Duy trì thứ hạng từ khóa hay website trên kết quả tìm kiếm chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Ngay cả khi từ khóa hay website của bạn đang nằm ở thứ hạng lý tưởng trong một thời gian dài thì nguy cơ tụt hạng vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy làm thế nào để khôi phục từ khóa, website bị rớt hạng? Hãy cùng “bỏ túi” các việc làm dưới đây.
1. Tăng tốc độ website
Tốc độ truy cập của website ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người dùng, từ đó ảnh hưởng đến SEO, nghĩa là khi tốc độ truy cập chậm, người dùng có xu hướng thoát nhiều hơn, khiến website không nhận được đánh giá cao từ Google, dẫn đến rớt hạng. Để kiểm tra tốc độ của website, bạn có thể sử dụng công cụ Google Page Speed Insight và áp dụng các thủ thuật sau để cải thiện tốc độ:
- Sử dụng hosting chất lượng cao.
- Sử dụng theme có code clear and clean.
- Hạn chế các plugin không cần thiết.
- Cài plugin cache và sử dụng CDN.
2. Cập nhật nội dung liên tục
Google ngày càng thông minh và chú trọng đến người dùng thông qua việc chọn lọc và cung cấp thông tin tốt nhất, giá trị nhất cho người dùng. Vì vậy, nếu website của bạn không thường xuyên cập nhật thông tin tươi mới, bổ ích thì việc rớt hạng trên kết quả tìm kiếm là “không sớm thì muộn”. Tốt nhất, mỗi một ngày nên có một bài viết mới trên website, và đương nhiên, bài viết này phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng một cách tốt nhất.
3. Liên kết link chất lượng
Nhiều người khi thấy ranking bị tụt thì nghĩ ngay đến việc liên kết link đến trang đó mà không biết rằng khi lượng link của một trang tăng lên đột ngột thì khó tránh khỏi sự nghi ngờ của Google. Vì vậy, thay vì liên kết link trực tiếp đến trang thì hãy áp dụng Internal linking và liên kết link đến nhiều trang khác có nội dung liên quan, đồng thời kết hợp với các thủ thuật:
- Liên kết link với blog comment.
- Tổng hợp guide về link building.
- Xóa link xấu, link kém chất lượng.
4. Tăng tỷ lệ Social Share
Bằng cách sử dụng những plugin giúp tăng lượng like, share, G+1 cho website, bạn có thể thu hút người dùng tương tác nhiều hơn, và thông qua đó, chất lượng nội dung như được khẳng định, từ đó, tạo sự chú ý với Google và dễ dàng lấy lại thứ hạng đã mất trên kết quả tìm kiếm.
5. Tối ưu hóa CTR trên Google
Người dùng có thói quen nhập từ khóa mà họ có nhu cầu lên thanh tìm kiếm của Google, vì vậy, tối ưu hóa Meta title + Meta Description là một việc làm tối quan trọng. Khi tối ưu hóa cho các thẻ này, có thể sử dụng những từ, cụm từ như “Làm thế nào, Miễn phí, Thủ thuật, Hướng dẫn,…” một cách ngắn gọn nhưng đủ để thu hút và hấp dẫn người dùng.
Lê Trinh