SEO Onpage giữ vai trò quan trọng nhất trong một chiến dịch SEO. Bởi tất cả những việc làm của SEO Onpage là nhằm giúp website thân thiện với công cụ tìm kiếm. Nếu làm SEO Onpage tốt, bạn có thể kiểm soát 100% kết quả hoạt động của mình. Vậy SEO Onpage bao gồm những thủ thuật gì? Việc làm nào là quan trọng nhất trong SEO Onpage?
1. Content - Yếu tố quan trọng nhất
Dù SEO lĩnh vực gì, sử dụng thủ thuật nào, trong thời gian bao lâu thì content vẫn là yếu tố quan trọng nhất -“content is King”. Bởi chỉ khi nào nội dung trên website hay, thú vị, hữu ích thì khi đó, người dùng mới cảm thấy tin tưởng và thuyết phục. Để tạo được nội dung hấp dẫn và chất lượng, bạn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Duy nhất: Tất cả nội dung trong bài viết, từ chủ đề đến hình ảnh, video,… đều phải là duy nhất, chưa hề có bản sao nào trước đó.
- Đầu tiên: Tất cả những gì đề cập trong bài viết là đầu tiên, chưa có ai nhắc đến, hoặc đã từng được nhắc đến nhưng không rõ ràng, chi tiết.
- Hữu ích: Đây là yêu cầu rất quan trọng bởi nội dung có duy nhất hay đầu tiên chăng nữa mà không đem lại bất cứ giá trị nào cho người dùng thì cũng bằng thừa. Nên nhớ, mục đích cuối cùng của người dùng là để thỏa mãn nhu cầu thông tin, nên nhất thiết phải hữu ích với họ thì mới thuyết phục được họ và làm họ hài lòng.
2. Tiêu đề, mô tả và định dạng bài viết
Kỹ thuật SEO Onpage quy định rất rõ nguyên tắc viết tiêu đề, mô tả. Theo đó, tiêu đề giới hạn trong 70 ký tự và phải chứa từ khóa. Còn mô tả thì khoảng 140 - 160 ký tự và cũng phải chứa từ khóa. Nhưng tại sao lại có quy định này? Là bởi khi thu thập dữ liệu, Google sẽ “quét” thông tin từ những ký tự đầu tiên và xếp chúng theo thứ tự gần nhất với từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm. Điều này nghĩa là nếu ngay từ đầu, bạn viết thuyết phục và sử dụng từ khóa hợp lý thì cơ hội xuất hiện trên kết quả tìm kiếm sẽ nhiều hơn.
Tương tự như thế với phần định dạng. Sẽ chẳng người dùng nào cảm thấy dễ chịu khi phải đọc bài viết suông từ trên xuống dưới mà không có sự phân chia, tách đoạn. Cùng với đó, những từ khóa quan trọng cũng không có gì nổi bật (sử dụng font chữ thường, không được in nghiêng hay bôi đậm) sẽ khiến người dùng vô tình bỏ qua, không tạo được sức hút hay thuyết phục nơi họ.
3. Liên kết nội bộ
Trước khi nghĩ đến việc xây dựng liên kết từ các website khác, bạn phải làm tốt việc đi liên kết nội bộ. Một thiết kế website với cấu trúc khoa học, liên kết nội bộ chặt chẽ luôn khiến Google “thích thú” và đánh giá cao, ưu tiên hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, khi đi liên kết nội bộ, cần lưu ý những điều sau:
- Đặt anchor text trong các bài viết đa dạng và tự nhiên.
- Liên kết nội bộ phải thực sự hữu ích với người dùng.
- Không quá nhiều liên kết nội bộ trong bài viết, khoảng 3 - 5 liên kết là đủ.
- Mỗi một bài viết liên quan ở cuối bài viết cũng được coi là một liên kết nội bộ.
4. Cấu trúc URL
Cấu trúc URL của mỗi trang phải được tối ưu, ít hơn 255 ký tự và ngăn cách giữa các ký tự là dấu gạch ngang (-). Điều này vừa tạo sự dễ chịu cho người dùng, vừa giúp Google dễ dàng thu thập thông tin, biết được trang web chứa nội dung gì để ưu tiên hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
5. Tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang thuộc về trải nghiệm người dùng, nhất là những người dùng lướt web bằng di động. Và Google dựa vào tiêu chí này để xếp hạng website, hiển thị cho người dùng. Bên cạnh đó, tốc độ tải trang chậm cũng là yếu tố khiến tỷ lệ thoát trang cao, bởi người dùng thường không đủ kiên nhẫn để chờ đợi website hiển thị nội dung quá 10 giây. Và tối ưu tốc độ tải trang cũng là một trong những việc làm quan trọng của SEO Onpage để nâng cao hiệu quả chiến dịch.
Lê Trinh