn lại. Sau đó, tiếp tục vắt để khăn lông hút nước từ áo. Cuối cùng, phơi áo như bình thường. Hiệu quả sẽ bất ngờ bởi áo sẽ khô một cách nhanh chóng.
4. Vắt và giũ kỹ áo
Vắt áo mạnh tay, sau đó giũ áo nhiều lần trước khi phơi là cách để giúp áo khử bớt lượng nước thừa, nhờ đó mau khô hơn. Đồng thời, giũ áo kỹ cũng giúp áo không bị nhăn nhúm, nhàu nhĩ sau khi khô, nhất là những áo thun đồng phục được may từ chất liệu vải 100% cotton.
5. Nhúng áo vào nước nóng
Sau khi giặt xả như bình thường, bước cuối cùng, có thể nhúng
ao thun dong phuc vào nước nóng khoảng 50 - 60 độ C rồi vắt, giũ và phơi lên. Dưới tác động của sự bốc hơi nước nóng, thời gian khô sẽ được rút ngắn.
6. Ủi áo trước khi phơi
Nếu có thời gian và chịu khó, bạn có thể ủi cả mặt trong lẫn mặt ngoài của áo thun đồng phục trước khi phơi để giúp áo bay hơi lượng nước thừa. Lưu ý, việc ủi áo ướt nên thận trọng để tránh làm hư áo cũng như các sự cố giật điện, hỏng bàn ủi,…
Với 6 cách làm trên, bạn có thể rút ngắn thời gian làm khô áo, đảm bảo không ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng áo thun đồng phục trong tuần.
Lê Trinh