Nghiên cứu, phân tích, đánh giá độ khó của từ khóa được coi là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất khi SEO web. Để thuận tiện, các SEO-er thường sử dụng công cụ Google Keywords Planner để phân tích và đánh giá độ khó của từ khóa theo 4 tiêu chí sau.
1. Thông qua tỷ lệ chuyển đổi của từ khóa
Mỗi người dùng có một nhu cầu, mục đích khác nhau khi sử dụng từ khóa để tìm kiếm. Chẳng hạn với từ khóa “SEO”, có người muốn tìm dịch vụ SEO, có người muốn học làm SEO, nhưng có người lại muốn biết lợi ích mà SEO mang lại,… Và như vậy, dĩ nhiên những từ khóa như “dịch vụ SEO”, “học SEO”, “lợi ích SEO” sẽ có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn từ khóa “SEO” vì nó liên quan đến hành vi, mục đích, nhu cầu cụ thể của người dùng.
Hay nói cách khác, từ khóa dài sẽ có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn từ khóa ngắn. Và những từ khóa này cũng dễ SEO hơn bởi với những từ khóa ngắn, bạn khó có thể cạnh tranh lại những đối thủ mạnh trong cùng lĩnh vực, ngành nghề.
2. Thông qua lượng search của người dùng
Lấy ví dụ với 2 từ khóa “SEO” và “học SEO”, chúng ta có thể thấy từ khóa “SEO” có lượng tìm kiếm nhiều hơn từ khóa “học SEO”. Lượng tìm kiếm càng nhiều thì mức độ cạnh tranh và độ khó của từ khóa càng cao. Và thường thì từ khóa ngắn sẽ có lượng tìm kiếm cao hơn từ khóa dài, vì chỉ khi nào từ khóa ngắn không thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm thì người dùng mới có xu hướng sử dụng từ khóa dài.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ có sự ngược lại. Chẳng hạn với 2 từ khóa “du lich” va “du lich nha trang” thì từ khóa dài “du lịch nha trang” có lượng tìm kiếm cao hơn bởi người dùng đã xác định rõ mục đích của họ trước khi tìm kiếm. Và giải pháp lúc này là nên căn cứ thêm vào tiêu chí tỷ lệ chuyển đổi như đã nói trên để đưa ra quyết định nên chọn từ khóa nào.
3. Thông qua việc nghiên cứu đối thủ cùng SEO từ khóa đó
Trong SEO web, nghiên cứu đối thủ là việc làm tối quan trọng nhưng lại rất đơn giản. Bạn chỉ cần vào Google rồi gõ từ khóa cần SEO để xem kết quả hiển thị là top những đối thủ nào, và đối thủ đó có mạnh hay không. Chẳng hạn với từ khóa “mua sách online”, kết quả hiển thị top đầu là những website của của Tiki, Vinabook,… Đây là những đối thủ cực mạnh cả về thương hiệu lẫn tài chính, vì vậy, bạn nên cân nhắc khi sử dụng từ khóa này vì rất có thể bạn sẽ không đủ nguồn lực để cạnh tranh lại.
4. Nghiên cứu website hiện có để đánh giá độ khó của từ khóa
Khi đã thực hiện điều số 3, việc tiếp theo bạn cần làm là xem lại hiện trạng website của mình để xác định website có đẹp không, nội dung hay không, tốc độ tải trang nhanh không, lượng truy cập hiện tại cao không,… Nếu có thì việc SEO từ khóa sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn, nếu không thì cần cải thiện, nâng cấp lại website để gia tăng sự thu hút và hấp dẫn người dùng.
Trên đây là 4 tiêu chí đánh giá độ khó của từ khóa, bạn nên cân nhắc để có thể chọn được từ khóa hợp lý, vừa tiết kiệm chi phí làm SEO, vừa đạt thành công nhất định.
Lê Trinh